1.2.1. Nợ xấu và hậu quả của nợ xấu với NHTM
1.2.1.1. Khái niệm cơ bản về nợ xấu
Do đặc trưng của hoạt động tín dụng liên quan đến tiền tệ, do đó chắc chắn sẽ xảy ra rủi ro liên quan đến nợ xấu. Nợ xấu chính là các khoản tiền mà NHTM cho KH vay nhưng khi đến kỳ hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do các yếu tố chủ quan từ chính phía KH hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động vào.
Nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các NHTM càng lớn. Bên cạnh đấy, NHTM lại phải trích một khoản chi phí dự phòng rủi ro cho nợ xấu, điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Trên
thế giới có nhiều quan điểm về nợ xấu như:
* Theo quan điểm của NHTM trung ương Châu Âu (ECB)
Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi hoặc có thể không được thu hồi đầy đủ cho NHTM, gồm:
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ, những khoản nợ mà NHTM không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ nợ.
- Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thoả thuận.
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở NHTM không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ NHTM đầy đủ.
- Những khoản nợ mà tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ.
Như vậy, theo quan điểm của NHTM Trung ương Châu Âu ECB, thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: khoản vay không có khả năng được thu hồi, và mặc dù được thu hồi nhưng giá trị thu hồi là không đầy đủ. Quan điểm này được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ của NHTM.
Định nghĩa về nợ xấu đã được Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra như sau:
“Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ ”. Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của KH. Khả năng trả nợ của KH ở đây có thể là toàn bộ số gốc và lãi hoặc một phần gốc và lãi.
* Nợ xấu theo quan điểm của Việt Nam
Theo Khoản 8 Điều 3 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro của NHNN Việt Nam thì: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Trong đó:
- Nợ nhóm 3: thời gian quá hạn từ 90 - 180 ngày.
- Nợ nhóm 4: thời gian quá hạn từ 181 - 360 ngày.
- Nợ nhóm 5: thời gian quá hạn trên 360 ngày.
Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc các NHTM tiếp cận theo yếu tố nào là phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tiến hành phân loại nợ.
Với những quan điểm trên thì quan điểm về nợ xấu phải được tiếp cận dựa vào khả năng trả nợ của KH. Có nghĩa là một khoản cho vay trong hạn nhưng có các dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng trả nợ của khoản vay là đáng nghi ngờ thì cũng có thể coi là một khoản nợ xấu, cần phải xử lý. [19]
1.2.1.2. Phân loại nợ xấu
- Phân loại nợ chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn: nợ xấu có 3 nhóm + Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): thời gian quá hạn từ 90 - 180 ngày.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): thời gian quá hạn từ 181 - 360 ngày.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): thời gian quá hạn trên 360 ngày.
- Phân loại nợ chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ của KH:
+ Nhóm 3: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
+ Nhóm 4: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao + Nhóm 5: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn có khả năng thu hồi, chấp nhận mất vốn.
1.2.1.3. Nguyên nhân hình thành nên nợ xấu
Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan sau đây:
- Thứ nhất, nguyên nhân từ phía KH:
+ KH làm giả giấy tờ như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký xe ô tô, xác nhận thu nhập khống.. .để thực hiện hành vi gian lận trong khi vay vốn NHTM. Khi NHTM không phát hiện ra mà vẫn tiến hành cho vay dẫn tới nợ xấu xảy ra.
+ Tâm lý nhiều KH khi đi vay vốn chỉ muốn trả lãi, hàng tháng còn gốc để cuối kỳ để xoay vòng gốc, vì vậy NHTM sẽ không giám sát được nguồn thu nhập thường xuyên của KH, hết 12 tháng lại đáo hạn, dẫn đến KH không có kế hoạch trả nợ gốc cụ thể mà phụ thuộc vào thời điểm đáo hạn, có thể đến lúc đáo hạn không đủ tiền dẫn đến quá hạn NHTM.
