Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1244 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 119)

NHNN cần tăng cường sử dụng các công cụ điều hành chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng gián tiếp, hạn chế các công cụ mang tính hành chính, trực tiếp nhằm tránh những cú sốc cho hệ thống ngân hàng. Các công cụ gián tiếp tác động đến tính thanh khoản của NHTM có thể kể đến như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá. Công cụ này được xem là tối ưu để điều chỉnh hoạt động của thị trường vì nó tuân theo quy luật cung-cầu.

Một là: Thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng

98

NHNN cung cấp khoản tín dụng (thanh khoản) cho NH đó với tư cách là người cho vay cuối cùng nếu thấy cần thiết trên cơ sở duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. Mặc dù trên nguyên tắc, NHNN phải có được thế chấp của NH, nhưng cũng có thể cấp khoản tín dụng đó mà không cần đến thế chấp trong một thời gian ngắn trong trường hợp thiếu thanh khoản tạm thời do trục trặc kỹ thuật của hệ thống máy tính. Đồng thời, NHNN cũng có thể cho vay với điều kiện đặc biệt, kể cả việc cung cấp các khoản vay không có thế chấp trong trường hợp có thể xảy ra tác động nghiêm trọng đến sự ổn định của hệ thống tài chính.

Hai là: Ngân hàng Nhà nước nên chú trọng đến thị trường liên ngân hàng.

Một trong những hạn chế của hệ thống Ngân hàng Việt nam là tính liên kết trong toàn hệ thống còn yếu, các ngân hàng chưa có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cho nên đây là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ một cuộc khủng hoảng

thanh khoản bởi rủi ro thanh khoản là rủi ro có tính lan truyền. Chính vì thế, NHNN với tư cách là một tổ chức quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân

hàng, cần nâng cao vai trò của mình trong việc tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các

ngân hàng. Để làm được điều này , NHNN cần phải đối xử công bằng với tất cả

các ngân hàng có như vậy các ngân hàng mới thấy rõ vai trò của mình trong hệ thống và từ đó góp phần phát triển thị trường liên ngân hàng một cách bền vững... Bên cạnh đó, NHNN cần đa dạng hóa các công cụ thanh toán tín dụng trên thị trường liên ngân hàng để tạo sự thuận lợi trong hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng. Các ngân hàng dư thừa thanh khoản sẽ hỗ trợ các ngân hàng thiếu thanh khoản làm giảm bớt gánh nặng cho NHNN.

Ba là: Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng:

Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng:

99

bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng điều hành rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác cảnh báo các ngân hàng thương mại về các rủi ro mang tính hệ thống được đúc kết từ thực tiễn trong thời gian qua.

100

KẾT LUẬN

Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách các ngân hàng thương mại đã có những bước phát triển cả về chất và lượng, nhưng vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Do vậy, tìm giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng của các ngân hàng Việt Nam nói chung và của SHB nói riêng. Luận văn lựa chọn đề tài nói trên và sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau:

Một là, Luận văn đã tổng hợp được các lý luận về RRTK, quản trị RRTK, sự cần thiết phải quản trị RRTK, các chiến lược và phương pháp quản trị RRTK của NHTM. Luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTK của một số NH trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để các NHTM ở Việt Nam cũng như SHBcó thể nghiên cứu và vận dụng.

Hai là, phân tích thực trạng quản trị RRTK tại SHB chủ yếu trong giai đoạn 2011 - 2013. Qua phân tích thực trạng đã rút ra được những kết quả cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.

Ba là, trên cở sở lý luận và thực trạng hoạt động QTRRTK của SHB, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực QTRRTK trong hệ thống SHB. Để các giải pháp này có khả thi, luận văn đề xuất những kiến nghị với Ban lãnh đạo Ngân hàng, với Ngân hàng Nhà nước.

101

Hy vọng rằng, qua kết quả nghiên cứu của học viên, luận văn này sẽ góp một phần cho việc phát triển hoạt động QTRRTK trong hệ thống SHB. Luận văn này được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Học viện Ngân hàng và sự hướng dẫn đầy tâm huyết của PGS.TS Kiều Hữu Thiện. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình huống cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các quý thầy cô trong Hội đồng và các đồng nghiệp cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian sắp tới.

102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brunnermeier, M.K. and Yogo, M. (2009). “Vài nét và quản trị rủi ro

thanh khoản ”. Phiên họp AEA về tính thanh khoản, Kinh tế vĩ mô và giá tài sản. Trang 12.

2. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,

Nhà xuất bản Phương Đông.2010

3. Edward W.Reed & Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh

4. Halling, M. and Hayden, E. (2006), “Dựđoán thất bại của ngân hàng:

phương thức thời gian tồn tại 2 giai đoạn”. Hội thảo tín dụng tạiÁo, Ngân hàng quốc gia Úc, trang 31.

5. Jenkinson, N. (2008), “Tăng cường cách thức quản lý rủi ro thanh

khoản” Hội thảo dòng tiềnchung Châu âu về tính thanh khoản và quản lý rủi ro vốn. Ngân hàng Luân đôn.Trang 9.

6. TS. Quách Mạnh Hào (2012), Nhữngđiểm yếu của hệ thống Ngân hàng

Việt Nam hiện nay.Tạp trí khoa họcĐHQGHN, kinh tế và kinh doanh 28.

7. Nguyễn Đắc Hưng (2008), “Trao đổi về quản trị rủi ro thanh khoản của

ngân hàng thương mại. Tạp chí ngân hàng số 24/2008

8. PGS.TS Tô Ngọc Hưng(2012), Phân tích hoạt động kinh doanh ngân

hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

9. TS. Nguyễn Đức Hưởng, Khủng hoảng thanh khoản tài chính toàn cầu -

Thách thức với Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2009

10. Nguyễn An Nguyên (2008). “Khủng hoảng thanh khoản và những giải

pháp ngắn hạn ”.

11. Peter Rose (2004), Quản trị NHTM, Nhà xuất bản thống kê

103

12. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Nhà

xuất bản Tổng hợp TP HCM & Tinh văn Media.

13. Trịnh Thị Thanh (2012). “Quản trị Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Bắc Á ”.

14. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nhà xuất bản thống kê.

15. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong

kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

16. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến(2011), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất

bản thống kê, Hà Nội.

17. ThS. Nguyễn Đức Trung, Rủi ro thanh khoản của các NHTM trong điều

kiện nền kinh tế Việt Nam nhiều biến động - Thực trạng và giải pháp,

Tạp chí NH số 14 tháng 7/2008

18. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010,2011,2012,2013)Báo cáo thường

niên năm 2010,2011,2012,2013, Hà nội.

19. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội “Báo cáo thường niên năm 2010 -

2013 và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2013 ”.

20. Tổng cục thống kê,Thông cáo báo chí tình hình kinh tế xã hội năm 2010, 2011, 2012, 2013.

Một phần của tài liệu 1244 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w