GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VCB

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)

2.1.1. Thành lập và phát triển

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2007, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã thực hiện thành công cổ phần hoá và ngày 02/06/2008 VCB đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 30/06/2009 cổ phiếu của ngân hàng đã được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với quy mô và phạm vi hoạt động cả trong nước và nước ngoài, tính đến hết năm 2016, bên cạnh Trụ sở chính, VCB có 101 chi nhánh

46

với 395 phòng giao dịch hoạt động tại 52/63 tỉnh thành phố trong cả nước, phân bổ cụ thể theo 07 khu vực sau: Bắc bộ có 20 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 19,8%; Hà Nội có 15 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 14,85%; Bắc và Trung bộ có 12 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 11,88%; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 10 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 9,9%; Hồ Chí Minh có 17 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 16,83%; Đông Nam Bộ có 12 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 11,88%; Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh, chiếm 14,85%. VCB còn có 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Tổng tài sản của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2016 lên tới xấp xỉ 788 nghìn tỷ VND, tổng dư nợ đạt gần 460 nghìn tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt hơn 48 nghìn tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% theo chuẩn quốc tế.

Với lịch sử phát triển lâu đời và nỗ lực không ngừng, hiện nay ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam đang là ngân hàng có uy tín hàng đầu tại Việt Nam, chiếm một thị phần tương đối lớn trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Thương hiệu của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam không những được khách hàng trong nước công nhận mà còn được hàng loạt các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao. Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được thể hiện khá rõ ràng qua các mặt: là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất; tình hình tài chính vững mạnh; kinh doanh hiệu quả; trình độ công nghệ hiện đại; nhân lực có trình độ, chuyên môn cao; mạng lưới hoạt động rộng khắp; ưu thế nổi bật trong nhiều lĩnh vực hoạt động chính như ngân hàng bán buôn, tài trợ thương mại, hoạt động kinh doanh thẻ... Tuy nhiên; trong tương lai, thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này không những đến từ các NHTM trong nước mà còn đến từ các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới đã và sẽ được thành lập tại Việt Nam. Đây là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam không ngừng tự hoàn thiện mình và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

47

2.1.2. Mô hình hoạt động

2.1.2.1. Mô hình quản trị

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị tại VCB

____ ___ I 20131 2014 1 2015 1 6 201 Tdng cai 4ỉn 4144 BS 4sas⅛4 576996 674.395 7S7.9Ữ7 Wfln trú sú hữu 41547 42.386 43473 45.172 48.10 2 Tdng dd nọ TDt/TTS 58.19% 5949% 5604% 574% 3B5 %

T-U Γ∣r∣cp Γ∣gαa∣lỉl Ihjdn 0 4.14 4.725 5295 5.749 2 635

Tdng TVJ nhâp h□37 dáng Ianh doa^v 15081 15.507 172BÊ 21202 24880

Tdng ChI P'i hoại dủnạ -

OXTQ -5244 -3349 -B3□6 9.950- Lai nhu⅛ Ihudn tù hoai Cfing -<ιrtι doanh

tru⅛ Ch phí du phó-g rủi rũ tín duv⅛ 9.068 9263 10436 12.B96

14.92 9

Chi Uhl dư thủng rùi rα tin dung -≥3O3 -3.530 -4.591 -5.O6B 6J4Q6-

Loi nhuần ∣∣∣.L'.∣L Ihjf 5764 5.743 SB44 6B27 3 B52

ThiỄ TNDN -1343 -1365 -I25B -1495 -

1672 48

2.1.2.2. Cơ cấu quản lý

VÁ MANG Lưól CÁC CHI N HÃNH

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu quản lý tại VCB

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2016)

49

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015 và 2016

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB qua các năm BtfT: Tí UMB

LOI nhuà-1 sau Ihud 1 4.42 437S 4.556 5.332 6.-551

Loi nhuản thuân rrcng kộ 4397 4355 4567 5314 2 683

CHÍ TIỄU HIỆU UUA

NIM 2,93% 2,55% 235% 2,5B% % 2,63 FtOAE IiJST S 1033% 10,76% % 12,D3 % 14,69 FiUAA TlSS 0,99% 0.5-5% 0,B5% D-94% CHÍ T1ỄU AN T OÁN Tý lé dd nɔ C-O ⅛av∕r∣uv σ⅛τg Ii 79,34% Sũ.,62 % 75,32% 76,75% 76,71% Tý lè no sáu 2,40% 2.73% 2,31% 1,79 % % 146

HỄ Sd an toán ⅛fin CAfi 14,63% 13,13

% % 11,35 TljO4% 3% 11,1

cõ PHIỂU

Cú pcvỄu PhHJ nông 2317 2.317 2655 2.665 7 359 Tv lé ChI trá có lức -EX 12% T0% 10% a%

