Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1230 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 114)

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân đầu tiên là ảnh hưởng của cách mạng công nghệ công nghiệp lần thứ IV (CMMCN 4.0) đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo mô hình tiên tiến. Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc CMCN 4.0 với hàng loạt công nghệ mới đột phá như trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây,..được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán điện tử nói riêng tại Việt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang triển khai các dịch vụ ngân hàng công nghệ số hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông. Tuy nhiên, sự phát triển này

cũng đặt ra những rủi ro tiềm ẩn về an ninh thông tin trong ngành ngân hàng, những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động ngày càng thường xuyên. Thêm vào đó, ở Việt Nam hành lang pháp lý cho vấn đề này chưa hoàn chỉnh, dẫn đến rủi ro hoạt động liên quan đến công nghệ có nguy cơ gia tăng, khó kiểm soát.

Nguyên nhân tiếp đến là hệ thống hàng lang pháp lý chưa kiện toàn.

Khung pháp lý về quản trị rủi ro nói chung và rủi ro hoạt động nói riêng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh nên các ngân hàng thương mại nói chung, trong đó có VPBank còn lúng túng trong việc xây dựng và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động của mình. Thêm vào đó, sự thay đổi chính sách hay cách hiểu và vận dụng pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả không mong đợi mà có thể gây ảnh hưởng bất lợi, rủi ro cho ngân hàng thương mại.

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn còn nhiều kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng và hệ thống pháp lý xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe đối với các hành vi liên quan đến rủi ro hoạt động nói riêng

2.4.3.2. Nguyên nhân ch ủ quan

Thứ nhất, nguồn nhân lực của VPBank về quản trị rủi ro hoạt động khá

non trẻ và ít kinh nghiệm hơn so với các ngân hàng thương mại khác, trong đó:

+ Nguồn nhân sự cho trung tâm quản trị rủi ro hoạt động đã được bổ sung nhưng vẫn còn khá mỏng, còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kỹ năng trong quản trị rủi ro hoạt động, đăc biệt là kiến thức về quản trị rủi ro hoạt động theo chuẩn Basel II.

+ Hiện nay, mỗi đơn vị đều có một cán bộ điều phối viên phối hợp với trung tâm quản trị rủi ro hoạt động để thực hiện quy trình quản trị rủi ro. Tuy nhiên, cán bộ điều phối viên chưa đảm bảo tính độc lập với bộ phận kinh doanh tại đơn vị, thiếu kiến thức, kinh nghiệm về quản trị rủi ro hoạt động dẫn đến hoạt động quản trị rủi ro hoạt động chưa hiệu quả. Các điều phối viên

đã định kỳ báo cáo rủi ro hoạt động về trung tâm quản trị rủi ro hoạt động nhưng một số điều phối viên khác chưa có sự đầu tư đúng mức, mang tính đối phó, bao che. Một số điều phối viên rủi ro hoạt động còn khá thờ ơ với việc nhận diện và báo cáo rủi ro hoạt động. Các thông tin báo cáo sơ sài, không chất

lượng dẫn đến cơ sở dữ liệu tổn thất còn nhiều thiếu sót. Điều này khiến cơ sở dữ chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc áp dụng phương pháp tính toán vốn cho rủi ro hoạt động.

+ Một số cán bộ nhân viên chưa nhận thức được ảnh hưởng nghiêm trọng của rủi ro hoạt động. Đội ngũ nhân viên không thực hiện đúng theo quy định, quy trình nội bộ hoặc cố tình không thực hiện đúng quy định, quy trình gây hậu quả và tổn thất cho ngân hàng. Theo số liệu thống kê, 99% tổn thất của

VPBank do gian lận. Các nội dung, vấn đề về tuân thủ dù được rà soát, truyền thông định kỳ... tuy nhiên, các vụ việc gian lận nội bộ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các bộ nhân viên vẫn xảy ra ở nhiều cấp kinh doanh. Qua thống kê, các vi phạm xảy ra ở nhiều công đoạn trong quy trình tín dụng. Điển hình nhất có lẽ là việc CBNV trực tiếp thông đồng với khách hàng giả mạo nguồn thu nhập, giấy tờ tài sản để chứng minh năng lực tài chính qua đó, hồ sơ vay vốn được thông qua. Những việc này chắc chắn làm tổn hại nghiêm trọng tài sản của ngân hàng, đồng thời kéo theo hệ lụy nợ xấu, xử lý mệt mỏi lâu dài.

+ Một số cán bộ nhân viên được tuyển dụng vào vị trí không phù hợp dẫn đến thiếu kỹ năng làm việc, gây tổn thất cho ngân hàng. Một bộ phận cán bộ nhân viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro hoạt động; chưa hiểu về quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ trong từng vị trí công việc, trong từng qui trình nghiệp vụ.

