Hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

- Thứ nhất, VCB chưa có mô hình tổ chức quản trị rủi ro phù hợp.

Theo phân tích ở trên, sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình NHTMCP, VCB tiếp tục định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng, thực hiện mục tiêu là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Ngân hàng cũng nhận thức được trong điều kiện môi truờng kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro và bảo toàn vốn là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. HĐQT có quyền hạn cao nhất trong công tác quản lý rủi ro, đồng thời Tổng Giám đốc cũng chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả các chính sách, định hướng, quyết nghị liên quan đến QLRR do HĐQT ban hành; Ủy ban QLRR, Ủy ban Quản lý Tài sản nợ có (ALCO), Hội đồng xử lý rủi ro cũng có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT góp phần giúp cho ngân hàng tăng cường hiệu quả quản lý kinh doanh cũng như quản lý rủi ro, bao gồm cả quản lý rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, hoạt động của bộ máy này mới chỉ tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng và chủ yếu thiên về biện pháp xử lý rủi ro chứ chưa đưa ra những phương pháp đo lường, dự báo và phòng ngừa cụ thể cho từng loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, trong xu thế tự do hóa tài chính tiền tệ ngày nay, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản... nên có thể thấy mô hình tổ chức quản lý rủi ro tại VCB là chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng chưa hình thành Khối chuyên trách quản trị rủi ro và có sự phân định rõ ràng về chức năng của từng cấp quản lý trong công tác quản trị rủi ro. Quyết định thành lập ALCO có quy định các chức năng nhiệm của ALCO nhưng hiện tại các nhiệm vụ này vẫn

81

chưa được triển khai thực sự sâu rộng và vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cung cho toàn Ngân hàng về công tác quản trị rủi ro lãi suất, vai trò của ALCO còn mờ nhạt.

- Thứ hai, VCB chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Cụ thể, các biện pháp nội bảng, chủ yếu Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các biện pháp thả nổi lãi suất trong cho vay trung dài hạn mà chưa có biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Các khoản vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn chưa cân xứng với kỳ hạn của các khoản cho vay. Đối với các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, ngân hàng hoàn toàn chưa ứng dụng một cách đáng kể. Chẳng hạn, về việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các biện pháp ngoại bảng, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh: Theo báo cáo tài chính năm 2016, tổng giá trị hợp đồng các công cụ phái sinh chỉ đạt 231 tỷ đồng, còn rất khiêm tốn so với các biện pháp phòng ngừa nội bảng, ở mức thấp do với quy mô tổng tài sản hơn 787 nghìn tỷ đồng.

- Thứ ba, VCB chưa có mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất một cách phù hợp.

Như đã trình bày ở trên, hiện tại VCB cũng như các NHTM khác tại Việt Nam đang sử dụng phổ biến phương pháp tính toán khe hở lãi suất để quản trị rủi ro lãi suất.

Phương pháp này khá đơn giản, chủ yếu là phân loại tài sản nợ tài sản có theo từng kỳ

hạn, dựa trên thời hạn còn lại của tài sản; sau đó, đành giá mức độ chênh lệch giá trị TSC - TSN để đưa ra giải pháp quản trị rủi ro cho phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro mà ngân hàng quy đinh. Những nhà quản lý rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và

số liệu quá khứ để dự đoán mức độ biến động của lãi suất cũng như tác động của sự thay đổi này lên thu nhập và giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay,

hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng, thị trường trong nước

cũng như quốc tế ngày càng phức tạp và khó dự đoán hơn. Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ thì chưa đủ mà còn cần tính đến cả những giả định về lãi suất trong tương lai và ảnh hưởng sự biến động của lãi suất lên hoạt động kinh doanh

ngân hàng. Trên thế giời hiện nay, có nhiều mô hình giả định được sử dụng như: mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình thời lượng,...

82

- Thứ tư, VCB cũng còn tồn tại một số hạn chế khác: thiếu các cản bộ am hiểu về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất, công nghệ kĩ thuật ngân hàng còn lạc hậu chậm phát triển so với các nuớc trong khu vực và trên thế giới, hệ thống thông tin lãi suất thị truờng và thông tin kiểm soát rủi ro lãi suất đã đuợc đua vào vận hành nhung hoạt động còn yếu kém,hệ thống kiể m soát nội bộ chua hoạt động hiệu quả...

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)