Quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung : - Nhận diện rủi ro
- Đo luờng và đánh giá rủi ro - Theo dõi và kiểm soát rủi ro - Tài trợ rủi ro.
Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trình quản trị RRTD, song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu đuợc phân ra trong quy trình phải luôn có sự liên kết gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, có vậy mới đảm bảo kiểm soát rủi ro theo mục tiêu đã định.
1.2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Điều kiện tiên quyết để quản trị RRTD là phải nhận diện đuợc RRTD. Nhận diện RRTD là việc xác định các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải nhu: nguời vay hoàn toàn không thể trả đuợc nợ, nguời vay trả nợ không đầy đủ hoặc nguời vay trả nợ không đúng kỳ hạn,.. .Đây là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi truờng hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê đuợc tất cả các loại rủi ro, kể cả phát hiện dự báo các loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tuơng lai, để từ đó có biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng rủi ro phù hợp.
Hiệu quả của công tác quản trị RRTD phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận diện rủi ro bởi lẽ việc xác định chính xác các loại rủi ro là cơ sở để xây dựng chuơng trình quản trị rủi ro phù hợp và hiệu quả cho từng loại rủi ro.
- Sự chậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận hoặc chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng.
- Thay đổi bất thường trong khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, thuế và thu nhập.
- Cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.
- Giá cổ phiếu của công ty giảm hay có biến động mạnh mà không có thông tin nào đó hỗ trợ.
- Thu nhập có xu hướng giảm qua các năm, các chỉ tiêu như thể hiện tình hình hoạt động của doanh nhiệp như ROA, ROE, ROI, EBIT, ... có xu hướng xấu đi.
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ hoạt động (chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho).
- Những biến động lớn, bất ngờ không dự kiến được và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng,.
1.2.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
Đo lường và đánh giá RRTD là bước tiếp theo sau khi đã phát hiện được có nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Đo lường và đánh giá RRTD là việc xác định mức rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được trong sự nỗ lực để có được lợi nhuận trên cơ sở khả năng tài chính và sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro của NHTM. Đo lường và đánh giá rủi ro còn là việc tính toán mức độ nguy hiểm của mỗi loại rủi ro trong cho vay của NHTM để từ đó xác định được thứ tự ưu tiên trong việc theo dõi và kiểm soát đối với từng loại rủi ro.
Phương pháp được các ngân hàng sự dụng để đo lường và đánh giá RRTD có thể là phương pháp định tính hoặc phương pháp định lượng hoặc sự
kết hợp khéo léo giữa phương pháp định tính và định lượng.
a. Phương pháp định tính
Các phương pháp đo lường và đánh giá định tính phổ biến là phân tích tín dụng cổ điển và sử dụng ý kiến chuyên gia.
Trong các phương pháp phân tích cổ điển, NHTM phải thực hiện việc phân tích, đánh giá năng lực của khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính (cơ cấu vốn và tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng vốn,...) và chỉ tiêu phi tài chính( môi trường hoạt động, năng lực sản xuất, năng lực quản lý,..) của doanh nghiệp. Các ngân hàng Việt Nam dường như có vẻ không quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu về dòng tiền nhưng chúng ta nên quan tâm thêm một số chỉ tiêu về dòng tiền của khách hàng.
Việc đánh giá các chỉ tiêu này có thể được thực hiện qua một số mô hình đánh giá RRTD thông dụng như:
- Mô hình 6C- Dùng để đánh giá tư cách người vay (character), năng lực tài chính( capacity), khả năng tạo ra thu nhập hay còn gọi là dòng tiền của khách hàng (cash), tài sản đảm bảo (collateral), điều kiện (conditions), kiểm soát (control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới xem được là khả thi.
- Mô hình CAMPARI- Dùng để đánh giá tư cách người đi vay (character), khả năng (ability), lãi cho vay (margin), mục đích vay vốn (purpose), số tiền vay (amount), khả năng trả nợ (repayment), bảo đảm đối với khoản vay (insuarance).
- Đối với phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia, NHTM phải thu thập ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm thông qua một bảng hỏi để đánh giá tình hình của khách hàng vay vốn.
b. Phương pháp định lượng.
khoản cho vay thông qua việc tính toán xác suất vỡ nợ của nguời vay. Để luợng hóa RRTD, NHTM có thể sử dụng một số mô hình sau:
- Mô hình điểm số Z (Z- credit scoring model)
Mô hình điểm số Z do giáo su Edward I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại luợng Z là thuớc đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với nguời vay và phụ thuộc vào:
+ Trị số của các chỉ số tài chính của nguời vay (Xj)
+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của nguời vay trong quá khứ, đó chính là các hệ số ở đằng truớc các biến Xj.
Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số Xl, X2, X3, X4, X5. Trong đó:
Xl= Vốn luu động/ Tổng tài sản. X2= Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản.
X3=Lợi nhuận truớc thuế và lãi vay/Tổng tài sản.
X4=Thị giá cổ phiếu/Nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả. X5=Doanh thu/Tổng tài sản.