+ KH đứng tên vay vốn nhưng thực tế chuyển vốn cho người khác sử dụng (vay hộ, vay ké). Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì không muốn chịu trách nhiệm đối với khoản vay trên. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai đối tượng nhưng vẫn còn xảy ra phổ biến trong việc cấp tín dụng của NHTM. Hoặc người vay có địa bàn xa điểm giao dịch NHTM, bận rộn kinh doanh, nhờ người khác đi trả nợ gốc, lãi
thay nhưng thực tế những người này lại không nộp tiền cho NHTM, KH không đòi lại được nên cũng ảnh hưởng đến nguồn trả nợ NHTM.
+ Do nhận thức, trình độ còn nhiều hạn chế của KH, thường ỷ lại vào các chương trình hỗ trợ vay ưu đãi của Nhà nước nên cố tình sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn về tài chính không có khả năng trả nợ.
+ Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, chương trình, chính sách, nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra của KH gây ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của cá nhân, tổ chức, DN, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do chính sách kinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi, do biến động xấu của thị trường và giá cả, tất cả điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến nguồn tài chính, làm giảm khả năng trả nợ của KH.
+ Do KH hoặc người thân của KH bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài, ảnh hưởng khả năng lao động, hoạt động SXKD dẫn đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ của KH không đúng như cam kết.
- Thứ hai nguyên nhân từ phía các NHTM:
+ Do thông tin bất cân xứng: Ngoài những thông tin do KH cung cấp, cán bộ tín dụng không có nhiều kênh thông tin khác về KH, mà thông tin do KH cung cấp lại rất khó được kiểm chứng. Dẫn tới tình trạng NHTM không có thông tin đầy đủ về KH, đưa ra những phán quyết tín dụng thiếu căn cứ, dẫn đến khả năng không thu hồi được khoản nợ cao.
+ Sự phối hợp và liên kết thông tin giữa NHTM với các cơ quan chính quyền, cơ quan nhà nước như Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan Thuế, Hải quan, Kiểm toán,... để xác minh những thông tin do KH cung cấp chưa được tốt.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng còn yếu kém như công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng còn sơ sài, CBTD chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính, kinh doanh, phương án sử dụng vốn
vay... của KH dẫn đến việc đưa ra những quyết định thiếu chính xác. Công tác rà soát trong và sau khi cấp tín dụng chưa được chú trọng, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của KH ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu.
- Thứ ba, nguyên nhân từ môi trường kinh tế chính trị như sự biến động bất thường của nền kinh tế, chính trị; môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.
1.2.1.4. Dấu hiệu nhận diện nợ xấu
Trong ngắn hạn, cá nhân cũng như doanh nghiệp thường sẽ trả nợ đúng hạn, tuy nhiên thông qua việc trả nợ cũng như qua tình hình tài chính, quan hệ xã hội của KH vay cũng có một vài biểu hiện đáng báo động cần xem xét. Nhiệm vụ của các NHTM là phải phát hiện ra những dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề, từ đấy đưa ra những biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề bao gồm:
- Nhóm 1: Các biểu hiện liên quan đến mối quan hệ với NHTM
KH có những biểu hiện như sụt giảm về số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán; KH thường xuyên phải tìm kiếm, huy động nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau; KH không thực hiện được việc cắt giảm chi phí trong điều kiện quy mô hoạt động không tăng, khó khăn trong thanh toán lương cho nhân viên (đối với KH tổ chức), khó khăn trong nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh cũng như từ lương (đối với KH cá nhân),
KH thường xuyên yêu cầu tăng hạn mức vay trong điều kiện quy mô kinh doanh không thay đổi, thường xuyên thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi, KH đề nghị NHTM sử dụng các biện pháp đảo nợ. KH sử dụng khoản vốn ngắn hạn phục vụ nhu cầu đầu tư dài hạn; phải huy động các nguồn vốn giá đắt bên ngoài, công nợ phải thu tăng là biểu hiện của khả năng thu hồi vốn chậm, công nợ phải trả giảm một phần là do uy tín kinh doanh giảm, vốn điều lệ sụt giảm trong thời gian liên tục.
