Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN

Một phần của tài liệu 1193 quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 109)

Thứ nhất, Chính Phủ, NHNN và các bộ ngành có liên quan cần tăng cường nguồn lực cho VAMC về cả vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý TSĐB, khoản nợ, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ của VAMC cũng như các NHTM. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý nợ xấu, Chính phủ và Nhà nước còn đóng vai trò tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt. VAMC phải có định hướng và quyền lực rõ ràng. Quyền lực của VAMC cần được giao cụ thể với nguồn ngân sách

nhất định gắn với một thời hạn cụ thể. VAMC ra đời với sứ mệnh là giúp xử lý các khoản nợ xấu đang tồn đọng ở mức lớn trong hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, phải hiểu chính xác VAMC là công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính quốc gia. Có nghĩa là sứ mệnh VAMC không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính mà còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể. Thực tế cho thấy, việc VAMC hoạt động hiệu quả giúp ích rất nhiều trong công tác xử lý nợ xấu của các NHTM, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các NHTM, đồng thời, hướng tới vai trò trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu của hệ thống NHTM. Bên cạnh đấy, để VAMC hoạt động hiệu quả, cần phải xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch. Quy trình xử lý nợ xấu của VAMC gồm hai khâu chính quan trọng là khâu thu mua nợ xấu và khâu xử lý nợ xấu đã thu mua. Định giá chính xác các khoản nợ xấu sẽ giúp VAMC thực hiện tốt khâu còn lại trong nghiệp vụ của mình.

Thứ hai, tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường hoạt động, phù hợp cho các tổ chức định mức tín nhiệm ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Với vai trò là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập và chuyên nghiệp, nó sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho các NHTM trong việc cung cấp các thông tin khách quan, chính xác để đánh giá và xếp hạng DN.

Thứ ba, cho phép các tổ chức nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam. Việc mua bán nợ xấu NHTM ở Việt Nam hiện nay diễn ra rất khó khăn, phức tạp, kéo dài thậm chí từ hai đến ba năm. Cho phép các tổ chức nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ xấu sẽ là giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển nhanh nhất.

vay, theo hướng tăng quyền tự chủ cho các NHTM cũng như rút ngắn thời gian xử lý tài sản. Cho phép các NHTM được chủ động hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với TSĐB nhất là bất động sản, nhằm tạo thuận lợi cho NHTM trong việc phát mại, khai thác và sử dụng TSĐB.

Thứ năm, liên quan đến công tác quản lý nợ xấu phát sinh theo các chương trình cho vay hỗ trợ phát triển của Chính phủ (như Nghị định 67 về hỗ trợ phát triển hải sản), Chính phủ cần phải sát sao đốc thúc các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các Ngân hàng để có chương trình thu hồi và quản lý nợ xấu, tránh để phát sinh thêm nợ xấu mới.

Một phần của tài liệu 1193 quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w