1.2.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng
Một số dấu hiệu cảnh báo RRTD trong hoạt động của ngân hàng:
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngân hàng
18
+ Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc chậm thanh toán.
+ Xin ngân hàng cho kéo dài thời gian trả nợ, xin gia hạn nợ + Có biểu hiện giảm vốn điều lệ
+ Vốn vay bị sử dụng với mục đích khác so với thỏa thuận trong hợp đồng + Chu kỳ vay thuờng xuyên gia tăng
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng
+ Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý...
+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng nguời không hiệu quả và có hiện tuợng những nguời có năng lực rời khỏi công ty
+ Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực. + Phát sinh những khoản chi phí không hợp lý
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Giá trị sản luợng hoặc doanh thu của doanh nghiệp suy giảm + Thu nhập không ổn định và thiếu tính thuờng xuyên
+ Chậm trễ trong thanh toán luơng cho nhân viên
+ Hệ số quay vòng vốn lun động thấp, khả năng thanh toán giảm + Các khoản nợ thuơng mại gia tăng một cách bất thuờng
Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán
+ Chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính không hợp lý và thiếu chuẩn xác
+ Tăng doanh số bán hàng nhung lãi giảm hoặc lỗ + Tiền mặt giảm, vốn luu động giảm
19
+ Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu nhu kế hoạch
Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại
+ Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những ngành nghề mà không thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao.
+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi nhu: giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, không nhập đuợc những nguyên liệu đặc chủng,...
+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích ví dụ nhu: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhà xưởng...
Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật
+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều huớng bất lợi
+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật 1.2.2.2 Đo luờng rủi ro tín dụng
Đo luờng RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để luợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng tối đa đối với một khách hàng cũng nhu để trích lập dự phòng. Các mô hình đo luờng đuợc sử dụng trong việc đo luờng.
❖Mô hình định tính: Mô hình chất luợng 6C
• Character (Tu cách nguời vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm trung thực, mục đích rõ ràng và thiện trí trả nợ vay của nguời vay. Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng nguời xin vay phải có mục đích tín dụng rõ ràng và thiện trí trả nợ khi đến hạn.
• Capacity (Năng lực của nguời vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng nguời xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký hợp đồng tín dụng. Tuơng tự, cán bộ tín dụng phải chắc rằng nguời đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là nguời đuợc ủy quyền hợp pháp của
20
công ty. Một hợp đồng tín dụng được ủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho Ngân hàng.
• Cash (Thu nhập người vay): Tiêu chuẩn thu nhập người vay tập trung vào câu hỏi: người vay có đủ khả năng để trả được nợ hay không. Người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bán thanh lý tài sản.
• Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được bảo đảm bằng tài sản cầm cố hay thế chấp sẽ gắn chặt nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ vay thì tài sản cầm cố sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng và tất nhiên tài sản cầm cố cần đảm bảo các yêu cầu nhất định theo quy định của Ngân hàng.
• Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá các xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải biết thực trạng về ngành nghề công việc kinh doanh của khách hàng cũng như các điều kiện kinh tế thay đổi ảnh hưởng như thế nào tới người vay.
