Thực trạng nợxấu vàcông tác quản lý nợxấu tại BIDVCN

Một phần của tài liệu 1193 quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71)

2.2.1.1. Quy mô và tỷ lệ nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa

Dư nợ cho vay tại BIDV CN Thanh Hóa tăng liên tục trong giai đoạn 2017-2019, từ mức 4,633 tỷ đồng năm 2017 lên mức 5,657 tỷ đồng năm 2019. Tuy nhiên, giai đoạn 2017- 2019 chứng kiến một số khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, một số KH gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, làm nợ xấu tăng lên trong giai đoạn này.

Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa giai đoạn

nhánh

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống BIDV

nợ xấu năm 2019 là 141.4 tỷ đồng, tăng 29.72% so với năm 2018. Dư nợ xấu của chi nhánh năm 2018 và 2019 tăng cao một phần là do các khoản vay theo Nghị định 67 của Chính phủ về việc cho vay đóng mới, sửa chữa tàu cá (Tổng dư nợ xấu các khoản cho vay theo Nghị định 67 của Chi nhánh là 100.12 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70.2% dư nợ xấu của Chi nhánh)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I- Do nguyên nhân chủ quan 0,82 0,4 0,5

Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 1,11% 0,38% 0,35%

II- Do nguyên nhân khách

quan 67,06 105,2 137,2 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 90,46% 96,5% 97% 1- Do nguyên nhân bất khả kháng, cơ chế chính sách______________ 2,7 3,9 4,2

+ Do thiên tai hỏa hoạn 2,7 3,9 4,2

2- Do Doanh nghiệp, KH vay

vốn 64,36 101,3 133

+ Do kinh doanh thua lỗ 52,76 93,7 125,7

+ Sử dụng vốn sai mục đích 5,4 2,7 2,9

+ KH vay cố ý lừa đảo 0 0 0

+ Do KH bị phá sản 6,2 4,9 5,4

Biểu đồ 2.4: Dư nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa giai đoạn 2017-2019 (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2017, 2019 của BIDV CN Thanh Hóa)

Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu tăng 0.5% đạt 1.6%; cao hơn mức bình quân chung của hệ thống (1.27%). Năm 2019, tỷ lệ nợ xấu tăng 0.56% ở mức 2.16%, nếu loại trừ dư nợ xấu cho vay Nghị định 67 thì tỷ lệ nợ xấu còn 0.19%, (mức bình quân chung của hệ thống 1.6%).

Như vậy, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa tăng cao trong giai đoạn 2017-2019 và cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống BIDV (vào năm 2017 và năm 2019).

Biểu đồ 2.5: So sánh tỷ lệ nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa so với hệ thống BIDV giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDV CN Thanh Hóa)

2.2.1.2. Phân loại nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa

a. Nợ xấu phân theo nguyên nhân

Theo phân tích tại Chương I đề tài này, nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Xác định được nguyên nhân gây ra nợ xấu sẽ giúp Chi nhánh tháo gỡ dần khó khăn và hạn chế tối đa thất thoát vốn do nợ xấu.

Để xem xét nguyên nhân gây ra nợ xấu đối với BIDV CN Thanh Hóa ta theo dõi qua bảng số liệu chi tiết sau:

Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa theo nguyên nhân gây ra (ĐVT: tỷ đồng)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1- Nợ quá hạn đến 180 ngày 536.7 49.41% 60.36 55.37% 80.4 56.86% 2- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày 17.2 8 22.89% 15.1 13.85 18.3 12.94% 3- Nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên 20.1 0 27.70% 33.54 30.78% 42.7 30.2% Tổng nợ xấu 74,1 3 100% 109 100% 141,4 100%

Qua số liệu tại bảng trên ta thấy rằng nợ xấu phát sinh tại CN BIDV Thanh Hóa trong giai đoạn 2017-2019 chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Cán bộ quản lý tín dụng tại CN hầu hết đều thực hiện theo đúng quy trình nghiệp

vụ của hệ thống ban hành. Năm 2017 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 67.06 tỷ đồng chiếm 90.46 % tỷ trọng tổng nợ xấu, năm 2018 nợ xấu do nguyên

nhân khách quan là 105.2 tỷ đồng chiếm 96.5% và năm 2019 là 137.2 tỷ đồng, chiếm 97% tổng nợ xấu.