Trị số Z càng cao thì nguời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Nhu vậy, khi trị số Z thấp hoặc âm sẽ là căn cứ để xếp hạng khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao và gia quyết định không cho vay. Nhung trị số Z là bao nhiêu là tốt, và bao nhiêu là thấp. Bằng nghiên cứu của mình giáo su Edward I.Altman đã tìm ra công thức tính Z, Z’ và Z” thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong ngành sản suất: Z=1.21X1+1.4X2+3.3X3+06.4X4+0.999X5
Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chua có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.8 < Z: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa ngành sản xuất: Z,=0.717X1+0.847X2+3.107X3+0.42X4+0.998X5
Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’ < 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Chỉ số Z” dưới đây có thể dùng cho hầu hết các ngành các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính Z” được điều chỉnh như sau:
Z,,=6.56X1+3.26X2+6.72X3+1.05X4
Nếu Z” > 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.2 < Z < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z” < 1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
* Ưu điểm: Mô hình Z tương đối đơn giản, chỉ là việc thu thập và xử lý số liệu, sau đó tính ra Z.
* Hạn chế:
+ Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không trả lãi cho đến mức hoàn toàn mất cả vốn và lãi của khoản vay.
+ Hai khách hàng có thể có cùng điểm số Z nhưng không hẳn là sẽ có RRTD như nhau, mỗi khách hàng sẽ có những vấn đè riêng của họ, cần phải phân tích định tính mới có thể kết luận thêm.
+ Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục. Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng,...)
+ Tại Việt Nam mức độ tin cậy của các số liệu chúng ta thu thập được là không cao lắm, có thể dẫn đến nhầm lẫn hay ngộ nhận khi đưa ra quyết định.
- Mô hình tính toán tổn thất dự kiến ( Expected loss/Var)
Theo basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số:
PD: probability of default- Xác xuất khách hàng không trả được nợ. LGD: loss given default- Tỷ trọng tổn thất ước tính.
EAD: exposure at default- Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.
Thông qua các biến số trên ngân hàng xác định được EL: expected loss- Tổn thất có thể ước tính được.
Công thức tính EL
EL = PD x LGD x EAD
Tổn thất dự kiến (EL) thể hiện tổn thất tín dụng bình quan của ngân hàng. Việc định giá tiền vay của ngân hàng phải đủ để bù đắp tổn thất tín dụng bình quân này.
Var (Value at risk) là giá trị rủi ro, là số tiền tối đa có thể tổn của một danh mục trong một giai đoạn nhất định đối với một độ tin cậy nhất định. Việc đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp này khá phực tạp để có thể tính toán được Var một cách chính xác đòi hỏi NHTM phải có số liệu thống kê được thu thập qua một quá trình dài, đồng thời phải lựa chọn được thời gian đo lường Var cũng như độ tin cậy phù hợp.
* Ưu điểm: nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tổi thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với RRTD.
* Hạn chế: Việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB là xu thế tất yếu của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong ba chỉ tiêu PD, LGD, EAD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những phần mềm xử lý hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi NHTM phải được đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất lớn và đặc biệt phải có lộ trình khoa học.
- Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác.
Các công cụ chấm điểm tín dụng:
+ Bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Bảng này chấm điểm tín dụng của mỗi khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn định tính ( tiêu chí phi tài chính) như năng lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, vị
trí trên thị trường, quan hệ với khách hàng, với ngân hàng,...
+ Bảng các chỉ số tài chính chuẩn. Bảng các chỉ số tài chính chuẩn là một công cụ để chấm điểm tín dụng dựa trên một số chỉ số tài chính căn bản như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ số vốn vay,. Bảng chỉ số và giá trị chỉ số khác nhau cho mỗi loại khách hàng khác nhau.
Các bước chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín khách hàng:
Để tiến hành đánh giá và xếp loại khách hàng được nhất quán, dễ dà ng thực hiện, các NHTM thường hướng dẫn nhân viên các bước chấm điểm cụ thể. Thông thường, công việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng có thể thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp có thể xác định căn cứ vào các tiêu thức như vốn, lao động, doanh thu và nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Bước 2: Đánh giá các chỉ tiêu tài chính.
Nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Bốn loại chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu đánh giá về khả năng trả nợ và chỉ tiêu đánh giá thu nhập. Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp thường rất khác nhau tủy thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp. Do vậy, ngân hàng đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vừa theo nghành vừa theo quy mô doanh nghiệp.
Bước 3: Tổng hợp kết quả điểm và xếp loại doanh nghiệp
Đứng trên góc độ ngân hàng, là người cung cấp tín dụng, tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu tài chính là khác nhau. Ngân hàng luôn đánh giá các chỉ tiêu về doanh thu, kỳ thu tiền bình quân, luân chuyển hàng tồn kho là rất quan trọng, nó liên quan mật thiết đến việc thu hồi nợ và lãi của các khoản cho vay. Vì thế khi tính điểm các chỉ tiêu tài chính khác nhau chúng ta phải
gắn cho chúng những trọng số nhất định tùy theo tính chất quan trọng của chỉ tiêu đó và thể hiện mức độ tác động của chúng đối với khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
* ưu điểm: Mô hình loại bỏ đuợc sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
* Hạn chế: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng đối với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
1.2.3.3. Theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng là việc áp dụng các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, thông qua đó NHTM có thể nắm bắt đuợc diễn biến của các loại RRTD và đua ra các biện pháp nhằm điều tiết và duy trì RRTD ở một mức độ mà ngân hàng thuơng mại có thể chấp nhận đuợc. Việc theo dõi và kiểm soát RRTD phải đuợc tiến hành trong suốt quá trình cho vay nhằm giúp NHTM ứng phó kịp thời với rủi ro phát sinh.
Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát truớc khi, trong khi và sau khi cho vay.
- Kiểm soát truớc khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay, kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sở liên quan để tìm hiểu quan điểm các cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và