Phân tích tình hình HĐKD của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 1242 quản trị rủi ro thanh khoản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52)

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu cơ bản về HĐKD 2006-2010

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD VBA năm 2006-2010)

Các số liệu trên cho thấy:

Trong 5 năm qua, HĐKD của VBA có kết quả khá ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là 20,85%.

Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân là 21,71%, Năm 2006, dư nợ tín dụng là 181.252 tỷ đồng thì đến năm 2010, dư nợ tín dụng là 414.755 tỷ đồng, tăng 17,10% so với năm 2009 và tăng gấp 2,29 lần so với năm 2006. tỷ lệ dư nợ so với tổng nguồn vốn 87,3%.

Từ năm 2006 đến năm 2010, NH kinh doanh đều có lãi. Tiền lương cho cán bộ nhân viên được đảm bảo và ngày càng được cải thiện.

Có thể nói, VBA đã có bước phát triển vượt bậc, từ một NH yếu kém nhất trong các NHTM Nhà nước đã trở thành một NH có vốn, có thị phần lớn nhất và HĐKD đạt hiệu quả.

NHNo trở thành một NH giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.

kinh tế, tạo ra hàng chục triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, chuyển đổi mạnh mẽ KV nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hoá.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của NH luôn ở mức cao trong hệ thống các NHTM.

Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với hoạt động NH. Có thể nói những khó khăn thử thách này là khó khăn thử thách lớn nhất, gay go nhất trong 20 năm đổi mới của ngành NH.

Sáu tháng đầu năm 2008, chúng ta đã từng chứng kiến tốc độ lạm phát tăng cao dần qua từng tháng, cuộc đua lãi suất của các NHTM tưởng chừng không có điểm dừng, khả năng thanh khoản của nhiều NHTM ở trong trạng thái chấp chới, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ở tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn thì NH vẫn duy trì nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 2010 thấp nhất trong toàn giai đoạn do những tháng cuối năm 2010 chịu ảnh hưởng sự biến động lớn của thị trường vốn và lãi suất huy động, tỷ giá vàng, ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi lãi suất của NHNo bị khống chế bởi lãi suất huy động đồng thuận với Hiệp hội và NHNN thì một số NH tìm mọi cách lách lãi suất, huy động cao hơn mức trần lãi suất đồng thuận công bố làm thị trường vốn biến động, nguồn vốn của NHNo giảm mạnh. Mặt khác, NHNo chịu ảnh hưởng của các công ty cho thuê tài chính ALC làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của các tổ chức lớn như Bảo hiểm xã hội, tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn than, tập đoàn cao su, NH phát triển...

Tổng kết lại, năm 2006 nguồn vốn huy động là 233.902 tỷ đồng thì đến năm 2010, nguồn vốn huy động tăng trưởng thành 474.941tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2009 và tăng gấp 2,03 lần so với năm 2006.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn của VBA giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD VBA giai đoạn 2006-2010)

Trong tổng nguồn VHĐ, nguồn tiền gửi của KH chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2010, trong tổng nguồn vốn huy động là 474.941 tỷ đồng thì tiền gửi của KH là 427.372 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,98% nguồn vốn huy động, tiền gửi từ dân cư là 251.269 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59% nguồn vốn huy động từ KH.

Toàn hệ thống đã coi trọng công tác HĐV, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn thông qua đa dạng hoá các hình thức huy động, đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách KH, kiên trì với chủ trương tăng nguồn vốn từ dân cư, góp phần tạo cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay nông nghiệp nông thôn.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền VND luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh, huy động vốn bằng ngoại tệ còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động nội tệ là 422.383 tỷ trong khi nguồn vốn huy động ngoại tệ chỉ là 52.558 tỷ.

dài hạn là 77.938 tỷ đồng, chiếm 43% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đến cuối năm 2006 là 14.500 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ cho vay.

Năm 2008, tổng dư nợ cho vay đạt 284.617 tỷ đồng chỉ tăng 15,61% so với năm 2007 do chính sách thắt chặt tiền tệ , tín dụng của Chính phủ. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 167.582 tỷ đồng, chiếm 58,88% tổng dư nợ cho vay; cho vay trung và dài hạn là 117.035 tỷ đồng, chiếm 41,12% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đến cuối năm 2008 là 21.346 tỷ đồng, chiếm 7,5% tổng dư nợ cho vay.

Đến 31/12/2009 cùng với việc thực hiện các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, tăng 24,42% so với đầu năm và tăng gấp 1,95 lần so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 197.807 tỷ đồng, chiếm 55,86% tổng dư nợ cho vay; cho vay trung và dài hạn là 156.305 tỷ đồng, chiếm 44,14% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đến cuối năm 2009 đạt 28.329 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8% tổng dư nợ cho vay.

