Bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1294 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43)

Từ kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng trên thế giới và Việt Nam, bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTM cổ phần Công thương Việt Nam nói chung và Vietinbank Ninh Bình nói riêng là:

Thứ nhất, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu được lưu trữ qua nhiều năm sẽ là cơ sở cho những hoạt động quản lý rủi ro sau này của ngân hàng.

Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.

hiện đại trong phân tích, đánh giá và xử lý RRTD. Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp phần nâng cao chất luợng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tu.

Thứ ba, các chính sách quản trị nhân lực cần huớng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất luợng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, các quy trình nghiệp vụ thuờng đuợc rà soát một cách thuờng xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng.

Thứ tu, ngân hàng cần nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và luợng hóa RRTD. Thông qua đó giúp những nhà quản lý sớm phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục. Để hoàn thành hệ thống đo luờng, luợng hóa rủi ro theo thông lệ tốt nhất, NHTM cổ phần công thuơng Việt Nam cần lên kế hoạch cơ bản cho việc thực hiện theo Hiệp uớc Basel 2 và hoàn thiện hệ thống dựa trên xếp hạng nội bộ.

Năm là, tuân thủ quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD, từng buớc đa dạng hoạt động tín dụng theo huớng chuẩn hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Những bài học trên đây sẽ là kinh nghiệm quan trọng để NHTM cổ phân Công thuơng Việt Nam có thể vận dụng trong xây dựng và thực thi chính sách quản trị RRTD của mình. Theo nhận định của tôi, việc vận dụng các bài học này là có thể thực hiện đuợc đối với NHTM cổ phần công thuơng Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRTD trong NHTM, luận văn về cơ bản đã hoàn thành những nội dung chính sau đây:

- Làm rõ và khẳng định, RRTD là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. RRTD do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị RRTD là tất yếu khách quan đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ NHTM nào.

- Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá RRTD trong NHTM.

- Đề tài cũng phân tích rõ nội dung của công công việc quản trị RRTD bao gồm bốn bước: nhận diện rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, th eo dõi và kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy trên thế giới và Việt Nam, các ngân hàng có nhiều biện pháp vầ chính sách cụ thể về quản trị RRTD. Từ đò, rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho NHTM cổ phần công thương Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là nền tảng cở sở để phân tích đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Vietinbank Ninh Bình trong thời gian qua. Và từ những vấn đề lý luận đã được làm sáng tỏ còn có thể cho phép hình thành những quan điểm định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại NHTM cổ phần công thương Việt Nam nói chung và Vietinbank Ninh Bình nói riêng trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NINH BÌNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NINH BÌNH

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh Ninh Bình

- Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình.

- Địa chỉ: 951 Trần Hưng Đạo, phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

- Điện thoại: 030.387.2614 - Fax: 030.387.2678

Được thành lập theo quyết định cố 411/QĐ- NHCT, ngày 1/ 12/ 1994 cuả tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần thương mại công thương Việt Nam, Vietinbank Ninh Bình là một chi nhánh thuộc hệ thống NHCPCT Việt Nam, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng, phục vụ nhiệm vụ phát trển kinh tế xã hội cuả Đảng, Nhà nước và địa phương . Vietinbank Ninh Bình chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 21/1/1995. Trải qua chặng đường hơn 20 năm, qua quá trình xây dựng và trưởng thành, Vietinbank Ninh Bình đã có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn thử thách, vượt qua mọi khó khăn thử thách trong bước phát triển vững chắc góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh , đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán , lẫn tiện ích cho

khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nằm trong địa bàn thuận lợi, là nơi cửa ngõ của thành phố Ninh Bình, Vietinbank Ninh Bình tọa lạc trên một trong những con phố sầm uất nhất của tỉnh Ninh Bình. Với vị thế của mình Vietinbank Ninh Bình nhiều năm qua đã không ngừng đẩy mạnh và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng nhằm tăng thị phần và tạo niềm tin đối với khách hàng. Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietinbank Ninh Bình đã thu hút được đông đảo khách hàng cả về huy động vốn lẫn cho vay và các dịch vụ khác.Vietinbank Ninh Bình luôn hoạt động vì mục tiêu đem lại sự thân thiện cho khách hàng, hoạt động an toàn, hiệu quả, luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của ngân hàng như nội dung câu slogan của ngân hàng đó là “ nâng giá trị cuộc sống”. Vietinbank đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngân hàng có tiềm lực mạnh với quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao, uy tín và vị thế ngày càng được khẳng định thể hiện vai trò hết sức quan trọng và là chỗ dựa đang tin cậy trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Bình. Hiệu quả hoạt động của Vietinbank Ninh Bình trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho thành tích chung của NHTM cổ phần công thương Việt Nam. Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, Vietinbank Ninh Bình đã nhanh chóng tạo được dấu ấn của mình trên địa bàn thành phố Ninh Bình.