Cja ẸỂ plìéu ∣TV1∣ d∣dr" Cudi Γ∣⅛τ∣) 26230 26BOO 31900 43.900 0 3545 cáa in .⅛ 'L∣Ξ IhI rrưủTig 6□.'B6 62.107 85.014 116994 14127.5

EPS 162 3 1582 1.533 1625 1566 DPS 1200 12D0 1.000 IDDO aoo (Nguồn: Báo cáo thườ ng niên VCB năm 2016)

Chỉ Tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số

tiền % tiềnSố % Số tiền %

Vốn huy động 510.98 4 886 594.00 4 881 703.53 9 89,3 Vốn đi vay 10.76 0 y 1 3 23.25 7 23.58 3,0^ Vốn khác 11.77 9 0 2, 6 11.96 1,8 7 12.67 u^ Vốn chủ sở hữu 43.47 3 _______ 7,5 45.17 2 ______ 6,7 48.10 2 _______ 6,1 Tổng nguồn vốn 576.99 6 100,0 674.39 5 100,0 787.90 5 100,0

Trong giai đoạn 2012-2016, quy mô tổng tài sản và quy mô vốn hóa thị trường của VCB tăng trưởng ổn định trong điều kiện hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn, môi trườn kinh doanh ngân hàng có nhiều diễn biến phức tạp, rủi ro đa dạng, thị trường chứng khoán trồi sụt thất thường.

50

Các chỉ tiêu cơ bản về dư nợ cho vay, lợi nhuận trước thuế và sau thuế, đều tăng khá ổn định, ở mức cao trong các năm từ 2014-2016. Hệ số an toàn vốn CAR duy trì cao hơn mức yêu cầu theo chuẩn quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VCB

2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một nguồn vốn nhất định. Vì thế, bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt đem lại kết quả kinh tế cao thì trước tiên phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Với vị thế là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam và tạo dựng được uy tín lớn đối với đông đảo các khách hàng, VCB luôn là ngân hàng có tổng nguồn vốn rất lớn để có đủ khả năng đáp ứng các hoạt động đa dạng của mình. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chúng ta hãy cùng phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của VCB giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu So sánh năm 2015 với năm 2014 So sánh năm 2016 với năm 2015 ±∆ % ±∆ % Vốn huy động 83.0 20 14, 35 109.5 16,2 Vốn đi vay 12.4 93 22 334 0, Vốn khác 1 8 0 , 711 õũ Vốn chủ sở hữu 1.6 99 0, 2.930 0, Tổng nguồn vốn 97.3 99 1 6, 113.5 10 16,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2014-2016)

51

Bảng 2.3: Sự biến động nguồn vốn qua các năm tại VCB

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2014-2016)

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy Tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Vốn kinh doanh trong kỳ của Ngân hàng được tài trợ từ những nguồn khác nhau, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao so với Vốn chủ sở hữu. Đây cũng một phần do đặc trưng của ngành, một phần cũng phản ánh tính rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm các thành phần như sau:

- Vốn huy động:

Vốn huy động của Ngân hàng bao gồm các khoản tiền gửi của Chính phủ và NHNN, tiền gửi của các TCTD khác, tiền gửi của khách hàng và vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Đây luôn là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong Tổng nguồn vốn qua các năm. Từ năm 2014 đến năm 2016, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đều. Vốn huy động của VCB năm 2016 là 703.539 tỷ đồng, chiếm 89,3% Tổng nguồn vốn, tăng trưởng so với năm 2015 về số tuyệt đối là 109.535 tỷ đồng và về số tương đối là 16,2%. Vốn huy động của VCB năm 2015 là 594.004 tỷ đồng, chiếm 88,1% Tổng nguồn vốn, tăng trưởng so với năm 2014 về số tuyệt đối là 83.020 tỷ đồng và về số tương đối là 14,4%.

Trong những năm gần đây VCB luôn nỗ lực, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường huy động vốn như: mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao

52

dịch, mạng lưới máy rút tiền ATM, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ,... cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như truy vấn thông tin về tài khoản của khách hàng bằng điện thoại, qua mạng Internet, thanh toán qua VCB-monney, VCB mobile banking . đa dạng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn, thưởng theo kỳ hạn. Sử dụng các tài khoản đầu tư tự động đối với các doanh nghiệp, sử dụng lãi suất ưu đãi linh hoạt cho từng đối tượng..

Kết quả đạt được là vốn huy động tăng liên tục và tăng nhanh biểu hiện vị trí vững vàng và uy tín của VCB trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đây cũng chính là lợi thế mà VCB cần phát huy trong thời gian tới.