NHNo tiếp tục khẳng định nông nghiệp và nông thôn là thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng cho vay KV kinh tế tư nhân. Cuối năm 2009, NHNo đã đầu tư cho gần 10 triệu hộ với số vốn gần 198.303 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay Doanh nghiệp Nhà nước giảm từ 7,94% năm 2008 xuống còn 7,32% năm 2009. Trong khi đó, cho vay Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã tăng từ 34,76% năm 2008 lên 36,68% năm 2009.

Năm 2010, hoạt động tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khả quan. Triển khai thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư tập trung vốn cho vay nông nghiệp nông thôn, triển khai nghị định 41/CP cho vay khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ miền trung và thực hiện các chương trình của chính phú, NHNN. Dư

ST T Chỉ tiêu 2006 2 0 07 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) (%)

nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tăng 20,5% so đầu năm, nâng tỷ trọng cho vay KV này lên 58,2% tổng dư nợ; cho vay xuất nhập khẩu tăng 22% so 2009, tiếp tục triển khai tốt chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của chính phủ, NHNN. Hạn chế và kiểm soát được cho vay bất động sản và kiểm soát chặt chẽ cho vay với các dự án đầu tư.

Đạt được kết quả trên là do NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể : Chỉnh sửa và ban hành quy chế và chính sách tín dụng đối với KH theo hướng linh hoạt, tạo sự chủ động cho các chi nhánh ; xác định cơ cấu đầu tư tín dụng có trọng điểm phù hợp giữa các ngành, các thành phần kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả. Thực hiện điều hành cơ chế lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, đảm bảo tiền vay trên cơ sở xếp hạng KH, tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra chuyên đề. Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và bám sát thông lệ quốc tế, tích cực xử lý nợ tồn đọng.

Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu 2010 cao 3,8% do chịu ảnh hưởng của nợ xấu của các ALC là 4.472 tỷ, nợ xấu của Vinashin đang cơ cấu lại nợ. Nếu không kể nợ xấu của ALC thì chỉ tiêu này là 2,67% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng dư nợ 17,1% cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (9,4%), vượt mục tiêu tăng trưởng dư nợ 13-15%. Tỷ lệ cho vay nông thôn thực tế đạt 58,2%/Tổng dư nợ. Nếu không tính tới nợ xấu của các ALC thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống chỉ là 2,67%/ tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Điều này cho thấy tính bất cập trong các hoạt động của công ty con của NH, sự thiếu sót trong quản lý đầu tư vào các công ty con, con lỏng lẻo. Đây cũng là một tồn tại lớn. Từ chất

I Theo loại tiền tệ 1 VNĐ Ngoại 166.75 2 92 224.52 3 91,2 263.271 92,5 325.783 92 379.407 91, 5 2 II 1 tệ quy đổi Ngắn 14.500 8 21.665 8,8 21.346 7,5

Theo thời gian

28.329 8 35.348 8,5 hạn T,DH 103.31 4 57 147.71 3 60 167.582 58,88 197.807 55,86 253.585 61, 1 2 Tổng 77.938 43 98.475 40 117.035 41,12 156.305 44,14 161.170 38, 9 dư nợ cho vay 181.25 2 100 246.18 8 100 284.617 100 354.112 100 414.755 100

(Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu cơ bản của VBA từ năm 2006-2010)

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của VBA từ năm 2006-2010

động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc

tế.

* Dịch vụ thanh toán trong nước

Từ hệ thống thánh toán thủ công lạc hậu, trình độ thấp, đến nay VBA đã xây dựng được một hệ thống thanh toán hiện đại, trình độ công nghệ cao, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh, chính xác cho KH, nâng cao vị thế của VBA trên thị

trường.

Là một NH có đặc thù riêng có về mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước. Hệ thống thanh toán và kế toán KH được tổ chức mô hình kế toán theo hai cấp, Trụ sở chính và chi nhánh. Hiện nay VBAcó hơn 3.000 điểm giao dịch trên toàn hệ thống. VBA là NHTM đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phát hành được trên 5 triệu

thẻ và đứng đầu về số lượng máy ATM (1.700 máy).Năm 2010, số lượng thẻ phát hành mới đạt 2,15 triệu thẻ, tăng 51% so 31/12/20009, cao hơn mức tăng trưởng bình

quân của thị trường thẻ tại Việt Nam (mức bình quân của thị trường thẻ đạt khoảng 40%) nâng tổng số thẻ đã phát hành trong toàn hệ thống lên 6,38 triệu thẻ.

Tính đến thời điểm 31/12/2010, số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đạt 8.792

tỷ đồng, tăng 56%, dư n ợ thẻ tín dụng đạt 125 tỷ đồng, tăng 62% so đầu năm. Doanh

số thanh toán đạt trên 84.000 tý đồng, tăng 112%, tổng món giao dịch đạt trên 64 triệu món, tăng 112%.