Sau đây là sơ đồ mô phỏng cơ cấu tổ chức quản lý của Vietinbank Ninh Bình.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Thời gian qua, Vietinbank Ninh Bình đã mở rộng pham vi huy động vốn tới tất cả các đối tuợng dù là cá nhân hay tổ chức, đa dạng hóa các hình thức huy động nhu đa dạng về kỳ hạn, đa dạng về lãi suất, liên tục tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới ... nhằm thu hút tối đa nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tu và phát triển kinh tế của địa phuơng.

Để giảm bớt các khó khăn về nguồn vốn cho vay, trong năm 2012 Vietinbank Ninh Bình đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chính địa bàn hoạt động của mình, xác định phuơng châm của mình là giảm tối đa sự phụ thuộc vào nguồn vốn của hội sở hay ngân hàng cấp tren, thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động nhu: khuyến mại, tiết kiệm dự thuởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, thuờng xuyên chăm sóc khách hàng tiềm năng, duy trì và tích cực tìm kiếm khách hàng mới, điều chỉnh linh hoạt lãi suất các kỳ hạn, đổi mới tác phong giao dịch, mở rộng mạng luới hoạt động,.Bên cạnh việc áp dụng các hình thức khuyến mại, Vietinbank Ninh Bình vẫn đảm bảo quy định về trần huy động VND của Ngân hàng nhà nuớc. Mặc dù lạm phát tăng cao, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp hơn nhiều so với truớc song tiền gửi dân cu của các ngân hàng trên địa bàn vẫn khá cao, và ổn định.

Trong năm 2012, NHNH đã thực hiện điều chỉnh 8 lần lãi suất phù hợp trong đó có 5 lần giảm lãi suất huy động vốn và 3 lần giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Trải qua những đợt điều chỉnh dài, khiến lãi suất cuối năm 2012 giảm về 9%/năm thế nhung kết quả huy động vốn của Vietinbank Ninh Bình thực hiện đến hết 31/12/2012 đạt 3.664.331triệu đồng.

Trong năm 2013, xu huớng giảm của lãi suất ở gần nhu tất cả các kỳ hạn vẫn tiếp tục diễn ra. NHNH đã giảm 2%/năm đối với các mức lãi suất

điều hành, giảm 3%/năm đối với trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND dành cho các lĩnh vực uu tiên, giảm 1%/năm trần lãi suất tiền gửi VND, cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 6 tháng trở lên. Trong điều kiện kinh tế vẫn rất khó khăn, nguồn vốn huy động tính đến hết 31/12/2013 đạt 4.182.186 triệu đồng tăng 517.855 triệu đồng, tăng 14.13% so với năm 2012.

Năm 2014, lãi suất huy động vốn với xu huớng chủ đạo tiếp tục giảm, tuy nhiên trong bối cảnh kinh kế vẫn khó khăn, bất động sản tiếp tục đóng băng, vàng giảm, chứng khoán lúc lên lúc xuống, nhà đầu tu vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm là một kênh đầu tu an toàn, có thể phân bổ vốn vào đó. Do đó đến hết năm 2014 tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Ninh Bình vẫn tiếp tục tăng đạt 4.788.738 triêu đồng, tăng 14.50% so với năm 2013. Đây là một tín hiệu rất tốt, trong 3 năm từ 2012-2014, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tổng vốn huy động của Vietinbank Ninh Bình vẫn liên tục tăng và đạt tốc độ tăng ổn định (>14%). Điều đó cho thấy Vietinbank Ninh Bình vẫn luôn cố gắng tự chủ về nguồn vốn đầu vào của mình, giảm lệ thuộc vào nguồn vốn ở NH cấp trên.

Đối với các giấy tờ có giá, Vietinbank tuy có phát hành thêm vào năm 2013, năm 2013 giá trị ghi sổ các giấy tờ có giá tăng 29.031 triệu đồng, tăng 32.93% so với năm 2012. Điều này có thể là do NH phát hành giấy tờ có giá để chủ động một phần nguồn vốn kinh doanh của mình. Năm 2014, Vietinbank đã thực hiện thanh toán gần nhu toàn độ giấy tờ có giá đến hạn, đến cuối năm 2014 chỉ còn tồn ghi sổ giấy tờ có giá 227 triệu đồng.

- Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế

Việc chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn huy động đuợc mặc dù đã đuợc Vietinbank Ninh Bình chú trọng, nhung luợng vốn huy động đuợc từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm một tỷ trọng thấp (năm 2012 chiếm

901.868/3.664.331 = 24.61%, năm 2013 tăng lên mức 1.069.296/4.182.186 = 25.56%, năm 2014 tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 932.427/4.788.738=19.47%) . Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do khó khăn chung của nên kinh tế và của các doanh nghiệp, lúc này các doanh nghiệp còn phải sử dụng tối đa các nguồn vốn tự của mình đua vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa vay vốn ngân hàng do lãi suất cao nên họ không thể có nguồn vốn nhàn rỗi để cho ngân hàng có thể huy động đuợc.

