Ngân hảng thương mại thực hiện giám sát và kiếm soát rủi ro tín dụng theo các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng như sau:
1.4.3.1. Lập chính sách quản lý tín dụng và xây dựng quy trình tín dụng
a) Lập chính sách quản lý tín dụng
Mục đích của lập chính sách tín dụng:
Thứ nhất, Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Thứ hai, Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng.
Chính sách tín dụng xác định:
+ Các đối tượng có thể vay vốn của Ngân hàng. + Xây dựng chính sách cho từng loại Khách hàng. + Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng + Những ràng buộc về tài chính
+ Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp + Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng
+ Phương thức quản lý danh mục cho vay
+ Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau
Một chính sách tín dụng chặt chẽ, hợp lý sẽ hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng, tăng hiệu quả chất lượng tín dụng. Vì vây, các Ngân hàng hiện nay đã tập trung nghiên cứu và xây dựng được các chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế và tiệm cận đến tiêu chuẩn quốc tế.
b) Xây dựng quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
24
ứng với các bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng - Khả năng sử dụng vốn vay
- Khả năng hoàn trả nợ vay gốc và lãi.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: - Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt - Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
25
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại.
Ve mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Ve mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
- Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.
- Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
1.4.3.2. Nâng cao công tác phân tích và thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là vệc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được ính chất khả thi thật sự của dự án ve kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng.
Khi lập dự án đầu tư, khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đúng thực chát của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả của dự án bị giảm sút đến nổi quyết định không cho vay.
Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Đánh giá được mức độ tin cạy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
Thứ hai, Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
26
một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt
Thẩm định tín dụng là một loạt các hoạt động xem xét, phân tích, đánh giá được xắp xếp theo một trình tự với các tiêu chí được ngân hàng chuẩn hóa. Trong đó, ngân hàng mà cụ thể các cán bộ tín dụng tập trung phân tích tính pháp lý, tính khả thi của phương án và khả năng trả nợ của tín dụng dựa trên các Hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp. Ngoài việc đánh giá trực tiếp hồ sơ vay, việc thu thập thông tin khách hàng vay một cách đầy đủ, kịp thời sẽ giúp công tác thẩm định tín dụng hiệu quả hơn. Các Ngân hàng có thể thu thập thông tin tín dụng qua nhiều kênh khác nhau: phổ biến là phỏng vấn trực tiếp, qua lịch sử tín dụng từ các Ngân hàng khác, thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC); qua các tạp chí, chuyên san liên quan...
1.4.3.3. Công tác kiểm soát nội bộ
Là việc các NHTM tự tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng mình nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách, quy trình được thiết lập. Hiện nay, đa số các Ngân hàng có bộ phận Kiểm soát nội bộ chuyên thực hiện việc thẩm định các hồ sơ tín dụng, xem xét các món đã giải ngân có đúng mục đích sử dụng vốn không và đánh giá các đề nghị tín dụng có đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng đề ra hay không. Việc đề cao công tác kiểm soát nội bộ sẽ hạn chế từ xa các rủi ro tín dụng có thể gặp phải, từ đó kịp thời xử lý và khắc phục các dầu hiệu xẩy ra rủi ro.
Nội dung cơ bản công tác Kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng gồm:
Thứ nhất, Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám đốc tại các phòng và các đơn vị trực thuộc.
Thứ hai, Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh.
Thứ ba, Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.
1.4.3.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Là các hoạt động mà ngân hàng thực hiện nhằm phân loại các khoản nợ vào những nhóm nợ có tính chất giống nhau để dễ dàng quản lý và theo dõi tình trạng
27
rủi ro các khoản nợ. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quy định 493. Theo đó, hàng tháng và hàng quý, các ngân hàng phải tiến hành đánh giá và phân loại các khoản nợ của mình theo các tiêu chuẩn xếp loại nợ của Quy định 493 do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Sau khi tiến hành phân loại nợ, các ngân hàng dựa trên kết quả phân loại nợ để trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng có mục đích giảm thiểu tối đa mức thiệt hại cho Ngân hàng trong trường hợp Khoản vay không thu hồi được và đảm bảo cho Ngân hàng vẫn hoạt động bình thường khi rủi ro tín dụng xảy ra. Cụ thể: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu nhuận giảm. Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ quá lớn thì nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng giảm tất yếu sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải có những khoản dự trữ bù đắp cho các khoản tổn thất có thể xảy ra này hay nói cách khác các NHTM cần phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho chính mình. Có thể nói trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là điều kiện đủ để các NHTM ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
Việc phân loại nợ một cách chính xác, chi tiết đến từng đối tượng khách hàng sẽ giúp Ngân hàng tính toán và xác định mức dự phòng rủi ro cần trích lập. Nếu mức dự phòng rủi ro trích lập quá lớn so với mức độ rủi ro thực tế sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Ngược lại, quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp cho mức rủi ro thực tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng. Đây là một trong những công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng quan trọng nhất và tất cả các Ngân hàng thương mại đều phải chú trọng thực hiện một cách định kỳ.
1.4.3.5. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Xếp hạng tín dụng (XHTD) là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Theo đó, XHTD khách hàng vay vốn là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp hạng, qua đó xác định mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai.
28
Để quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. XHTD nói chung và xếp hạng doanh nghiệp nói riêng đề cập đến cả bốn lĩnh vực của quản trị rủi ro tín dụng. Trước hết, bằng việc cung cấp các thông tin và báo cáo chuẩn mực về rủi ro tín dụng ở cấp độ tổng thể như: danh mục đầu tư tín dụng toàn hàng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa lý, ngành hàng, lĩnh vực kinh tế, loại doanh nghiệp, loại hình tài sản bảo đảm, loại sản phẩm hoặc thậm chí tới từng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét ở từng thời điểm hay kết quả hoạt động của cả một thời kỳ dài... Kết quả XHTD ở mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngược lại. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định.
Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTDNB sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTDNB còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm” để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp.
Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng, thì XHTDNB tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.
Với vai trò quản trị rủi ro tín dụng, XHTDNB giúp thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thông tin. Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với các NHTM chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (loại sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau.) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. XHTDNB vốn đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào để vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị. Điều này sẽ tạo ra động lực để ngân hàng đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tin cần thiết. Do đối tượng áp
29
dụng XHTD gồm: các định chế tài chính; doanh nghiệp SXKD; khách hàng bán lẻ. Việc xếp hạng các khách hàng này đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện, vì vậy, triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, sẽ giúp NHTM dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.