+ Các chương trình đào tạo đã được thực hiện nhưng chưa tạo cảm hứng cho người học. CBNV tham gia không đầy đủ hoặc không thực hiện các

Thứ hai, mặc dù ngân hàng đầu tư rất lớn về công nghệ nhưng các rủi ro do lỗi công nghệ cũng thường xảy ra (tình trạng ngừng hoạt động máy ATM do lỗi thiết bị, lỗi đừờng truyền xảy ra, giao dịch không thành công nhưng hệ thống vẫn trừ tiền...). Dù đã được khắc phục kịp thời nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và hình ảnh của ngân hàng. Qua đó cho thấy, hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của VPBank đang tồn tại một số hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hoạt động phát sinh, cụ thể:

+ Giải pháp công nghệ để hạn chế rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng số chưa đồng bộ. Dịch vụ công nghệ số được VPBank chú trọng triển khai mạnh mẽ (dịch vụ ngân hàng điện tử - Internet banking, dự án ngân hàng số Timo.) nhưng các kịch bản rủi ro chưa được xây dựng đầy đủ, phương án xử lý chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến nhiều sự cố phát sinh những quá trình xử lý còn chưa kịp thời, ảnh hưởng chất lượng dịch vụ cung cấp củ VPBank. Do vậy, ngân hàng còn khá lúng túng với một số rủi ro hoạt động liên quan đến dịch vụ ngân hàng số đang diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn tinh vi hơn.

+ Hoạt động thu thập sự kiện tổn thất vẫn thực hiện phương thức thủ công (quản lý trên Excel) mà chưa có sự hỗ trợ về mặt công nghệ dẫn đến dữ liệu không đầy đủ, chính xác và kịp thời trong khi hoạt động này quan trọng, là cơ sở cho công tác tính vốn sau này.

Thứ ba, VPBank đã ban hành khá đầy đủ chính sách quản trị rủi ro hoạt

động và quy trình thực hiện. Tuy nhiên, VPBank chưa có các hướng dẫn chi tiết kèm theo các văn bản này dẫn đến các cán bộ nhân viên, đơn vị thực thi không hiểu chính xác và đầy đủ. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động triển khai quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại các đơn vị.

Thứ tư, VPBank đã xây dựng hệ thống văn bản, chính sách hướng dẫn

hoàn chỉnh. Tuy nhiên một số văn bản còn thiếu chặt chẽ, chồng chéo đã gây khó khăn cho việc tác nghiệp. Nhiều cá nhân lợi dụng lỗ hổng của quy trình, cố tình thực hiện sai quy trình tác nghiệp nhằm mục đích trục lợi. Ngoài ra, việc cập nhật không liên tục tình trạng hiệu lực của văn bản cũng gây khó khăn cho đơn vị tác nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho cá nhân lợi dụng để thực hiện các hành vi gian lận.

Cuối cùng, quy trình giám sát nội bộ VPBank khá chặt chẽ nhưng vẫn

tổn tại một số điểm hạn chế, trong đó công tác hậu kiểm, kiểm tra, kiểm soát sau (như kiểm toán nội bộ, giám sát tín dụng, kiểm tra vận hành, phòng kiểm tra, kiểm soát tuân thủ...) hiện nay thường thực hiện theo kế hoạch, triển khai từng giai đoạn nên chưa kịp thời phát hiện và báo cáo rủi ro. Các phát hiện trong quá trình kiểm tra là các rủi ro đã xảy ra, do vậy, việc xử lý rủi ro gặp nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Bên cạnh đó, chương này cũng đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chính sách quản trị rủi ro hoạt động và phần tích thực trạng triển khai hoạt động quản trị rủi ro hoạt động tại VPBank. Từ đó, Chương 2 đã nêu các thành quả đạt được cũng nhưng hạn chế cần phải khắc phục. Trên cơ sở những nội dung trên, chương 3 sẽ đề cập đến đến một số giải pháp, kiến nghị mà tác giả đề xuất để hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro hoạt động tại VPBank.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)

3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Thịnh Vượng (VPBank) trong bối cảnh kinh tế hội nhập

Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2018 được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi với tăng trưởng khả quan ở hầu hết các nền kinh tế chủ chốt. Kinh tế châu Á được dự đoán tăng trưởng khả quan nhờ tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng trong khu vực và trên thế giới cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá sẽ là điểm sáng trong các nền kinh tế ASEAN (Theo Moody’s Investors). Tuy nhiên, những thách thức cho kinh tế Việt Nam là giữ được tăng trưởng trong môi trường lạm phát thấp, thay đổi chính sách thương mại của các quốc gia làm ảnh hưởng đến xuất khẩu. Đầu năm 2018, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi chính thức có hiệu lực, theo đó cho phép phá sản ngân hàng, quy định mới sẽ gây các áp lực tích cực lên các ngân hàng để minh bạch hóa, cải thiện chất lượng tài sản, tăng vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trước những cơ hội và thách thức mới, VPBank đã thông qua chiến lược 5 năm 2018-2022 với hai mục tiêu chiến lược trở thành một trong 3 ngân hàng có giá trị nhất Việt Nam và trở thành Ngân hàng thiên thiện với người tiêu dùng nhất thông qua ứng dụng công nghệ vào năm 2022.

