Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 1286 quản trị rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nghệ an trong quá trình hội nhập quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43)

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Joint stock commercial bank Investment and Development of Vietnam.

Tên gọi tắt: BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 - 1989 mang tên Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 -04/2012 : mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Ngày 23/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 84, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động dưới hình thức ngân hàng thương mại cổ phần và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Hiện nay, BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc triển khai các thoả thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn của đất nước. BIDV đã và đang ngày càng nâng cao uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng “chủ công” này của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Bên cạnh tăng cường các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành.

34

vực chính là Ngân hàng thì còn có các lĩnh vực như: Bảo hiểm; Chứng khoán; Đầu tư tài chính.

Nhân lực: Hiện nay, BIDV có hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Mạng lưới: BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Ngoài ra, BIDV còn có mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước.. .;Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc; Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).

Công nghệ: liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.

Khách hàng BIDV có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB.Đối với cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV.

Thương hiệu BIDV

- BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

- BIDV được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

- BIDV là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

35

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Nghệ An

Cùng với 10 chi nhánh trên toàn miền Bắc, chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Nghệ An được thành lập theo Nghị định số 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957. Trong thời gian từ năm 1957 đến 1994, Ngân hàng kiến thiết Nghệ An bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát thì còn có nhiệm vụ cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước từ năm 1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển sang hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại nhà nước. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 106198 ngày 02/6/1993.

Cùng với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 02/05/2012, BIDV Nghệ An chính thức hoạt động dưới hình thức Ngân hàng TMCP và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nghệ An.

Trụ sở chính : số 216 - Đường Lê Duẩn - TP Vinh - Nghệ An.

Cùng với sự phát triển của BIDV, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nghệ An vinh dự là một trong mười chi nhánh được thành lập cùng năm với Hội sở chính, do đó các bước phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nghệ An cũng giống với BIDV. Từ thực tiễn quá trình cấp phát và kiểm tra đối với sử dụng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi nhánh đã đóng góp tích cực cho Ủy ban Tỉnh lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư phù hợp thực tiễn nhằm sử dụng vốn tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Nhiều công trình, nhà máy được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư như: nhà máy xi măng Hoàng Mai, thủy điện Bản Vẽ, đường tránh Vinh,... Với những đóng góp trên, năm 1977 chi nhánh được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba, Bộ Tài chính tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen. Đồng thời, cùng năm 1977, chi nhánh lại vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Hai.

Trong suốt 55 năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nghệ An đã góp phần tích cực cùng với nhân dân Nghệ An hoàn thành nhiệm vụ lịch sử là bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của BIDV Nghệ An

36

phẩm truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay BIDV Nghệ An còn đưa ra nhiều sản

phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ chính có thể chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Các nghiệp vụ tài sản nợ như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm tích luỹ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, thanh toán ATM, tiền gửi liên ngân hang...

Nhóm 2: Các nghiệp vụ tài sản có như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ hàng xuất, kinh doanh ngoại tệ.

Nhóm 3: Các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ quản lý vốn tập trung, thanh toán xuất nhập khẩu, Internet banking, BSMS banking, BIDV at home, Vntopup, bảo hiểm, chứng khoán, VNPay, ...

Các nghiệp vụ tài sản nợ giúp tạo nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động. Các nghiệp vụ tài sản có và dịch vụ là sản phẩm kinh doanh giúp mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Trong đó, nguồn thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ An

Theo Quyết định Số 680/QĐ-HĐQT ngày 03/09/2008, cơ cấu tổ chức mới của ngân hàng sẽ chuyển đổi theo khuyến nghị của Dự án TA2 từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung và theo chiều dọc.

Là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2, bộ máy tổ chức của BIDV Nghệ An được tổ chức theo mô hình tổ chức của các ngân hàng hiện đại, cụ thể:

Bộ máy tổ chức của BIDV Nghệ An được tổ chức gồm 5 khối: - Khối tác nghiệp: gồm 04 phòng

- Khối quản lý rủi ro: gồm 01 phòng quản lý rủi ro - Khối quan hệ khách hàng: gồm 3 phòng

- Khối trực thuộc: gồm 5 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm - Khối quản lý nội bộ: gồm 4 phòng.

(Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của chi nhánh BIDV Nghệ An có thể tham khảo Phụ lục 2.1 ở cuối bài luận văn)

TT Tên chỉ tiêu 2009 201 0 2011 I Tổng thu nhập hoạt động ròng (1+2+3) 65 .7 109.8 129.1 1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng (11*12) 21 .3 .1 19 20.2 11 Dư nợ tín dụng bình quân 1,611 1,928 2,549

12 NIM cho vay 1.3% 1.0% 0.8%

2 Thu nhập từ hoạt động HĐV (21*22)______________ 28 .2

30

.3 59.3

37

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy tại BIDV Chi nhánh Nghệ An

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - BIDVNghệ An)

38

về Nguồn nhân lực:

- Về số lượng: Tính đến 31/12/2011, tổng số CBCNV-LĐ: 171 người, trong đó có 113 nữ chiếm 66%, 58 nam chiếm 34%.

- về chất lượng: i) Trình độ chuyên môn: Trên đại học 4 đ/c chiếm 2,3%; Đại học và Cao đẳng 154 đ/c chiếm 90,2%; Trung cấp 7 đ/c chiếm 4%; khác 6 đ/c chiếm 3.5%; Có 25 đ/c đang học thạc sỹ và 2 đ/c đang học đại học bằng hai; 2 đ/c đang học hoàn thiện đại học. ii)Trình độ ngoại ngữ: Có 4 đ/c có bằng đại học ngoại ngữ chiếm 2,3% và có 103 đ/c có trình độ C ngoại ngữ chiếm 59,5%, 21 đ/c có trình độ B ngoại ngữ chiếm 12 %; trên 98% CBCNV sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các ứng dụng trong hệ thống giao dịch của BIDV.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2009 -2011

2.1.4.1. Tình hình tài chính (số liệu đến thời điểm 31/12/2011)

Bảng 2.1:Tinh hình tài chính qua các năm của BIDV Nghệ An

21 Huy động vốn bình quân 1,9

23 2,201 2,424 22 NIM huy động vốn 1.5% 1.4% 2.4%

3 Thu nhập ròng khác (không bao gồm thu nợ HTNB) 16 .3 60.45 49.6 II Chi phí hoạt động (9+10)_________________________ 28 .1 41 .4 54.5

9 Chi phí quản lý kinh doanh 27

.5 .7 38 50.2

10 Chi phí khác _____

0.6 _____2.7 4.3

III Chênh lệch thu chi trước DPRR không gồm TNNB (I-II) _________________________._______________ 37 .6 68 .4 74.6 IV Chi phí DPRR__________________________________ 0 2. 40 10.61 V Thu nợ HTNB__________________________________ 1. 80 1. 20 13.25

VI Lợi nhuận trước thuế (gồm thu nợ HTNB): (III-

IV+V) , _______________ ________________________

39 .4

67

.2 83.7

Lợi nhuận trước thuế BQ đầu người 0.2

48 39 0. 0.468 Chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động 0.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ trọng so với khối NHTM ĨÃ% 15% 19%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDVNghệ An)

39

Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng trưởng 57% so với năm 2009, năm 2011 tăng 15% so với năm 2010.

về hiệu quả thì để tạo ra 1 đồng thu nhập ròng từ các hoạt động thì chi phí bỏ ra các năm như sau: năm 2009 là 0.43 đồng, năm 2010 là 0.38 đồng, năm 2011 là 0.42 đồng. Xét về tỷ lệ thì chi phí QLKD bỏ ra năm 2010 có hiệu quả hơn năm 2011, tuy nhiên mức tăng chi phí QLKD năm 201 lại lớn hơn năm 2011.

TT Tên chỉ tiêu TH 2009 TH 2010 TH 2011 Tăng trưởng ______%_________ 11/10 10/09 Tổng dư nợ tín dụng BQ_______ 161 1 8 192 9254 2 32. 7 19. 2 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 181 229 268 16. 26. 3 Tỷ trọng dư nợ so với

khối ɪ NHTM trên địa bàn______

1.0

% % 1.0 %1.0 Cơ cấu tín dụng______________

Theo kỳ hạn__________________ 181

3 6 229 5268 9 16. 6 26. -Dư nợ cho vay ngắn hạn_______ 87 108 142 31. 24. -Dư nợ cho vay trung dài hạn 94 121 126 4.3 28.

