Một số nguyên tắc tham khảo nhằm quản trị rủi ro lãi suất theo Ủy ban

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 56)

Với nỗ lực giải quyết các vấn đề quản trị ngân hàng quốc tế, tháng 9 năm 1997, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (The Basel Committee on Banking Supervision) đã công bố văn bản về các nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất. Các nguyên tắc trên đuợc dựa trên thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của các ngân

hàng trên thế giới mặc dù mỗi ngân hàng với quy mô và loại sản phẩm dịch vụ khác nhau có sự áp dụng riêng. Theo văn bản trên, một chính sách quản trị rủi ro lãi suất hợp

lý tập trung vào hai nội dung cơ bản sau:

1.2.7.1. Phương pháp quản trị tài sản, nợ và các công cụ ngoại bảng (4 nguyên tắc)

- Sự giám sát và điều hành hợp lý của ban Quản trị Ngân hàng và các cấp quản lý

Ban quản trị ngân hàng nên thông qua các cơ chế và chính sách quản trị rủi ro lãi suất và đảm bảo rằng các phòng ban quản trị cấp duới có đủ thẩm quyề n cần thiết để đo luờng và giám sát tình hình lãi suất trên thị truờng. Để làm đuợc điều đó, ngân hàng có trách nhiệm hiểu đuợc bản chất, đua ra cụ thể mức độ chấp nhận rủi ro lãi suất của ngân hàng, và phân công nhiệm vụ hợp lý cho các cá nhân để tránh tình trạng xung đột lợi ích hoặc chồng chéo nhiệ m vụ.

42

một cách định kỳ và đầy đủ để có thể hiểu và đánh giá sự thi hành của đơ n vị quản trị cấp duới. Đổi lại, nhiệm vụ của ban quản trị cấp duới là phải đả m bảo rằng ngân hàng có chính sách hợp lý và toàn diện trong việc quản trị rủi ro lãi suất trong dài hạn cũng nhu ngắn hạn; giám sát những chính sách này còn phù hợp với quy mô và tình phức tạp của hoạt động ngân hàng hay không; thuờng xuyên báo cáo tình hình với ban quản trị.

- Cơ chế và chính sách hợp lý nhằm hạn chế và quản trị rủi ro lãi suất

Những cơ chế này phải đua ra rõ ràng những công cụ và chiến luợc phòng ngừa, thông số định luợng rủi ro lãi suất, xác định mức độ giới hạn chấp nhậ n rủi ro. Mỗi giới hạn phải đuợc quy định rõ cho phù hợp với từng danh mục đầu tu hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng cũng cần xác định mức độ rủi ro lãi suất cũng nhu phuơng pháp quản trị hợp lý truớc khi tung ra sản phẩm dịch vụ mới.

- Đo lường rủi ro lãi suất

Các ngân hàng vần phải quy định rõ hệ thống đo luờng rủi ro lãi suất tính đến tất cả các nguồn dẫn đến rri ro này và đánh giá mức độ ảnh huởng đến phạ m vi hoạt động của ngân hàng khi lãi suất thay đổi, đến các khoản mục tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều phuơng pháp định luợng rủi ro lãi suất; tuy nhiên, mỗi ngân hàng tủy theo quy mô, tính đa dạng cũng nhu mức độ chấp nhận rủi ro của mình có thể lựa chọn phuơng pháp từ đơn giản nhu phuơng pháp phân tích khoảng cách, phân tích khoảng thời gian tồn tại cho đến những mô hình phức tạp để đua ra quyết định. Nhiều ngân hàng lớn sử dụng các mô hình giả định để đánh giá chi tiết ảnh huởng tiềm tàng của biến động lãi suất lên thu nhập và giá trị Tài sản-Nợ thông qua việc đua ra những giả định về lãi suất trong tuơng lai và tác động của lãi suất lên dòng tiền.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập toàn diện

Các ngân hàng phải có một hệ thống kiểm soát toàn diện để đảm bảo các chính sách quản trị rủi ro lãi suất đuợc thực hiện đúng đắn.Hệ thống này phải thúc

43

đẩy sự vận hành hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy và phù hợp với các quy định của pháp luật và hiệp hội ngân hàng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ về rủi ro lãi suất hiệu quả bao gồm:

+Quy trình toàn diện về nhận dạng và đánh giá rủi ro

+Sự thiết lập đầy đủ các cơ chế, chính sách và phuơng pháp quản trị rủi ro +Hệ thống thông tin toàn diện và chi tiết

+Sự xét duyệt thuờng xuyên các cơ chế và chính sách đã đuợc thiết lập

Những ngân hàng quy mô lớn và phức tạp nên đuợc các công ty kiểm toán độc lập giám sát và kiểm tra hoạt động của mình. Hơn nữa, những báo cáo đuợc kiểm tra từ những tổ chức bên ngoài nên luôn có sẵn để cung cấp cho cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền. Nguời có trách nhiệ m kiểm tra nên xem xét các yếu tố sau:

Yếu tố định luợng rủi ro lãi suất:

+Mức độ nhạy cảm về giá và khối luợng của các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp

+Sự thay đổi của thu nhập và vốn chủ sở hữu của ngân hàng khi lãi suất thay đổi

Yếu tố định tính rủi ro lãi suất:

+Hệ thống quản trị nội bộ của ngân hàng có phù hợp với chức năng, quy mô và tính phức tạp của ngân hàng và hoạt động của nó

+Ngân hàng có một đơn vị kiểm soát độc lập chịu trách nhiệ m cho việc thiết kế, thực hiện chức năng đo luờng và quản trị rủi ro

+Ban quản trị và những cán bộ liên quan có thực sự chủ động tham gia vào quá trình quản trị rui ro

+Các chính sách và cơ chế nội bộ liên quan đến lãi suất đuợc ghi chép và tuân thủ đầy đủ và đáng tin cậy

1.2.7.2. Giám sát và quản trị vốn ngân hàng

Nhằ m mục đích khẳng định việc các ngân hàng duy trì một mức vốn phù hợp đối với toàn bộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Ủy ban Basel đua ra 4 nguyên tắc sau:

44

- Các ngân hàng phải có một quy trình đánh giá mức vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lược để duy trì mức vốn của mình;

- Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ các ngân hàng cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu đồng thời các cơ quan quản lý cũng phải có biện pháp can thiệp thích đáng nếu họ không hài lòng về kết quả đánh giá;

- Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với mức vốn cao hơn mức vốn an toàn tối thiểu và phải có khả năng bắt các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu;

- Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng tụt xuống thấp hơn mức yêu cầu và phải yêu cầu ngân hàng có biện pháp sửa chữa kịp thời nếu mức vốn an toàn không được khôi phục và duy trì.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vì mỗi một ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt nên hoạt động kinh doanh của một ngân hàng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế của một quốc gia, là do các chủ thể gửi tiền và vay tiền của ngân hàng là những tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư trong toàn xã hội. Với những cơ sở lý luận đã nêu trên, ngân hàng nên áp dụng vào thực trạng quản lý rủi ro lãi suất của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất một cách linh hoạt và không ngừng cải tiến để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần phải đề cao công tác quản lý rủi ro để bảo vệ ngân hàng, bảo vệ khách hàng nhằm hạn chế tối đa tác động của rủi ro. Đặc biệt là công tác quản lý rủi ro lãi suất cần phải được quan tâm đúng mức hơn trong thực trạng hiện nay.

45

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 56)