Theo đó, VPBank xác định 06 nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Vận hành các động cơ tăng trưởng mới, tăng cường liên kết với các công ty công nghệ tài chính, các đối tác chiến lược nhằm tạo ra một hệ sinh

thái tài chính đa dạng và tiện lợi hơn cho mọi phân khúc khách hàng; - Tập trung đẩy mạnh hoạt động số hóa các dịch vụ và sản phẩm tài

chính, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và tạo

động lực tăng trưởng mới cho VPBank;

- Xây dựng năng lực khai thác, phân tích và tối ưu hóa sức mạnh của dữ liệu;

- Kiện toàn hệ thống quản trị rủi ro (bao gồm cả an ninh thông tin) và công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ tốt quá trình phát triển nhanh của các

hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ;

- Xây dựng một tổ chức lành mạnh, hiệu quả với văn hóa cộng tác nội bộ, trở thành điểm đến của những tài năng hàng đầu.

Với mục tiêu tham vọng trên, VPBank kỳ vọng tiếp tục là ngọn cờ dẫn đầu về tăng trưởng và hiệu quả trên mọi mặt với 600.000 - 700.000 tỷ đồng tổng tài sản trong 5 năm tới và 25.000 - 30.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; củng cố vị trí dẫn đầu trong chiến lược bán lẻ và ngân hàng số; là dịch vụ tài chính tin cậy của mọi người dân Việt; nâng cao tỷ trọng giao dịch của khách hàng qua các kênh tự phục vụ, đón đầu các xu hướng công nghệ ngân hàng mới.

3.1.2. Định hướng về hoạt động quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2018-2022, VPBank đã xác định kiện toàn hệ thống quản trị rủi ro là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, VPBank định hướng hoạt động quản trị rủi ro hoạt động trong thời gian tới

đã ban hành, đồng thời đào tạo củng cố năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho các CBNV để từng bước hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro hoạt động.

- Tăng cường công tác quản trị an ninh thông tin.

- Tăng cường vai trò hỗ trợ của CNTT để công tác quản trị rủi ro hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất.

- Bảo mật thông tin và phòng chống gian lận, giả mạo

- Hoàn thiện kịch bản các sự cố nghiêm trọng và đào tạo tuân thủ cho CBNV về phương án xử lý.

- Phổ biến và cập nhật liên tục các chính sách, quy định, quy trình về quản lý rủi ro hoạt động đến từng bộ phận trong ngân hàng để toàn bộ CBNV

hiểu và nắm bắt kịp thời nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp. - Củng cố hệ thống cảnh báo rủi ro hoạt động, đảm bảo kịp thời cung

cấp các thông tin trên hệ thống phần mềm quản lý rủi ro hoạt động của toàn

hệ thống ngân hàng để có thể giám sát và có biện pháp xử lý nhanh nhất.

- Nâng cao trình độ và ý thức của CBNV để có thể nhanh chóng nhận diện và xử lý rủi ro hoạt động, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

- Tạo sự liên kết của phòng quản trị rủi ro hoạt động và các phòng ban tại Hội sở, chi nhánh để có thể cùng giải quyết những rủi ro gặp phải tại các

đơn vị trên toàn hệ thống.

- Tuân thủ hiệp ước Basel II, tính toán các chỉ số rủi ro theo phương pháp tiên tiến, áp dụng quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) và

thực hiện các giải pháp rủi ro tích hợp.

3.2. GIẢI PHÁP

- Tổ chức truyền thông định kỳ đối với các quy trình, sản phẩm mới ban hành, đồng thời phổ biến các văn bản pháp luật mới có tác động, ảnh

hưởng trực tiếp tới hoạt động nghiệp vụ. Tăng cường các khóa đào tạo nhận

diện và xử lý các rủi ro hoạt động theo từng nghiệp vụ cho nhân viên

như như

phân biệt tiền giả, chữ ký giả,...chứ không chỉ đơn thuần đào tạo về nghiệp

vụ như hiện nay.

- Giám sát công tác tuyển dụng nhân sự phù hơp vị trí công việc, hạn chế bỏ phí nguồn lực và chi phí tài chính cho ngân hàng. Quy định rõ về

quyền hạn

và trách nhiệm của từng cán bộ trong từng vị trí công việc, trong từng

qui trình

nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi, giám sát, nhắc nhở nhân

viên phải tuân thủ các quy trình tác nghiệp nhằm nâng cao ý thức của

nhân viên

trong việc thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ và có trách nhiệm với công việc.

- Đa dạng các hình thức đào tạo nhận biết và xử lý các rủi ro hoạt động thông thường cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới như các chương

trình đào tạo online, trực tuyến để CBNV có thể học bất kỳ khi nào,

phát hành

các tài liệu nghiệp vụ, rủi ro rộng rãi trong hệ thống. Định kỳ phải tổ

Một phần của tài liệu 1230 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w