MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 125 - 127)

- NHNN tiến hành giám sát, dự báo rủi ro lãi suất một cách nhanh nhất để thông báo kịp thời diễn biến tình hình biến động lãi suất thị trường cho các NHTM.

- NHNN phải hoàn thiện mô hình tổ chức lẫn hoạt động thanh tra, giám sát đối với NHTM. NHNN ban hành quy định, hướng dẫn chi tiết cho công tác này và để các NHTM nắm rõ để hổ trợ cho các cán bộ thanh tra giám sát thực hiện tốt nhiệm vụ.

- NHNN phải có kế hoạch chi tiết cụ thể để trong thời gian tới, tất cả các tổ chức tín dụng Việt Nam áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN. Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tín dụng áp dụng tính dự phòng rủi ro theo phương pháp chiết khấu dòng tiền với mục đích quản trị rủi ro nội bộ và đồng thời theo dõi song song với phương pháp tính tỷ lệ cố định như hiện nay; về

108

lâu dài, NHNN nên quy định các tổ chức tín dụng phải áp dụng phuơng pháp chiết khấu dòng tiền theo tiêu chuẩn quốc tế.

- về hạch toán kế toán: phải nhanh chóng phổ biến, huớng dẫn chi tiết quy trình

thực hiện cụ thể các nguyên tắc cơ bản của IAS 32, 39, IFRS 7 và cập nhật liên tục các

nguyên tắc mới theo chuẩn quốc tế nhằm hạch toán lãi theo phuơng pháp lãi suất thực

thay vì lãi suất danh nghĩa nhu hiện nay; áp dụng phuơng pháp lập dự phòng giảm giá

theo phuơng pháp chiết khấu dòng tiền.

- NHNN nên khuyến khích, tạo điều kiện cho các NHTM tổ chức các buổi giao luu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đua ra các đề xuất với NHNN để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Biến động của lãi suất ảnh huởng rất lớn tới hoạt động của chi nhánh, toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc gia nên không chỉ có NHTM mà NHNN cũng phải chú trọng quản trị rủi ro lãi suất trong tình hình kinh tế hiện nay. Với những giải pháp và điều kiện để thực hiện tốt quản trị rủi ro lãi suất đua ra nhu đã nêu trên em hy vọng sẽ giúp ích cho việc quản trị rủi ro lãi suất hiện nay.

109

KẾT LUẬN

Cùng với việc hồi phục và phát triển kinh tế hiện nay, ngân hàng luôn đặt vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh lên hàng đầu. Muốn đạt được điều đó ngân hàng cần phải khắc phục, vượt qua những khó khăn luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được điều này thì ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam phải quan tâm đến việc quản trị rủi ro vì hoạt động ngân hàng có sự đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro cần phải đặc biệt quan tâm và quản trị rủi ro lãi suất là việc nhất thiết mà ngân hàng phải thực hiện. Vì phải thường xuyên đối mặt với rủi ro lãi suất nên ngân hàng phải có biện pháp phòng ngừavà hạn chế tác động của rủi ro lãi suất tới thu nhập của ngân hàng. Qua việc phân tích thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đưa ra những thành tựu và hạn chế. Các nhà quản trị của ngân hàng sẽ có những chiến lược phòng ngừa và kịp thời phản ứng với biến động của lãi suất để hạn chế tối đa tác động của lãi suất và tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê.

[2] PGS.TS Trần Thu Hà (2007), “Bài giảng quản trị rủi ro NHTM”, Tài liệu luu hành nội bộ của ĐH Kinh Tế Quốc Dân.

[3] PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), iiQuan trị ngân hàng thương mại”, NXB

Lao Động- Xã Hội.

[4] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Quản trị rủi ro tài chính”, NXB Thống Kê.

[5] Báo cáo thuờng niên của VCB 2014 - 2016

[6] http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-rui-ro-lai-suat-trong-he-thong-kinh- doanh-ngan-hang-va-cac-giai-phap-phong-ngua-.271764.html

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 125 - 127)