Các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRTK

Một phần của tài liệu 1244 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 43)

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan:

Thứ nhất, trình độ đội ngũ cán bộ, trình độ công nghệ thông tin, số lượng thị phần, uy tín của ngân hàng trên thị trường.... Các nhân tố này có thể tác động đến nhu cầu thanh khoản ngắn hạn và dài hạn. Qua đó tác động gián tiếp đến hoạt động QTRRTK tại ngân hàng.

Thứ hai, chính sách phát triển của ngân hàng giai đoạn tiếp theo. Ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời hay ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh khoản bởi vì tài sản càng thanh khoản thì tỷ lệ sinh lời càng thấp.

32

Thứ ba, hoạt động QTRRTK cũng chịu nhiều ảnh lưởng từ chính sách quản lý ngân quỹ của ngân hàng. Ngân quỹ là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng nhất, giúp cho NHTM thực hiện các hoạt động thanh toán và đầu tư kịp thời nhưng lại có chi phí cơ hội cao nhất, gia tăng ngân quỹ sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. NHTM quyết định gia tăng hoặc giảm ngân quỹ theo chiến lược quản dự trữ mà ngân hàng đang theo đuổi.

Thứ tư, chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng: Nhìn chung các ngân hàng đều thiết lập một chính sách huy động và sử dụng nó cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng như cầu cấp tín dụng và đầu tư dự kiến, đồng thời duy trì thanh khoản ở mức cần thiết.

1.2.3.2. Nhân tố khách quan:

Thứ nhất, là nhóm nhân tố liên quan đến chính sách vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Nhân tố này bao gồm: Nghiệp vụ thì trường mở, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu. Bên cạnh đó là sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác trong nước, khu vực và quốc tế, độ nhạy cảm của tiền gửi với lãi suất, mạng lưới ngân hàng.. ..tác động đến khả năng huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất.

Thứ hai, là nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính như chính sách lãi suất huy động, chính sách tín dụng. .của mỗi tổ chức. Nhóm nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cầu thanh khoản của mỗi ngân hàng.

Thứ ba, là nhóm nhân tố tạo ra sự hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền như bất ổn về kinh tế - chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, các khoản cho vay xấu dẫn đến mất khả năng thanh toán trong một số ngân hàng lan sang các ngân hàng khác..

33

khách hàng như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và hệ số tiết kiệm, mật độ dân số và doanh nghiệp, sự đa dạng khách hàng gửi tiền và vay tiền.

Một phần của tài liệu 1244 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w