Nợ xấu theo nguyên nhân khách quan giai đoạn 2017-2019 bao gồm các nguyên nhân bất khả kháng cụ thể là do thiên tai hỏa hoạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn. Tỷ trọng nợ xấu chủ yếu là do KH vay vốn làm ăn thua lỗ, bị phá sản, sử dụng vốn sai mục đích hay do KH cố ý lừa đảo,...

Biểu đồ 2.6: Phân loại nợ xấu theo nguyên nhân

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDV CN Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.6.1: Phân loại nợ xẩu theo nguyên nhân khách quan

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDV CN Thanh Hóa)

b. Nợ xấu phân theo thời gian quá hạn

Bảng 2.5: Phân loại nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa theo thời gian (ĐVT: tỷ đồng)

1- Nợ xấu cho vay ngắn hạn_________

19.96 26.92% 26.09 23.94% 30.7 21.7% 2- Nợ xấu

cho vay trung dài hạn______

54.17 73.08% 82.91 76.06% 110.7 78.3%

Tổng nợ xấu 74.13 100% 109 100% 141.4 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDVCN Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.7: Phân loại nợ xấu theo thời gian quá hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDV CN Thanh Hóa)

Qua số liệu ở Bảng 2.5 ta thấy: Năm 2017 nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên là 20,6 tỷ đồng chiếm 27,7% tổng nợ xấu. Năm 2018 là 33,54 tỷ đồng chiếm 30,78% tổng nợ xấu. Năm 2019 là 42,7 tỷ đồng chiếm 30,2% tổng nợ xấu. Như vậy nợ xấu khó đòi có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2017 đến năm 2019.

c. Nợ xấu phân theo thời hạn cho vay

Bảng 2.6: Phân loại nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa theo thời hạn cho vay (ĐVT: tỷ đồng)

1- Nợ xấu cho vay kinh tế nhà nước

0 0% 0 0% 0 0%

2- Nợ xấu cho vay kinh tế ngoài quốc doanh

74.13 100% 109 100% 141.4 100%

Tổng nợ xấu 74.13 100% 109 100% 141.4 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDV CN Thanh Hóa)

Qua Bảng 2.6 ta thấy, năm 2017 nợ xấu cho vay ngắn hạn là 19,96 tỷ đồng, chiếm 26,92% tỷ trọng trong tổng nợ xấu, nợ xấu cho vay trung và dài hạn chiếm 73,08% tỷ trọng trong tổng nợ xấu. Năm 2018 nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm 23,94 % và năm 2019 tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn là 21,7% trong tổng nợ xấu. Như vậy tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn giảm dần và tỷ trọng nợ xấu cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm.

Biểu đồ 2.8: Phân loại nợ xấu theo thời gian cho vay

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDV CN Thanh Hóa)

d. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7: Phân loại nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa theo thành phần kinh tế (ĐVT: tỷ đồng)

tiền trọng (%) tiền (%) tiền (%) 1. Tổng giá trị tài sản 86.92 100% 122.6 100% 150.7 100% - Tài sản bảo đảm là bất động sản 34.25 39.4% 26.36 21.5% 52.7 35% - Tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa 50.38 58% 91.95 75% 93 61.7% -Tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá 2.29 2.6% 4.29 3.5% 5 3.3 % 2. Tổng nợ xấu 74.13 - 109 - 141.4 - 3. Tỷ lệ tổng TSĐB/Dư nợ xấu 117,25% - 112,48% - 106,6% -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, 2018, 2019 của BIDVCN Thanh Hóa)

Từ số liệu Bảng 2.7, ta thấy nợ xấu trong giai đoạn 2017-2019 tại BIDV CN Thanh Hóa chỉ phát sinh ở KH khối thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, không phát sinh trong hoạt động cho vay kinh tế Nhà nước.

e. Nợ xấu phân theo TSĐB

Bảng 2.8: Phân loại nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa theo TSĐB (ĐVT: tỷ đồng)

