các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán) công khai thông tin. Việc này không những buộc doanh nghiệp phải hoạt động minh bạch hơn mà còn giúp công tác quản lý hiệu quả hơn. Nhờ đó các NHTM cũng có được nguồn thông tin để đảm bảo việc đo lường RRTD được chính xác. Việc công bố thông tin cũng chính là giúp cho ngân hàng, việc này khiến
họ phải làm việc hiệu quả hơn, để không làm ảnh hưởng hình ảnh cho họ trong mắt chính khách hàng của họ là cả người gửi tiền lẫn người đi vay. Hai là, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập chuyên đi xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp trong nước lấy đó làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác đánh giá và xếp hạng tín dụng.
Ba là, đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng. Tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng, bao gồm cả NHNN và các NHTM là điều kiện duy trì tăng trưởng nên kinh tế và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ngân hàng, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham giá khu vực ngân hàng nhằm tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị, điều hành của các NHTM Nhà nước hiện nay. Đây là giải pháp lầu dài và bền vững nhằm ngắn chặn nguy cơ gia tăng nợ xấu. Để tái cơ cấu, tái cấu trúc hoạt động NHTM cần có sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước thông qua cấp bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn tự có đạt hệ số CAR theo chuẩn mức quốc tế, nhà nước cũng cần cho phép cổ phần hóa, cho phép phát hành trái phiếu đặc biệt để thu hút vốn, đổi mới phương thức quản lý, quản trị kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu ở chương 3 đã hoàn thành một số nội dung chính sau: Nêu lên định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng nhà nước, của tỉnh Ninh Bình, của Vietinbank Ninh Bình. Theo đó, mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro tín
dụng. Để thực hiện được những định hướng đó, các giải pháp được đưa ra đều dựa trên khung lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng Chương 1 và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank Ninh Bình ở chương 2, kết hợp tham khảo kinh nghiệm một số ngân hàng thương mại trên thế giới.
Hệ thống giải pháp đưa ra có tính đồng bộ, bám sát nội dung quản trị RRTD, từ công tác nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro đến tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN
Ngân hàng là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và nguời tiêu dùng, đây cũng là công cụ để chính phủ điều tiết các chính sách vĩ mô thông qua chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế cũng nhu kiềm chế lạm phát. Hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể nói là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Hoạt động tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thuơng mại, nó là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng ( tại Việt Nam thuờng chiếm khoảng 70%). Tuy nhiên một vấn đề đặt ra đó là hoạt động tín dụng luôn luôn đi kèm theo nó là rất nhiều rủi ro . Khi mà rủi ro tín dụng quá cao sẽ ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thuơng mại cổ phần công thuơng Việt Nam chi nhánh Ninh Bình- Thực trạng và giải pháp” đã làm rõ đuợc các nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thuơng mại.
Thứ hai, trên kết quả phân tích bộ số liệu của Vietinbank Ninh Bình từ năm 2012 đến 2014, đề tài đã chỉ rõ những kết quả đạt đuợc và hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân cơ bản trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng nhu của những vấn đề bất cập trong quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank Ninh Bình, kết hợp với lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và định huớng phát triển của ngành ngân hàng, quan điểm chỉ đạo của Nhà nuớc về rủi ro tín dụng, để tài đã đề xuất một hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank Ninh Bình. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến việc hoàn thiện mô hình xếp
hạng tín dụng nội bộ và áp dụng các mô hình hiện đại vào việc đo lường rủi ro tín dung tại Vietinbank Ninh Bình. Bên cạnh đó là việc nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro.
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu được xác định tại phần mở đầu, có thể khẳng định đề tài đã đạt được mục đích đặt ra. Kết quả của đề tài là công sức của tác giả cùng với sự đóng góp ý kiến, hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa- giảng viên trường Học Viện Ngân Hàng. Bên cạnh đó là sự tư vấn và cung cấp số liệu của ông Phạm Khắc Tiệp - Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Ninh Bình. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu có nhu cầu nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời, tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định vào việc giảm thiểu rủi ro tín dụng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Vietinbank Ninh Bình trong thời gian tới.
Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng để nội dung của đề tài đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, song do đối tượng nghiên cứu của đề tài là một vấn đề khá phức tạp và còn nhiều mới mẻ, việc tiếp cận số liệu khó khăn, hơn nữa đề tài lại được thực hiện trong điều kiện thời gian không đủ dài, số liệu nghiên cứu và nguồn tài liêu tham khỏa hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Do đó tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
[2] Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[3] Thông tư số 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư số 02/2013/TT- NHNN.
[4] Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
[5] Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 112/2006/QĐ- TTG ngày 24/05/2006.
[6] Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[7] PGS. TS. Lê Văn Tề, ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu (1999), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
[8] Tạ Thanh Huyền, Đỗ Thu Hằng (2014), Kinh nghiệm của các ngân hàng các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, Số 81, tr.53-57.
[9] Nguyễn Cảnh Hiệp (2013), Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
đầu tu tín dụng dựa trên khung Value at Risk (VAR), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nằng, số 1 (36), tr.131 - 140.
[12] PGS. TS Truơng Đông Lộc, ThS. Nguyễn Thị Tuyết (2011), Các nhân tố ảnh huởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thuơng mại cổ phần ngoại thuơng Chi nhánh Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 5, tr.38 - 41.
[13] PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thuơng mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[14] PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[15] Báo cáo tình hình hoạt động cho vay năm 2012, 2013, 2014 của Vietinbank Ninh Bình.
[16] Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 của Vietinbank Ninh Bình.