- Nhóm 2: Các biểu hiện liên quan đến phương pháp quản lý của KH Đối với KH doanh nghiệp:
KH thường xuyên thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như cán bộ chủ chốt. Đội ngũ kế cận yếu kém, những vị trí quan trọng giao cho cán bộ chưa được đào tạo bài bản hoặc chưa đủ kinh nghiệm thực tiễn. Việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh được thực hiện bởi lãnh đạo ít hay không có kinh nghiệm dẫn đến chiếc lược kinh doanh không có khả năng ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp ít quan tâm đến lợi ích của các cổ đông và chủ nợ, doanh nghiệp thường xuyên xảy ra sự tranh chấp giữa các thành viên trong doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với đối tác, NHTM,.
Đối với KH cá nhân
KH quản lý không tốt hàng tồn kho, công nợ phải thu, phải trả; chưa thực sự nhạy bén trong kinh doanh dẫn đến không thích nghi kịp với sự thay đổi của thị trường; KH chi tiêu chưa hợp lý dẫn đến không cân đối được nguồn thu và nguồn chi gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NHTM,...
- Nhóm 3: Các biểu hiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh
Những cá nhân, DN hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh phát triển quá nóng (ví dụ như bất động sản; kinh doanh chứng khoán, kinh doanh xăng dầu, khí đốt, các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nông thủy hải sản,..) dẫn đến nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do suy thoái, do biến động kinh tế, do biến động chính trị,.
- Nhóm 4: Các biểu hiện liên quan đến vấn đề kỹ thuật và thương mại
Cá nhân, tổ chức, DN gặp khó khăn trong việc nghiên cứu phát triển, phân phối sản phẩm trên thị trường. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không kịp thời hoặc không có khả năng ứng dụng kỹ thuật sản xuất kinh doanh mới. Ngoài ra, khi môi trường kinh doanh thay đổi nhất là sự tác động của các
chính sách tài khóa cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Nhóm 5: Các biểu hiện liên quan đến các thông tin tài chính, kế toán
KH vay không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, kiểm toán,.. .Số liệu trên báo cáo phản ánh không trung thực kết quả kinh doanh của KH, hoặc qua phân tích tình hình tài chính của KH, NHTM nhận thấy các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính dẫn đến năng lực kinh doanh của KH giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho NHTM.[12] [13]
1.2.1.5. Ảnh hưởng của nợ xấu
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả lĩnh vực kinh doanh đều tiềm ẩn rủi ro, tuy nhiên kinh doanh tiền tệ là một trong những lĩnh vực nhiều rủi do nhất bởi NHTM cũng như cán bộ NHTM khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của người vay, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp dẫn đến NHTM chưa kiểm soát được nguồn vốn cho KH vay. Nợ xấu gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng. Cụ thể:
* Ảnh hưởng của nợ xấu tới hoạt động kinh tế xã hội nói chung
Thông qua đặc trưng của NHTM có thể thấy NHTM là kênh thu hút và cung cấp tiền cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do đó tất cả rủi ro trong hoạt động của hệ thống NHTM đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Giữa nợ xấu với tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều, theo chu kỳ kinh tế và có độ trễ nhất định. Khi nền kinh kế tăng trưởng chậm hoặc rơi vào suy thoái nợ xấu sẽ tăng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có điều kiện gia tăng nguồn thu nhập, tăng vốn, do đó sẽ tăng khả năng thanh toán gốc và lãi vay, NHTM sẽ thu được các khoản nợ theo đúng thời gian đã cam kết, từ đó giảm thiểu nợ xấu. Hệ thống NHTM khi kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu ở mức
thấp sẽ hạn chế rủi ro và làm tốt vai trò kênh truyền dẫn vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Ảnh hưởng của nợ xấu tới hoạt động của các NHTM
RRTD sẽ gây thiệt hại cho NHTM, khi NHTM xảy ra RRTD, ngân hàng bị mất cơ hội nhận được thu nhập tiền gốc và lãi, tổn thất trực tiếp đến vốn và lợi nhuận của NHTM. Dòng vốn để cấp tín dụng của các NHTM chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của KH, vì vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều NHTM phải sử dụng các nguồn vốn tự có của mình để bù đắp các thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM.
Bên cạnh đấy, tỷ lệ nợ xấu cao làm uy tín, tiềm lực tài chính của NHTM suy giảm, NHTM sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn. Tỷ lệ nợ xấu cao, NHTM sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản, hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ rất khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng phá sản và đe dọa sự