Tổng số phí dịch vụ thẻ thu trong 2010 đạt 123 tỷ đồng, trong đó thu phí phát hành thẻ là 48 tỷ đồng, thu phí thường niên thẻ quốc tế đạt 4,2 tỷ đồng, thu lãi tiền 50

USD, giảm 8,56%, tổng lãi đạt 483,05 tỷ đồng.

Kiều hối: tổng doanh số chi trả kiều hối năm 2010 là 744 triệu USD, tăng 4%. Trong đó chi qua tài khoản là 171 triệu USD, qua Western Union là 573 triệu USD. Tổng phí thu là 3,5 triệu USD, tăng 9% so năm trước.

Vay vốn tài trợ thương mại: doanh số quy đổi ra VNĐ là 31,2 triệu USD trong đó chủ yếu là các khoản vay đồng JPY, dư nợ tính đến 31/12/2010 còn 21,7 triệu USD.

Chuyển tiền trong nước: thanh toán trên hệ thống IPCAS tổng số lệnh đạt 8.843.350 lệnh với tổng só tiền 2.073.915 tỷ, tăng 26% so cungf kỳ năm ngoái, bình quân 35.093 lệnh/ngày. Thanh toán liên NH song phương , doanh số chuyển tiền đi đạt 300.363 tỷ , tăng 17%; doanh số đến là 264.728 tỷ, tăng 24% so cùng kỳ.

Cùng với việc tái cơ cấu mô hình tổ chức và triển khai thành công giai đoạn hai dự án hiện đại hoá NH (IPCAS), đến nay đã có 175 chi nhánh NHNo&PTNT thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trên toàn quốc. Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế được nâng cao rõ rệt, các giao dịch được xử lý nhanh chóng, mọi giao dịch được tập trung quản lý và kiểm soát tại Trụ sở chính, đảm bảo dịch vụ được thực hiện với chất lượng cao và an toàn nhất, được các KH và đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao, tiêu biểu là giải thưởng “NH thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2008” do Citibank trao tặng.

Hoạt động thanh toán biên mậu

Thanh toán biên mậu là một trong những thế mạnh của NHNo. Phát huy lợi thế mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch ở khắp các tỉnh biên giới tiếp giáp

bằng đồng bản tệ với các nước láng giềng qua Internet Banking và hệ thống thanh toán liên NH SWIFT. Năm 2009, Agribank tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm (2005- 2009)chuyên đề Thanh toán biên mậu; triển khai hoạt động này với NH Phongsavanh (Lào), NH ACLEDA(Campuchia) và ký thoả thuận Thanh toán biên mậu quaInternet Banking giữa Agribank chi nhánh Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng với 04 NH lớn nhất Trung Quốc,gồm: NH Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), NH Kiến thiết Trung Quốc (CCB), NH Công thương Trung Quốc (ICBC). Thanh toán biên mậu qua Internet Banking đảm bảo antoàn cao, nhanh, chính xác, chi phí cạnh tranh. Doanh số thanh toán biên mậu của Agribank trong 2009 đạt trên 14.000 tỷ đồng. Với thị phần hiện tại trên 50% đối với thị trường Trung Quốc, gần 100% đối với thị trường Lào,Campuchia, NHNo tiếp tục khẳng định là đối tác tin cậy của KH.

Qua một vài nét khái quát về HĐKD của VBA cho thấy ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam luôn giữ vững và phát huy vị thế là một NHTM nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.1. Văn bản pháp quy và tổ chức chương trình quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.1.1. Văn bản pháp quy

Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại Sở giao dịch -NH luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý:

*/ Luật TCTD số 02/1997/HQ10 ngày 12/12/1997 và sửa đổi Luật các TCTD số 20/2004/HQ11.

*/ Các văn bản hiện hành có liên quan được NHNN ban hành:

- Quyết định số 37/2000QĐ-NHNN ngày 24/01/2000 của NHNNViệt Nam về việc ban hành quy chế quản lý vốn khả dụng.

- Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 của NHNNViệt Nam về việc ban hành Quy định về dự trữ bắt buộc đối với TCTD và Quyết định số 1141/QĐ-NHNN ngày 28/05/2007 quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN V/v điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD.

- Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở.

- CV số 9242/QT/NHNN ngày 25/11/2009 của NHNN V/v Ban hành Quy trình cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNNViệt Nam đối với các NH”

- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD”

- Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD”

- Nghị định 41/2010/NĐ-CP 12/04/2010 Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

*/ Các văn bản pháp luật điều chỉnh công tác quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam:

- Quy định 865/NHNo-TCKT ngày 14/03/2005 quy định về việc “Hạch toán điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”.

- Văn bản số 1595/NHNo-TTTT ngày 15/05/2006 của Tổng giám đốc về việc “Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh toán tập trung một tài khoản qua tài khoản tiền gửi tại Trị sở chính tại Sở giao dịch - NH Nhà nước”.

Một phần của tài liệu 1242 quản trị rủi ro thanh khoản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w