Theo đối tượng khách hàng 181 3 229 6 268 5 16. 9 26. 6 - Dư nợ của KH ĐCTC - Dư nợ của KH DN___________ 168 203 238 17. 21. - Dư nợ của KH CN___________ 13 2 8 25 297 1 15. 2 95. Theo ngành nghề_____________ 1,81 2,29 2,68 16. 26. -Xây dựng__________________ ' 691 984. 4 129 7 31. 8 42. 5 - KD bất động sản____________ 38 249. 259. 3.9 -34.8 -Ngành sx và pp điện, khí đốt, 19 42 420 -1.9 116.6

Năm 2011, thu nhập ròng từ huy động vốn chiếm tới 46% tổng thu ròng từ các hoạt động; thu ròng từ hoạt động tín dụng chiếm 15,5%; thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ chiếm 20,7%; còn lại là của các hoạt động khác.

Như vậy, qua số liệu của 3 năm từ 2009 - 2011 ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nghệ An là rất tốt, tăng trưởng bền vững và có nhiều tiềm năng để đạt được kết quả cao hơn vào những năm tới.

2.1.4.2. Tinh hình công tác tín dụng

Hoạt động sử dụng vốn chủ đạo tại Chi nhánh là Tín dụng, thu nhập của hoạt động này chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Kết quả của hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nghệ An qua 3 năm được thể hiện như sau

40

Bảng 2.2: Ket quả hoạt động tín dụng qua các năm của BIDV Nghệ An

-Thương nghiệp, sửa chữa xe

động cơ____________________ 1 17 8 315. 408 2 29. 1 85. - Các ngành khác_____________ 37 31 301 -5.6 -14.3

Theo loại tiền________________ 181 3

229 6

268 5

-Dư nợ cho vay VND__________ 176 211 237 12. 19. -Dư nợ cho vay ngoại tệ_______ ______ 18 311 68. 307.9

~~ 5~6 Tỷ trọng DN nhóm 2/tổng DNThị phần____________________ _______4 9.8 6.11 5.06 6_ 5.63 6.2 10. 1 -6.2

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDVNghệ An) - Đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 đạt 2.685 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm 2010. Dư nợ bình quân 2.549 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với năm 2010.

Trong 3 năm 2009-2011, dư nợ tín dụng cuối kỳ có tốc độ tăng trưởng bình quân là 26,3%, dư nợ tín dụng bình quân tăng trưởng 38,9%-lớn hơn nhiều so với dư nợ cuối kỳ. Năm 2011 so với năm 2010, dư nợ tín dụng bình quân tăng trưởng lớn hơn dư nợ tín dụng cuối kỳ(32,2% so với 16,9%); năm 2010 so với năm 2009 dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng trưởng lớn hơn dư nợ tín dụng bình quân (26,7% so với 19,7%). Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh là vì chi nhánh đã hợp

TT Tên chỉ tiêu TH 2009 TH 2010 TH 2011 Tăng trưởng (%) 11/10 10/09 1 Huy động vốn bình quân 192 3 2201 4 242 1Õ T ŨT 41

tác với một số chi nhánh trong hệ thống cùng cho vay (Sở GD 2-Hưng Yên) và tham gia hợp vốn một số dự án lớn.

So với khối ngân hàng thương mại của hệ thống, dư nợ tín dụng của chi nhánh từ năm 2009-2011 chỉ chiếm tỷ trọng 1,0%. So với năm 2010, năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tương đương tốc độ tăng trưởng của khối NHTM (17%).

Ve thị phần hoạt động: Từ năm 2009 đến 2011, thị phần họat động tín dụng trên địa bàn của chi nhánh đạt: năm 2009 đạt 6%, năm 2010 đạt 5,6%, năm 2011 đạt 6,3%. Nói chung, thị phần tín dụng của chi nhánh trên địa bàn tương đối thấp.

- Đánh giá về cơ cấu tín dụng trong 3 năm 2009-2011:

Một phần của tài liệu 1286 quản trị rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nghệ an trong quá trình hội nhập quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w