• Control (Kiểm soát): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng. Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
V Mô hình điểm số Z:
Là mô hình sử dụng quan sát đặc điểm của người vay để tính điểm số, đại diện cho khả năng vỡ nợ của người vay để sắp xếp vào những cấp độ vỡ nợ khác nhau. Bằng việc lựa chọn và kết nối những đặc điểm kinh tế và tài chính khác nhau một nhà quản lý có thể thiết lập, và xác định mức độ liên
xếp hạng Tình trạng
Moody’s Aaa Chất luợng cao nhất 21
quan hay tầm quan trọng của các nhân tố. Để vận dụng mô hình điểm số tín dụng theo cách này, nhà quản lý phải nhận dạng đuợc sự đo luờng kinh tế và tài chính khách quan đối với từng nguời vay. Đối với khoản vay tiêu dùng, những đặc điểm khách quan trong mô hình điểm số tín dụng có thể: thu nhập, tài sản, tuổi tác, nghề nghiệp và địa điểm. Đối với các khoản vay thuơng mại, thông tin về các dòng tiền và các chỉ số tài chính nhu tỷ lệ trên vốn thường được sử dụng là nhân tố then chốt. Sau khi dữ liệu được nhận dạng, sẽ lượng hóa thay cho điểm xác xuất rủi ro vỡ nợ hay phân loại rủi ro vỡ nợ. Chỉ số biến thiên Z là một sự đo lường tổng thể của từng RRTD. Chỉ số này lần lượt phụ thuộc vào giá trị của các chỉ số tài chính khác nhau của người vay (Xj) là mức độ quan trọng của cả tỷ số này dựa trên kinh nghiệm quan sát trong quá khứ của những người vỡ nợ đối lập với những người không bị vỡ nợ tìm thấy mô hình phân tích biệt số
Hàm số Altman (mô hình phân tích tín dụng) được thiết lập Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Với: X1: Vốn lưu động/Tổng tài sản X2: Lợi nhuận để lại /Tổng tài sản X3: Thu nhập trước thuế / Tổng tài sản
X4: Hệ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị hạch toán của tổng nợ.
X5: Hệ số doanh thu / Tổng tài sản
Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ thấp. Vậy khi trị số Z thấp là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình này bất kỳ người vay nào có điểm số thấp hơn 1.81 phải xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.
Z<1.8 khách hàng có khả năng vỡ nợ cao 1.8<Z<3 không xác định được
Z>3 khách hàng có xác xuất vỡ nợ thấp 22
ưu điểm: Kỹ thuật đo luờng tuơng đối đơn giản
Nhuợc điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại khách hàng có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên mức độ rủi ro của mỗi khách hàng khác nhau.
S Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngoài mô hình điểm số Z, hiện nay nhiều Ngân hàng còn sử dụng phuơng pháp cho điểm để xử ký các đơn vay của nguời tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số nguời phụ thuộc, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.
+ Ưu điểm: Mô hình điểm số tín dụng đã loại bỏ đuợc phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của Ngân hàng.
+ Nhược điểm: Mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để tích ứng với những thay đổi của nền kinh tế, do đó có thể bỏ sót những khách hàng lành mạnh và có thể đe dọa đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm giảm lòng tin của mọi nguời tới Ngân hàng và hệ thống tài chính.
S Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:
RRTD hay rủi ro không hoàn đuợc vốn trái phiếu của công ty thuờng đuợc thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này đuợc chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tu nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là dịch vụ tốt nhất.
Aa Chất luợng cao
Baa Chất lượng vừa ^Ba Nhiều yếu tố đầu cơ Caa Chất lượng kém ^Ca Đầu cơ có rủi ro cao ^c Chất lượng kém nhất Standard & Poor’s AAA Chất lượng cao nhất
AA Chất lượng cao
~Ã Chất lượng vừa cao hơn BBB Chất lượng vừa
^BB Chất lượng vừa thấp hơn
^B Đầu cơ
CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao
~C Trái phiếu có lợi nhuận DDD-D Không hoàn được vốn
(Nguồn: Quản trị NHTM(2008). PGS-TS-Nguyen Thị Mùi)
Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aa nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc giảm dần từ Aa và AA sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không hoàn được vốn cao.
V Phương pháp đo lường Value at risk (VaR)
VaR của một danh mục tài sản tài chính được định nghĩa là khoản tiền lỗ tối đa trong một thời hạn nhất định, nếu ta loại trừ những trường hợp xấu nhất (worst case scenarios) hiếm khi xảy ra. VaR là một phương pháp đánh giá mức rủi ro của một danh mục cho vay theo hai tiêu chuẩn như giá trị của danh mục cho vay và khả năng chịu đựng rủi ro của Ngân hàng.
