thành phố Nam Định
1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh tỉnh Nam Định
Ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định trong hoạt động cấp tín dụng ngay khi phát sinh nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), để ngăn ngừa, hạn chế RRTD có thể xảy ra, ngân hàng không chủ quan mà phân công cán bộ phụ trách làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và có biện pháp tín dụng như theo dõi, giám sát khách hàng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu.
Chính sách phân loại nợ trên được thực hiện tự động hóa một cách minh bạch trên phần mềm quản lý nợ toàn hệ thống khiến cho nợ quá hạn các nhóm tự động phát sinh trên hồ sơ quản lý món vay và cân đối kế toán do vậy chỉ cần quá hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay một ngày, cũng đủ để toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng bị chuyển sang nợ quá hạn, phân loại vào nợ nhóm 2. Với cách quản lý nợ như trên, Hội sở chính và Ban lãnh đạo chi nhánh có thể cảnh báo sớm nợ nhóm 2 đòi hỏi CBTD phải kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin về khách hàng để giải đáp ngay câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến chậm trả lãi và/hoặc gốc của khách hàng và để phòng ngừa thủ thuật vay đáo hạn để trả nợ ngân hàng, do vậy kể cả trường hợp khách hàng có nguồn trả nợ nhóm 2, CBTD cũng cần “viếng thăm” khách hàng để tìm hiểu xem nguồn trả nợ từ đâu. Nếu khoản nợ nhóm 2 quá hạn được khắc phục không quá 30 ngày, nguồn trả nợ thực chất từ chu chuyển vốn kinh doanh lành mạnh thì có thể yên tâm về tình hình tài chính người vay. Ngược lại nếu việc chậm lãi/gốc được xác định là có dấu hiệu, nguyên nhân bất ổn trong kinh doanh thì rõ ràng không còn là tình huống chậm trả lãi tạm thời mà CBTD phải báo cáo lãnh
42
đạo tín dụng và đề xuất xử lý. Lúc này việc phát hiện, cảnh báo sớm sẽ có tác động tích cực cho cả người vay lẫn NH có biện pháp xử lý kịp thời. Như vậy nợ nhóm 2 được coi như chiếc nhiệt kế đo lường và cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng tại NH Nông nghiệp. Vì vậy, cần sớm phân tích nguyên nhân nợ nhóm 2 và có biện pháp tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, vì rất dễ dẫn đến hệ lụy nợ xấu.
Mặt khác ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đã xây dựng được cơ chế thưởng phạt để gắn trách nhiệm của cán bộ cho vay và phát huy tính tích cực trong công tác xử lý thu hồi nợ. Và đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định chi lương cho CBTD.