Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Một phần của tài liệu 1294 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 39)

hàng thương mại

Thứ nhất, nhân tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ngân hàng.

Ngân hàng cần thiết phải đưa ra chính sách kiểm tra chặt chẽ trong, trước và sau khi cho vay. Đồng thời cần xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định được đưa ra một cách thận trọng và hiệu quả. Ngân hàng cũng cần xây dựng một quy trình thu nợ gốc, lãi, các khoản phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ. Cần thiết có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không được thực hiện và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong trường hợp việc cho vay bị tổn thất. Hệ thống báo cáo của các ngân hàng phải thông báo kịp thời, chính xác trạng thái tín dụng của khách hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết và kịp thời về khách hàng vay để đảm bảo việc đánh giá được trạng thái rủi ro.

Bên cạnh đó, việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro hoạt động ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bởi nếu một mô hình quản trị rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ đấn tới

những rủi ro tiềm ẩn rất lớn, nhất là trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Việc lựa chọn mô hình nào quản trị rủi ro tín dụng phân tán , tập trung, hay là kết hợp hài hòa giữa hai mô hình phụ thuộc rất nhiều vào đường lối phát triển của ngân hàng , nguồn lực tài chính lẫn nguồn lực sẵn có của ngân hàng. Mô hình nào không quan trọng mà phải xem xét nó có phù hợp với ngân hàng của mình hay không.

Việc định hướng quản trị rủi ro của ngân hàng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng thuộc về bản thân mỗi ngân hàng, nó quyết định đến mức độ quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Định hướng quản trị RRTD của ngân hàng là một kế hoạch hay chiến lược tổng thể phát triển hoạt động tín dụng và quản trị RRTD gồm một hệ thống các mục tiêu, chương trình, chính sách và giải pháp cụ thể được xây dựng một cách phù hợp với các diễn biến về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước tại từng thời kỳ, quy mô của mỗi ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

Thứ hai nhân tố con người trong đó có cán bộ NHTM và người đi vay.

Trong mọi vấn đề, nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng nhất và có tính quyết định. Do vậy, công tác quản trị RRTD rất cần thiết phải đặt nhân tố con người, bao gồm cán bộ ngân hàng và người đi vay lên hàng đầu. Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại ngân hàng đòi hỏi phải công khai và minh bạch. Cán bộ tuyển dụng phải bảo đảm có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba, nhân tố công nghệ.

Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển bùng nổ như hiện nay, việc đưa vào những công nghệ mới sẽ rút ngắn thời gian hơn trong việc quản lý dữ liệu hay mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ

trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn.

Công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò cực kỳ quan tọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Theo Basel II, sự đầu tư công nghệ kết hợp với các cơ sở dữ liệu thu thập được, theo thời gian tất yếu sẽ phát huy được lợi ích tiềm tàng to lớn của nó trong định giá và quản lý rủi ro nói chung, cũng như trong điều hành quản lý ngân hàng nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lý giao dịch và độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công và vì vậy cải thiện được chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1294 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w