Kiến nghị đối với hệ thống BIDV

Một phần của tài liệu 1193 quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 114)

Thứ nhất, BIDV cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng. BIDV nên tách bạch hơn nữa khâu đề xuất, thẩm định, phê duyệt và giải ngân. Hiện tại theo quy trình tín dụng đang áp dụng tại BIDV từ 01/01/2019, mặc dù đã bổ sung chức năng cho phòng QLRR, về việc thẩm định rủi ro trong việc cấp tín dụng và tái thẩm định đối với tài sản bảo đảm, tách rời khâu giải ngân ra khỏi khâu đề xuất và phán quyết tín dụng. Tuy nhiên đầu mối chính trong phê duyệt, cho vay đối với KH vẫn nằm ở trong phòng QHKH và bộ phận Phòng giao dịch. Ngoài những khoản vay theo thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh và Hội đồng tín dụng việc thẩm định tín dụng sẽ do Phòng Quản lý rủi ro thực hiện, các khoản vay còn lại cán bộ thẩm định tín dụng là cán bộ của phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch có khoản vay. Ngoài ra, cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quản lý KH, QLRR và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm, sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu RRTD được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời, cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận.

lý KH tại BIDV hiện nay đang phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc, có thể dẫn đến làm việc không hiệu quả.

Thứ ba, tiếp tục đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin hiện đại: Củng cố và phát triển nền tảng công nghệ, khai thác các tiện ích, nhằm thực hiện chiến lược đa dạng các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Đầu tư theo chiều sâu vào hệ thống thiết bị như mạng nội bộ, các phần mềm tin học, đặc biệt các phần mềm xử lý hỗ trợ tác nghiệp, các phần mềm hỗ trợ công tác khai thác báo cáo, dữ liệu. Song song với việc đầu tư công nghệ, đòi hỏi BIDV phải thường xuyên tập huấn cho các CBQLKH, để có khả năng sử dụng các công nghệ mới của ngân hàng.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin: Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo toàn bộ thông tin có thể được cung cấp và khai thác ngay lập tức khi có yêu cầu của bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như các CBQLKH. Nghiên cứu và triển khai hệ thống báo cáo thẩm định, báo cáo định giá lại giá trị tài sản tập trung dựa trên khung giá đất, khung giá xây dựng của Nhà nước, thực hiện được công việc này sẽ giảm thiểu thời gian tác nghiệp của CBQLKH cũng như việc định giá dựa trên quan điểm chủ quan của CB, dẫn đến những RRTD không đáng có. Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với KH, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC). Thay đổi cơ chế uỷ thác trong thu hồi nợ, giữa BAMC với các CN trong hệ thống, theo hướng tăng cường sự ràng buộc trách nhiệm giữa CN và BAMC, để nâng sự phối hợp giữa các bên, trong quá trình thu hồi nợ vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày định hướng phát triển của BIDV CN Thanh Hóa trong thời thời gian tới, trong đó chú trọng đến phát triển hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu phát sinh.

Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa trong thời gian tới như: rà soát lại các khoản nợ, tăng cường các biện pháp thanh lý nợ, xử lý dứt điểm nợ, thu hồi nợ xấu bằng hình thức khởi kiện...: đưa ra một số giải pháp hỗ trợ công tác thu hồi nợ xấu như tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin trong NHTM, nâng cao trình độ, năng lực thẩm định của nhân viên NHTM.

KẾT LUẬN

Nợ xấu đang là một trong những thách thức lớn đối với các NHTM ở Việt Nam hiện nay, gây ra nhiều hậu quả đối với nền kinh tế và hệ thống các NHTM. Đối với nền kinh tế, nợ xấu làm gia tăng sức ép lên tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mối nguy lớn nhất là nếu nợ xấu với dòng tín dụng lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống tài chính NHTM và toàn bộ nền kinh tế.

Đối với hệ thống các NHTM, nợ xấu khiến các NHTM sử dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của NHTM. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các NHTM bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình. Chính vì vậy, các NHTM cần phải chú trọng việc quản lý và xử lý nợ xấu.

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu và các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu của NHTM. Đồng thời, thông qua đó, đánh giá được thực trạng nợ xấu, thực trạng thu hồi nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại BIDV CN Thanh Hóa. Quản lý và xử lý nợ xấu vẫn sẽ là vấn đề khó và cần được các NHTM chú trọng hơn trong thời gian tới. Hy vọng với những đề xuất trong luận văn sẽ giúp BIDV CN Thanh Hóa có những bước phát triển trong tương lai.

2. BIDV (2016), Quyết định số 1928/QĐ-BIDV ngày 21/6/2016 về việc Quy chế giảm, miễn lãi và phí đối với khách hàng.

3. BIDV (2017), Công văn số 7450/TTXLNX ngày 30/08/2017về việc xây dựng lộ trình hồi nợ đối với các khoản nợ trình XLRR.

4. BIDV (2017), Công văn số 7228/BIDV-PC ngày 24/08/2017 về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến nợ xấu.

5. BIDV (BIDV 2018), Quyết định số 233/QĐ-BIDV ngày 27/4/2018 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh.

6. BIDV (2019), Quy định số 7460/QyĐ-BIDV ngày 30/11/2018 về Quy chế kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro hoạt động.

7. BIDV (2018), Quy định số 8145/QyĐ-BIDV ngày 28/12/2019 về cấp tín dụng bán lẻ.

8. BIDV (2017), Công văn số 9546/BIDV-QLTD ngày 25/12/2017 và văn bản sửa đổi số 7946/BIDV-QLTD ngày 24/12/2018 về Hướng dẫn triển khai Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ

9. BIDV (2019), Quy định số 5121/CV-BIDV ngày 7/10/2019 về Rà soát, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro.

10. BIDV (2019), Quy định số 2462/QyĐ - BIDV ngày 24/5/2019 về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức.

11. Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC.

12. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng NHTM, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thanh Hải, Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập , Luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Ngoại thương, 2015.

16. Trần Thị Tuyết Loan (2013), Phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế và QTKD, Đại học Thái Nguyên.

17. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị NHTM, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

18. NHTM Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý NHTM trong hoạt động NHTM của tổ chức tín dụng

19. NHTM Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, CN NHNg; Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

20. Đỗ Văn Phong, Nâng cao chất lượng quản trị NHTM tại NHTM cổ phần Quân đội, Luận văn Thạc sỹ Tài chính NHTM, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN, 2012.

21. Peter S.Rose (2001), Quản trị NHTM - Commercial bank management (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

22. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

23. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

24. Đỗ Doãn Thi, Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM Nông nghiệp 01/3/2012 về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 -2015”.

26. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về việc phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập VAMC”.

27. T rang web của BIDV: https: //www.bidv.com.vn/

28. Trang web của NHNN: https://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu 1193 quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w