Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1242 quản trị rủi ro thanh khoản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103)

Có thể nói, môi trường kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố có tính quyết định đến môi trường hoạt động, ảnh hưởng bao trùm đến toàn bộ hoạt động của các DN trong nền kinh tế. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn với những biến động bất thường trong ác chính sách điều hành nền kinh tế của chính phủ thì hoạt động của các DN trong nền kinh tế luôn phải đối diện với các rủi ro mang tính vĩ mô, ngoài tầm kiểm soát của DN, nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của DN.

• Kiểm soát và khắc phục nhanh những yếu tố tiềm ẩn có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn giá của các mặt hàng.

• Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền hàng, kiểm soát và hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách.

• Điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, chủ động nhưng đặc biệt lưu ý thận trọng trong điều tiết lượng tiền cung ứng bằng các công cụ có tính gián tiếp như thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu, tránh việc quá lạm dụng điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc như trong thời gian qua gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền cung ứng và có phản ứng không tích cực trong HĐKD cũng như công tác quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM để nhằm mục đích cuối cùng là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, điều tiết tỷ giá theo hướng linh hoạt nhằm phát huy lợi thế xuất khẩu mà vẫn không để hoạt động nhập khẩu gặp khó khăn.

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước

3.3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý

Trong thời gian qua, NHNN đã có những dấu hiệu tích cực trong việc tạo hành lang pháp lý đối với công tác quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM như thông tư 13, thông tư 19, thông tư 15. Bên cạnh đó các quy định, hướng dẫn về giao dịch, thanh toán điện tử, quản lý vốn khả dụng, giao dịch thị trường mở, vay tái chiết khấu, cầm cố, thấy chi từ NHNN,,, cũng đã được đồng loạt ban hành. Đặc biệt, gần đây việc tập trung tài khoản thanh toán trên các địa bàn qua NHNN cũng đã tạo điều kiện rất lớn cho các NHTM trong việc tập trung quản lý thanh khoản về một đầu mối là Hội sở chính mà không bị phân tán như trước đây.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại bất cập trong việc triển khai thực hiện quyết định này cũng như còn những vướng mắc trong việc tuân thủ các chuẩn

mực, thông lệ quốc tế, do vậy NHNN cần tiếp tục có những hướng dẫn, hỗ trợ về xây dựng phương pháp luận, các giới hạn quy định thực hiện theo thông lệ phù hợp với đặc điểm của các NHTM Việt Nam một cách đồng bộ cùng với việc ban hành áp dụng các quy định trong quản lý.

Ngoài ra NHNN cần đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh

Thanh khoản luôn là nguyên nhân dẫn đến rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản là rủi ro đặc biệt nghiêm tọng, có thể gây ra những phản ứng dây chuyền gây thiệt hại lớn cho uy tín, khả năng tài chính của NH và đặc biệt cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản.

Với sự phát triển và biến động của thị trường tài chính tiền tệ hiện nay những công cụ tài sản phái sinh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi tiền tệ, hợp đồng quyền chọn... là những công cụ lựa chọn hữu hiệu nhất trong việc phòng chống rủi ro. Tuy nhiên các công cụ tài chính này ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn hình thành và còn ít. Do vậy trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn tại Việt Nam thị trường này mới đang bước đầu hình thành và đi vào vận hành, với vai trò là người điều hành chính sách tiền tệ, NHNNcần có các văn bản pháp quy, hướng dẫn nhằm đưa thị trường này nhanh chóng đi vào hoạt động và phát triển, có như vậy các NHTMM mới có điều kiện tham gia vào thị trường này để phòng ngừa rủi ro cho mình và góp phần thúc đẩy các công cụ này phát triển thông qua việc cung cấp dịch vụ về các công cụ này cho KH.

3.3.2.2. Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ

Việc điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả luôn là nhân tố tích cực cho

để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường theo mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Để thực hiện được mục tiêu này, cần chú ý đến các giải pháp sau:

S Việc hoạch định, điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ cần phải tuân theo nguyên tắc thị trường nhằm đặt được mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả. NHNN Việt Nam cần nâng cao khả năng dự báo kinh tế vĩ mô và tiền tệ, công khai hóa các mục tiêu chính sách tiền tệ trong ngắn hạn và trung dài hạn, làm tốt công tác tuyên truyền khi có những thay đổi trong chính sách tiền tệ.

S Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng: Đối với nghiệp vụ thị trường mở, thì cần được hoàn thiện và sử dụng như một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN Việt Nam theo hướng tăng số lượng các phiên giao dịch, mở rộng và loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối lượng giao dịch. Công cụ dự trữ bắt buộc cần tiếp tục mở rộng đối tượng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc có thể theo hướng cho phép các TCTD được thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại NHNN như hiện nay để giảm bớt chi phí cho các NHTM và đồng thời cũng thúc đẩy nghiệp vụ thị trường mở phát triển: thực hiễn trả lãi cho tiền gửi dữ trữ bắt buộc để khuyến khích các NHTM thực hiện, tăng khả năng cho vay đối với nền kinh tế, vừa thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển vừa tăng khả năng quản lý khối lượng tiền cũng ứng của NHNN Việt Nam. Đối với công cụ tái cấp vốn hoàn thiện theo hướng NHNN là người cho vay cuối cùng. Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp tục nghiên cứu gắn việc tự do hóa lãi suất với tự do tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá thực sự là tín hiệu phản ánh cung, cầu về vốn trên thị trường.

