Một nguồn tài chính quan trọng để xử lý nợ xấu chính là Quỹ dự phòng rủi ro do CN trích lập. Định kỳ CN phải phân loại dư nợ cho vay và trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ mà NHNN qui định. Số tiền trích quỹ được lấy ra từ lợi nhuận và tính vào chi phí của chi nhánh, CN sử dụng quỹ này trong trường hợp phải bù đắp vốn vay hoặc TSĐB không xử lý được.
BIDV nói chung và BIDV CN Thanh Hóa nói riêng cần phải tuân thủ đúng tỷ lệ trích lập, thời điểm trích lập hợp lý, kịp thời. Sử dụng quỹ dự phòng nên ưu tiên cho các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi và những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp. Nên xác định khoảng thời gian tối đa từ khi bắt đầu xử lý bằng các phương pháp thu hồi nợ đến khi phải sử dụng quỹ này. Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng hợp lý, khoa học vừa đảm bảo an
toàn tín dụng, vừa tránh lãng phí nguồn tài chính của CN. Đây là giải pháp giúp BIDV CN Thanh Hóa nhanh chóng bù đắp tổn thất. Đồng thời, BIDV CN Thanh Hóa căn cứ vào các quy định tài chính của hệ thống BIDV để xây xác định chi phí tiền lương, tiền thưởng hợp lý hơn nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng, tăng khả năng tài chính nội tại của CN. (Tại BIDV, tùy theo mức lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người, các chi nhánh sẽ được xếp vào các mức lương kinh doanh khác nhau; chi nhánh nên tận dụng cơ chế này để xác định mức được lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người mục tiêu, từ đấy chủ động hơn trong công tác trích lập dự phòng rủi ro)