Đối với Ngân hàng thì VaR của một danh mục tài sản chính thuộc vào ba thông số quan trọng: độ tin cậy (ví dụ: Nếu độ tin cậy là 99% thì có nghĩa
24
có 1% trường hợp xấu nhất có thể xảy ra), khoảng thời gian đo lường VaR và sự phân bố lời/lỗ trong khoảng thời gian này.
Hiện nay có 4 phương pháp thông dụng nhất để tính VaR:
- Phân tích quá khứ (historical method): phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai.
- Phương sai (Variance - covariance method): phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lời và rủi ro tuân theo phân bố chuẩn.
- Risk Metrics: Phương pháp này tính độ lệch chuẩn theo những suất sinh lời mới nhất, cho ta phản ứng nhanh chóng khi thị trường thay đổi đột ngột và đồng thời cho ta quan tâm đến những sự kiện cực kỳ quan trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của danh mục cho vay.
- Monte Carlo: cho VaR chính xác nhưng chi phí thực thi cao.
VaR được sử dụng làm cơ sở cho việc phân bổ nguồn vốn trong các loại tài sản của danh mục và là công cụ hữu hiệu trong việc hạn chế RRTD tại các Ngân hàng hiện nay. Ưu việt cơ bản nhất của phương pháp VaR là tính minh bạch, tính thông tin và tính có thể so sánh được của VaR. Tuy nhiên VaR cũng có giới hạn, khi chọn một phương pháp tính VaR cần cân nhắc những tiêu chuẩn nhất định như chi phí thực thi, tính phức tạp, tính linh hoạt của mô hình, cách tổng hợp và khai thác dữ liệu.
1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng
Đương đầu với rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi hướng tới mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận phải hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất, muốn vậy Ngân hàng cần phải kiểm soát được rủi ro. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng:
25
Đây là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế thị truờng biến động phức tạp, đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có chiến luợc rõ ràng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Một chiến luợc rõ ràng, chính xác đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trong công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nó góp phần định huớng cho các hoạt động tín dụng trong tuơng lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao, quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng.
• Xây dựng chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng ngân hàng phải đuợc thực hiện ba mục tiêu cơ bản: lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chính sách tín dụng hợp lý phải đuợc xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
- Nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm cả nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu. Dựa vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đầu tu, loại hình cho vay phù hợp nhất.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nuớc, điều này ảnh huởng đến nhu cầu tín dụng của thị truờng. Do đó, ngân hàng phải có sự phù hợp thống nhất đối với các điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ.
- Thị truờng mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị truờng nhất định. Chính những nhân tố này sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị truờng.
- Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là những phân tích mang tính chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội trong nuớc và nuớc ngoài, điển hình là những phân tích dự báo về tình hình tài chính tiền tệ, lãi suất, lạm phát, ngoại tệ...
26
Quy trình nghiệp vụ cho vay gồm 4 phần tương đương với 4 giai đoạn của quá trình cho vay bao gồm: Quy trình xét duyệt cho vay, quy trình phát tiền vay, quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và quy trình thu hồi nợ vay.
Trong đó, quy trình xét duyệt cho vay và quy trình theo dõi sau vay là một trong những giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến mức độ RRTD của khoản vay.
- Phân tích tín dụng:
Phân tích tín dụng là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, là lá chắn đầu tiên để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng. Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn vay, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Phân tích tín dụng bắt đầu bằng việc thu thập thông tin có ý nghĩa đối với việc đánh giá tín dụng, phân tích trên cơ sở thông tin thu thập được và lưu lại thông tin để sử dụng trong tương lai.
Phân tích tín dụng chính là cơ sở cho việc ra quyết định tín dụng. Phân tích tín dụng giúp ngân hàng sàng lọc được các khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng để cho vay.
Phân tích tín dụng dự đoán các rủi ro có thể xảy ra sau khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời đề xuất các biện pháp ngân hàng phải áp dụng để phòng ngừa, hạn chế các rủi ro đó.
Việc đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng trong quá trình phân tích