S Phát triển thị trường tiền tệ về quy mô và chiều sâu để có khả năng truyền tải cơ chế điều tiết tiền tệ, lãi xuất của NHNN đối với nên kinh tế. Cần tiếp tục

đa dạng và chuẩn hóa các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, nới lỏng hợp lý các điều kiện gia nhập thị trường, chuản hóa quy trình và phương thức giao dịch giúp các NHTM nâng cao hiệu quả mua bán vốn, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản, đồng thời qua đó NHNN có thể điều hành cung cầu tiền tệ, tỷ giá, lãi suất.

S Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tập trung thanh toán qua hệ thống điện tử liên NH để NHNN có thể theo dõi, kiểm soát và đưa ra những cảnh báo về rủi ro thanh khoản tiềm ẩn, từ đó tạo điều kiện cho NHNN có thể điều hành lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên NH.

3.3.2.3. Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm

Mặc dù Thông tư 13 ra đời đã có nhiều đổi mới cả về phương diện giám sát thanh tra đối với công tác quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra khả năng thanh khoản của NH hầu như không được đặt ra đối với các công tác giám sát từ xa và cấp giám sát chỉ có thể nắm được tình hình chi trả của NH tại thời điểm báo cáo theo định kỳ mà không thể kiểm tra theo tính thời điểm. Đây là sự bất cập lớn trong công tác thanh tra giám sát công tác quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM. Vì vậy giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát được đề cập ở đây không chỉ ở cường độ kiểm tra mà còn là chất lượng trong công tác quản lý. Thanh tra NHNN cần có sự liên kết chặt chẽ với các NHTM để đảm bảo khai thác thông tin từ nguồn này tại bất cứ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc các NHTM gửi báo cáo theo yêu cầu mới có thể có số liệu. Có như vậy mới

Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa trên những phân tích số liệu từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các NHTM mở tại NHNN qua hệ thống thanh toán bù trừ, hệ thống thanh toán điện tử liên NH mà trong đó NHNN làm đầu mối thanh toán cũng như qua vai trò là người điều hành, thực thi chính sách tiền tệ. Qua đó, NHNN có thể đánh giá tính.

3.2.2.4. Kiến nghị riêng về vấn đề rủi ro thanh khoản của ngân hàng Nhà Nước

- Có cơ chế riêng về sử dụng vốn cấp tín dụng cho KV nông nghiệp, nông thôn. NHNo được sử dụng nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức và nguồn tiền gửi KBNN để cấp tín dụng cho chương trình dự án nông nghiệp, nông thôn hoặc chỉ định của NHNN.

- Hỗ trợ vốn đủ, kịp thời cho NHNo cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo NĐ số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông qua các chương trình của Chính phủ và các dự án ủy thác đầu tư nước ngoài cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Cấp đủ vốn điều lệ cho NHNo giai đoạn 2010-2019 theo đề án, đảm bảo nguồn vốn để thực thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn từ đó nâng cao thêm năng lực tài chính cho NH.

- Cho phép NHNo chuyển phần vốn tiền gửi tại NH CS&XH thành trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hôi vì được sử dụng trên OMO trên thị trường liên ngân hàng nhằm tăng khả năng chi trả về nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn.

KẾT LUẬN

NH, giúp NH có kế hoạch xử lý những thay đổi nhu cầu thanh khoản, qua đó giảm tới mức tối đa tổn thất có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả HĐKD của NH.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, trong thời gian qua, đã rất chú trọng trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, việc quản lý rủi ro thanh khoản của NH vẫn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung và hoàn thiện. Luận văn cũng chỉ ra được những mặt đã làm được (như: áp dụng phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản để quản trị rủi ro thanh khoản, hay đã duy trì được một số chỉ tiêu nhằm tăng cường khả năng thanh khoản của Nll...) và những mặt chưa làm được (như: NH chưa xây dựng được chiến lược, quy chế,tỷ lệ dự trữ các tài sản không và kém sinh còn quá lớn so với mức chuẩn của quốc tế, nhận thức của các cán bộ, nhân viên về quản lý rủi ro thanh khoản còn hạn chế, công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro thanh khoản còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, thiếu các chuyên gia giỏi .) trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản. Luận văn cũng đưa ra được hệ thống các giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan. Vì vậy, trong thời gian tới, để công tác quản trij rủi ro thanh khoản được tốt hơn, NH cần phải có kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đã chỉ ra nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro thanh khoản, góp phần làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản và những mất mát có thể xảy đến với NH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Bình (2008), “Niêm yết trên thị trường quốc tế - Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam’”, Tạp chí ngân hàng.

2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb thống kê, TP Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb thống kê, TP Hồ Chí

Minh.

4. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội.

6. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà

Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước (2005, 2006, 2007), Báo cáo thường niên.

9. Ngân hàng thương mại (2006, 2007, 2008), Báo cáo thường niên.

10. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nxb thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb thống kê, TP Hồ Chí Minh.

2. http://www.federalreserve.gov/ 3. http://www.sbv.gov.vn/

4. http://vietnamnet.vn/

5. http://www.vneconomy.vn/

Một phần của tài liệu 1242 quản trị rủi ro thanh khoản tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103)