Mô hình quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 1230 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 75)

phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hiện nay

(Nguồn: Tài liệu nội bộ VPBank)

- Theo phân công của HĐQT, RCO có trách nhiệm giám sát và đánh giá các rủi ro một cách cẩn trọng, bao gồm nhưng không giới hạn bởi

các rủi

ro về tín dụng, thị trường, vốn, thanh khoản và hoạt động. Ủy ban cũng có

trách nhiệm theo dõi và giám sát các hoạt động của các ủy ban liên quan tới

rủi ro khác bao gồm Hội đồng quản lý tài sản nợ - có (ALCO), Ủy ban quản

trị rủi ro hoạt động (ORC), Ủy ban tín dụng và thu hồi nợ (CCC) và Hội đồng

2

ngoài của Ngân hàng, thực hiện khung đo lường rủi ro hoạt động chính và khung quản lý chống gian lận). ORC nhận báo cáo định kỳ và các đề xuất rủi ro

từ các phòng rủi ro chức năng, bao gồm báo cáo về các xu hướng danh mục của

Ngân hàng, các chính sách quan trọng, các đề xuất về hạn mức rủi ro, các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, báo cáo thanh khoản và báo cáo an toàn vốn cũng như báo cáo cập nhật về việc thực hiện chiến lược rủi ro thường niên.

- Trung tâm quản trị rủi ro hoạt động: Chịu trách nhiệm thực hiện, kiểm tra, giám sát việc triển khai các chính sách quản trị rủi ro hoạt động trên hệ thống; đầu mối tổng hợp, định kỳ báo cáo đến cấp lãnh đạo.

Như vậy, có thể thấy VPBank đã xây dựng được cấu trúc quản trị rủi ro toàn diện với việc phân công cụ thể vai trò trách nhiệm của từng bộ phận trong cấu trúc quản trị đó. Trong cấu trúc đó, VPBank thành lập được trung tâm quản trị RRHD chuyên trách độc lập và xác định được khẩu vị rủi ro cho ngân hàng mình. Giám đốc khối quản trị rủi ro đã được giao nhiệm tập trung quản lý các loại rủi ro một cách toàn diện và độc lập mà không tham gia vào các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Đối với rủi ro hoạt động, VPBank đã thực hiện các giải pháp dài hạn như ban hành hệ thống chính sách và các công cụ nền

tảng, trong đó có hệ thống thu thập sự kiện tổn thất và hệ thống theo dõi chỉ số rủi ro chính. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã triển khai nhiều sáng kiến ngăn chặn và

giảm thiểu các hành vi gian lận bên trong và bên ngoài, nâng cao hệ thống kiểm

soát nội bộ, cải tiến quy trình và đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu 1230 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w