- Huy động vốn từ dân cu.

Là một tỉnh duyên hải bắc bộ, địa bàn rộng, năng lực và khả năng tích lũy của nền kinh tế chua cao, bên cạnh đó lãi suất huy động tiếp tục giảm thấp, tuy nhiên kênh gửi tiền vào ngân hàng để huởng lãi suất vẫn là kênh đầu tu an toàn và đuợc đông đảo nguời dân lựa chọn.

Nguồn tiền gửi của cá nhân và các hộ gia đình luôn là nguồn vốn có tính chất ổn định và đang có xu huớng tăng trong cùng kỳ những năm gần đây. Trong tổng nguồn vốn huy động đuợc nguồn tiền gửi từ cá nhân và các hộ gia đình luôn chiếm tỷ trong cao (năm 2012 chiếm 2.762.463/3.664.331 = 75.39% , năm 2013 có giảm đi một chút nhung vẫn chiếm tỷ trọng cao là 3.112.890/4.182.186=74.44% , nhung năm 2014 đã tăng lên đáng kể và tăng lên mức 3.856.311/4.788.738=80.53%).

Để thu hút đuợc nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân, Vietinbank Ninh Bình đang thực hiện khá nhiều chuơng trình khuyến mại hấp dẫn, phổ biến nhất là tặng quà đi kèm, hay gửi tiết kiệm trúng thuởng khá hấp dẫn, phổ biến nhất là tặng quà đi kèm. Bên cạnh đó, ngân hàng sử dụng các hình thức bốc thăm trúng thuởng các chuyến du lịch nuớc ngoài hoặc vàng hay ô tô.Điều này thu hút thêm đuợc luợng khách hàng nhất định.

- Huy động từ VND và ngoại tệ.

còn 0.75% đã khiến nguời dân gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ giảm rõ rệt.

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ năm 2012 đạt 3.462.738 triệu đồng chiếm 94.49% tổng nguồn vốn, năm 2013 tăng lên mức 3.985.540 (chiếm 95.29 % tỏng nguồn vốn) tăng 522.802 triệu đồng tuơng ứng với 15.11% so với năm 2012. Năm 2014 tăng lên mức 4.577.816 triệu đồng ( chiếm 95.59% tổng vốn huy động) tăng 592.276 triệu đồng tuơng ứng với 14.86% so với năm 2013.

Nhu vậy hoạt động huy động vốn của Vietinbank Ninh Bình về cơ bản theo

đúng định huớng chỉ đạo của NHNH, tăng truởng tín dụng đã đuợc cải thiện. Tỷ

lệ huy động vốn bằng đồng VND vẫn tăng mạnh, chiểm ≈95% tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn bằng ngoại tệ mặc dù đuợc ngân hàng khuyến khích, tuy

nhiên luợng tiền gửi khá hạn chế, chỉ đạt khoảng 5% tổng nguồn vốn huy động,

điều này cần đuợc ngân hàng cải thiện trong những năm tới.

Tuy nhiên công tác huy động vốn của Vietinbank Ninh Bình còn có nhung hạn chế cơ bản đó là: Nguồn vốn huy động đuợc chủ yếu là ngăn hạn (<12 tháng), huy động đuợc hạn chế nguồn tiền có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng không huy đông đuợc các nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng đó mới là những nguồn tiền ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng truởng tín dụng chua cao mà nguôn nhân chủ yếu alf do lãi suất cho vay khá cao, giá cả đầu vào của một số mặt hàng tăng làm giá bán phải tăng tỷ lệ thuận khiến hàng hóa tiêu thụ chậm, nợ xấu cao; một số thủ tục cho vay nông nghiệp, nông thôn chua đuợc cải tiến cho phù hợp với nhận thức của nguời nông dân.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Ninh Bình

-Cá nhân____________________ 2.762.46 3.112.89 3.856.31 350427 12.68 743.421 23.88

-Tổ chức kinh tế _____________ 901.868 1.069.29

6 932.427 167.428 18.56 -136.869 -14.68

Phân theo sản phẩm___________

Tiền gửi khách hàng___________ 654.872 785.470 679.775 130.598 19.94 -105.695 -13.456

-Tiền gửi không kỳ hạn________ 335.139 449.275 268.990 114.136 34.06 -180.285 -40.13

-Tiền gửi có kỳ hạn____________ 319.354 334.530 409.733 15.176 4.752 75.203 22.48

+Duới 12 tháng_______________ 250.965 162.280 282.161 -88.685 -35.34 119.881 73.88

+Từ 12-24 tháng______________ 68.389 171.850 127.472 103.461 151.3 -44.378 -25.82

-Tiền gửi vốn chuyên dùng______ 153 560 257 407 266.01 -303 -54.11

Một phần của tài liệu 1294 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w