- Vốn đi vay:

Bên cạnh việc huy động vốn dưới dạng tiền gửi, VCB cũng phải đi vay để đảm bảo đủ vốn hoạt động. Vốn đi vay của Ngân hàng bao gồm Vốn vay NHNN, vốn vay các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng. Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng.

Vốn đi vay của VCB chiếm tỷ lệ khá thấp trong Tổng nguồn vốn, chỉ chiếm 3,4% Tổng nguồn vốn vào năm 2015 với giá trị tuyệt đối là 23.253 tỷ đồng và chiếm 3% Tổng nguồn vốn vào năm 2016 với giá trị tuyệt đối là 23.587 tỷ đồng. Khi huy động vốn từ nguồn này, Ngân hàng thường phải chịu chi phí lớn vì đây thường là các khoản vay ngắn hạn, tức thời nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của Ngân hàng. Ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào vốn đi vay mà nên tăng cường vốn huy động tại chỗ để giảm chi phí đầu vào. Việc duy trì một tỷ lệ nhỏ vốn đi vay trong cơ cấu nguồn vốn của VCB là hợp lý.

- Vốn khác:

Vốn khác là toàn bộ giá trị tiền tệ mà Ngân hàng tạm thời chiếm dụng được thông qua việc cung cấp các phương tiện thanh toán, cung cấp các dịch vụ

ủy thác đầu tư và các khoản phải trả khác. Vốn khác của Ngân hàng bao gồm: Các khoản lãi, phí phải trả và các khoản phải trả và công nợ khác (Khoản phải trả cán bộ, công nhân viên; Thuế phải trả; Quỹ khen thưởng, phúc lợi.). Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng nguồn vốn của VCB và không

53

biến động nhiều về giá trị qua 3 năm. Trong năm 2016, giá trị nguồn vốn này là 12.677 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,6 % tổng nguồn vốn, tăng 0,1% so với năm 2015. Vốn khác đóng vai trò nhu một nguồn vốn bổ sung thêm vào vốn hoạt động kinh doanh trong kỳ của Ngân hàng.

- Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập đuợc thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để hình thành nên trang thiết bị, tài sản cố định cho ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu nguồn vốn của VCB sau Vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, chiếm từ 6-7,5% tổng nguồn vốn. Trong đó bao gồm vốn, các quỹ, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản và lợi nhuận chua phân phối. Tính đến 31/12/2016, cơ cấu vốn cổ đông của VCB là 77% vốn từ nhà nuớc (27.744 tỷ đồng), 15% vốn từ cổ đông chiến luợc Mizuho Bank Ltd., Nhật Bản (5.397 tỷ đồng) và 8% vốn từ cổ đông khác (2.837 tỷ đồng).

Vốn chủ sở hữu của VCB tăng truởng đều qua 3 năm từ 2014-2016. Năm 2015, giá trị nguồn vốn này là 45.172 tỷ đồng, tăng truởng so với năm 2014 về số tuyệt đối là 1.699 tỷ đồng và về số tuơng đối là 0,3% và năm 2016, giá trị nguồn vốn này là 48.102 tỷ đồng, tăng truởng so với năm 2015 về số tuyệt đối là 2.930 tỷ đồng và về số tuơng đối là 0,4%. Vốn chủ sỡ hữu là nguồn vốn khá quan trọng, nó là nguồn vốn hoạt động ban đầu, tạo cơ sở pháp lý cho sự thành lập ngân hàng. Vốn chủ sở hữu lớn và tăng truởng hàng năm giúp VCB ngày càng gia tăng tiềm lực tài chính và uy tín trong kinh doanh đối với khách hàng.

Kết quả huy động vốn của VCB trong 3 năm 2014-2015 đuợc khái quát theo bảng và biểu đồ sau:

Chỉ Tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi của khách hàng 422.20 4 501.163 590.451 78.959 1 9 89.28 8 18 - Có kỳ hạn trong vòng 1 tháng 223.34 3 279.372 4310.57 56.029 5 2 2 31.20 14 - Có kỳ hạn 1-3 tháng 92.31 2 107.069 126.916 14.757 1 6" 19.84 7 19^ 54

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại VCB năm 2014-2016

(Đvt: tỷ đồng) SOOfOO O 700.000 &ŨŨ.ŨŨŨ 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 2014 2015 2016

■ Vốn huy động BVondivay BVon khác ■ vón chú sờ hưu

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2014-2016)

55

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn tại VCB năm 2014-2016

- Có kỳ hạn 3-6 tháng 57.94 5 3 60.14 6 79.35 8 2.19 4" 3 19.21 57 - Có kỳ hạn 6-12 tháng 40.40 8 46.64 3 71.04 3 6.23 5 1 5 24.40 0 5

Một phần của tài liệu 1233 quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56)