TSĐB cho các khoản nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tồn kho, giấy tờ có giá... Trong đó TSĐB là phương tiên vận tải, tàu thuyền, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa có giá trị lớn (93 tỷ đồng) chiếm tỷ lệ lớn 61.7% giá trị TSĐB (tỷ trọng năm 2017 và 2018 lần lượt là 58% và 75%). Đối với các TSĐB là phương

tiện vận tải, tàu thuyền, hàng tồn kho, máy móc thiết bị, các loại tài sản này khấu hao nhanh, trong thời gian BIDV CN Thanh Hóa tiến hành các thủ tục khởi kiện, thi hành án, bán đấu giá tài sản... KH vẫn tiếp tục khai thác các tài sản này dẫn đến khi kê biên, định giá tài sản, giá trị tài sản còn lại sẽ rất thấp, gây thiệt hại cho Chi nhánh. Tài sản là bất động sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có giá trị 52.7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ lớn 35% giá trị TSĐB, chủ yếu là nhà xưởng sản xuất và công trình kiến trúc trên đất. Các TSĐB này cũng rất khó chuyển nhượng vì tính pháp lý và việc tìm kiếm người mua phù hợp mất thời gian và tốn công sức, nguồn lực. [1], [6], [7]

2.2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa

BIDV CN Thanh Hóa tuân thủ theo quy trình quản lý nợ xấu chung của hệ thống BIDV gồm 4 bước: Nhận diện nợ xấu, Đo lường và phân loại nợ xấu, Ngăn ngừa nợ xấu và Xử lý nợ xấu.

* Nhận biết nợ xấu

Hội đồng quản trị và Ban Điều hành BIDV đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng. Ban lãnh đạo BIDV CN Thanh Hóa đã quán triệt về việc sử dụng các văn bản của NHNN, BIDV hội sở đối với các cấp tín dụng đối với từng đối tượng KH, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định KH, góp phần hỗ trợ CBQLKH trong công tác tiếp cận, thẩm định KH và nhận biết nợ xấu. Từ đó, có thể nhận biết được những rủi ro, dấu hiệu nợ xấu đối với từng khoản tín dụng

* Đo lường và phân loại nợ xấu

BIDV CN Thanh Hóa áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của hệ thống BIDV, đồng thời sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng nội bộ là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá KH.

Điểm xếp hạng là căn cứ để phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với KH. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với TSĐB đối với mỗi KH cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của KH đó.

Bên cạnh đấy, việc sử dụng các tiêu chí định tính và định lượng để phân loại nợ xấu cũng được Ban lãnh đạo chi nhánh quán triệt đến tất cả cán bộ QLKH tại chi nhánh, đảm bảo phân loại và đo lường khoản nợ xấu, tránh tình trạng đánh giá theo chủ quan của cán bộ QLKH.

Hàng tháng, bộ phận Quản lý rủi ro tại chi nhánh sẽ thông báo kết quả CIC của khách hàng tại BIDV cũng như tại các tổ chức tín dụng khác để từ đấy CBQLKH nắm được tình hình trả nợ của khách hàng, đồng thời có những biện pháp ứng xử phù hợp, Trong thực tế, rất nhiều khách hàng tại BIDV bị kéo nhóm CIC tại các ngân hàng khác do chậm trễ hoặc trì hoãn trong việc trả nợ, tuy nhiên CBQLKH phải tìm hiểu được nguyên nhân khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ, một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến khách hàng bị kéo nhóm là do việc mua bán hàng trả góp tại các tổ chức tài chính khác.

Sau khi đo lường được rủi ro, việc đầu tiên CBQLKH tại chi nhánh phải báo cáo lại cho lãnh đạo phòng trực tiếp phụ trách, đồng thời thông qua bộ phận quản lý rủi ro để thông tin lại cho Ban lãnh đạo chi nhánh để có những chỉ đạo kịp thời. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo sự vụ, Ban lãnh đạo BIDV CN Thanh Hóa tổ chức họp với toàn thể các Phòng kinh doanh trực tiếp để tiến hành phân loại các khoản nợ và phân loại nợ xấu, để từ đó có những giải pháp xử lý phù hợp.

* Ngăn ngừa nợ xấu

BIDV CN Thanh Hóa đã xây dựng môi trường quản lý RRTD thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh. Đồng thời, cùng với toàn hội sở, BIDV CN Thanh Hóa cũng triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản

lý RRTD tập trung theo Hiệp ước Basel II. Từ năm 2019, quy trình tín dụng của BIDV Thanh Hóa có sự thay đổi cơ bản, đó là tách rời bộ phận thẩm định tín dụng với bộ phận phán quyết tín dụng. Tất cả các khoản cấp tín dụng đều phải được thông qua một bộ phận độc lập là bộ phận thẩm định tín dụng. Cán bộ phụ trách thẩm định tín dụng phải là cán bộ có kinh nghiệm và năng lực. Thông thường, đối với các món vay thuộc thẩm quyền của Phó giám đốc phụ trách, cán bộ phụ trách thẩm định tại các phòng KH và phòng giao dịch trực thuộc sẽ được một lãnh đạo phòng đảm nhiệm; các món vay thuộc thẩm quyền của Giám đốc hoặc Hội đồng quản lý tín dụng sẽ do cán bộ lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro đảm nhiệm. [7]

BIDV CN Thanh Hóa đã thành lập và phát huy vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tại trụ sở chính, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Phòng quản lý rủi ro và thực hiện tham mưu, giúp việc Ban lãnh đạo về công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tồn tại trong mọi hoạt động nghiệp vụ của các phòng, ban. Tại các phòng giao dịch sẽ phân công một cán bộ thực hiện kiểm soát lại toàn bộ các giao dịch trong ngày của phòng nhằm hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến tác nghiệp, rủi ro liên quan đến đạo đức cán bộ.

Thực hiện theo quy định của BIDV, định kỳ BIDV CN Thanh Hóa đều tổ chức các đợt kiểm tra tín dụng; TSĐB. Thành viên của tổ kiểm tra làm việc độc lập và theo nguyên tắc kiểm tra chéo giữa các bộ phận, phòng ban.

Thực tế cho thấy, kết quả của việc kiểm tra trong thời gian qua khá hiệu quả, bộ phận kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm của cán bộ các phòng liên quan, các vi phạm có khả năng mất vốn, các rủi ro tiềm ẩn, để từ đó có biện pháp cảnh báo và xử lý tín dụng kịp thời để hạn chế RRTD, hạn chế nợ xấu.

* Xử lý nợ xấu

Thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng là một trong những tiêu chí để Hội sở chính BIDV thực hiện đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của BIDV CN Thanh Hóa trong từng thời kỳ. Để thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng của nợ xấu, tận thu tối đa gốc và lãi phát sinh do nợ xấu, Ban Giám đốc BIDV CN Thanh Hóa trực tiếp chỉ đạo và theo dõi sát diễn biến của từng KH dư nợ xấu để có các biện pháp cứng rắn nhằm thu hồi triệt để các khoản nợ có TSBĐ có khả năng phát mại như: Khởi kiện ra tòa, phát mại TSBĐ, thu giữ TSBĐ, tạo điều kiện KH chủ động bán TSBĐ trả nợ ngân hàng. Kiên quyết chuyển nhóm nợ đúng với tuổi nợ của khoản vay, từ đó không chỉ lãnh đạo các phòng QLKH/PGD mà bản thân mỗi cán bộ QLKH đều tích cực đôn đốc KH trả nợ đúng hạn, nhất là các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro. Công tác quản lý, xử lý nợ xấu tại CN đã thành nề nếp và đảm bảo tính công khai minh bạch đúng theo quy định hiện hành của BIDV. [8], [9]

Số liệu xử lý nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa được thể hiện đầy đủ hơn tại mục Kết quả thu hồi nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa.

2.2.2.1. Kết quả thu hồi nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa

Trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy, hội sở BIDV đã rà soát, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cho BIDV CN Thanh Hóa. BIDV CN Thanh Hóa đã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, tiến hành thành lập tổ xử lý nợ xấu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ bám sát các KH, thường xuyên kiểm tra tình hình SXKD, tình hình tài chính để đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ vay, tích cực áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để xử lý, thu hồi nợ. Với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên, nhân viên trong CN đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để xử lý, thu hồi nợ xấu, một số khoản nợ quá hạn kéo dài đã được xử lý dứt điểm.

Bảng 2.9: Kết quả thu hồi nợ xấu của BIDV CN Thanh Hóa giai đoạn 2017-2019 (ĐVT: tỷ đồng)

Số nợ xấu đã thu hồi 12.245 12.81 3.4 Tỷ lệ nợ xấu đã thu hồi so với kế

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ

Một phần của tài liệu 1193 quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w