Các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng NHTM

Một phần của tài liệu 1293 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 53)

Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm có nhóm chỉ tiêu trực tiếp và nhóm chỉ tiêu gián tiếp:

33

1.2.3.1 Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp:

- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà 1 phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.

- Nợ xấu: là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quy định tại Thông tư số 02.

- Nợ cơ cấu thời hạn trả nợ: là nợ được tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khă năng trả nợ gốc và/ hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng đựoc tổ chức tín dụng đánh giá có khă năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại..

Các chỉ tiêu đánh giá quản trị RRTD của các ngân hàng như sau:

S Nợ quá hạn: là những khoản nợ không được trả đúng hạn như đã

thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và những khoản nợ này không được phép và cũng không đủ điều kiện để gia hạn nợ.

S Tỷ lệ nợ quá hạn: tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá

hạn so với tổng dư nợ

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ quá hạn phản ánh đơn vị tiền tệ Ngân hàng không thể thu hồi trong 100 đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng đã cho vay tại thời điểm xác định. Việc phân tích chỉ tiêu này giúp Ngân hàng đánh giá được RRTD. Nếu tỷ lệ này quá cao thể hiện chất lượng tín dụng Ngân hàng quá thấp và ngược lại.

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng 3% là có thể chấp nhận được

Tuy nhiên, có thể thấy rằng do dư nợ quá hạn và tổng dư nợ được đo tại thời điểm nhất định nên nó không phản ánh đúng chất lượng tín dụng của NH. Nó chỉ phản ánh được các khoản nợ đã đến hạn thanh toán chứ chưa phản ánh

34

được rủi ro của các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Một số khoản nợ loại này vẫn tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn các khoản nợ được xác định là nợ quá hạn. Trong đó nợ quá hạn bao gồm:

• Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: đây là loại rủi ro sai hẹn và chỉ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Ngân hàng.

• Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: đây là loại rủi ro mất vốn tín dụng hay rủi ro phá sản. Nếu rủi ro này cao thì Ngân hàng có khả năng phá sản rất lớn.

S Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu với tổng dư nợ: Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = --- x 100% Tổng dư nợ cho vay

Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tiếp cận với thông lệ quốc tế, chỉ tiêu này phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của các khoản vay.

S Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi: là tỷ lệ phần trăm giữa nợ khó đòi

với tổng dư nợ

Nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi = --- x 100% Tổng dư nợ

Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, khách hàng thua lỗ triền miên, phá sản. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho NH: hy vọng thu lãi tiền là mong manh, NH cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết RRTD đã xảy ra.

Các chỉ tiêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh mức độ RRTD khác nhau. Đối với NH, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn vốn mới, chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Tuy nhiên trong hoạt

35

động tín dụng, do có các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kỳ hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng, nếu chỉ nhìn vao các chỉ tiêu này mà kết luận là NH gặp RRTD quá mức cho phép là chua đủ. Khi xem xét RRTD, người ta thường tính toán chỉ tiêu nợ quá hạn đi kèm với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn.

S Nợ có vấn đề

Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên NH nhận thấy nhiều khoản nợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Những khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của NH. Các khoản nợ này nếu được phát hiện sớm và được áp dụng các biện pháp, quy trình nghiệp vụ thích hợp sẽ ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn phát sinh giảm khả năng tổn thất mà NH phải gánh chịu. Khi các khoản nợ có vấn đề giảm về giá trị và số món, cũng như tỷ lệ nợ có vấn đề trên tổng dư nợ giảm đi chính là biểu hiện của hạn chế RRTD.

S Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

Dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = ---■--- x 100% Tổng dư nợ

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo.

Ngoài ra, các Ngân hàng được yêu cầu trích dự phòng rủi ro chung ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến 4, các Ngân hàng phải trích đủ số sự phòng chung này.

36

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khỏan nợ suy giảm.

S Tỷ lệ phân bổ dự phòng trên tổng dư nợ

Giá trị phân bổ dự phòng

Tỷ lệ phân bổ dự phòng = --- x 100% Tổng dư nợ

Từ đó NH có tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Sử dụng dự phòng là việc các TCTD sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ. TCTD thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau đây:

+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý RRTD đối với các khoản nợ đó.

+ Phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ: TCTD phải khẩn trương tiến hành việc phát mãi tài sản đảm bảo theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

+ Trường hợp phát mãi tài sản không đủ để bù đắp cho RRTD các khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý.

+ Việc TCTD sử dụng dự phòng chung để xử lý RRTD không phải xóa nợ cho khách hàng. TCTD và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý RRTD.

+ Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, TCTD phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ triệt để.

Hai chỉ tiêu tỷ số giữa phân bố dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm và tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng cho

37

các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng hàng năm từ thu nhập hiện tại.

Trên đây là các chỉ tiêu trực tiếp dùng để đánh giá RRTD, tuy nhiên tùy tình hình phát sinh trong thực tế mà các ngân hàng có thể chọn lọc các chỉ tiêu nào trong hệ thống chỉ tiêu nêu trên để đánh giá, phân tích RRTD cho phù hợp.

1.2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp:

- Quy mô tín dụng

Quy mô tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng nhung nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tuơng ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh rủi ro tín dụng. Quy mô tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:Du nợ/tổng tài sản; Tổng du nơ/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân; Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân; Tốcđộ tăng truởng tín dụng/Tốc độ tăng truởng kinh tế.

- Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng phản ảnh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhung nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:

+ Cơ cấu tín dụng theo ngành: Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả đuợc nợ ngân hàng cũng cao. Hoặc cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì có thể mức độ rủi ro cao khi ngành đó bị suy thoái hay bị các ảnh huởng khác.

+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình: cho thấy tỉ lệ tập trung theo các đối tuợng là doanh nghiệp Nhà nuớc, doanh nghiệp tu nhân, doanh nghiệp cố vốn

38

đầu tư nước ngoài.

+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yếu tố này phải dựa trên cơ cấu vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ổn định dài hạn thì có thể cho vay trung dài hạn nhiều, và ngược lại.

+ Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Nếu tỉ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro khi khách hàng không trả được nợ. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo phản ánh qua chỉ tiêu tỉ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan:

- Nhận thức của Ban giám đốc về vai trò của quản trị RRTD.

Những tác động của hoạt động quản trị RRTD cho thấy sự cần thiết phải quan tâm đến các hoạt động xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát rủi ro, phòng ngừa, hạn chế RRTD, do đó quản trị RRTD không chỉ là nhiệm vụ của NHTM mà còn là nhiệm vụ của toàn bộ các chủ thể liên quan. Quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của mỗi ngân hàng và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.

Vì vậy, nhận thức của Ban lãnh đạo về vai trò của hoạt động quản trị RRTD là rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD. Nếu Ban lãnh đạo nhận thức được vai trò của quản trị RRTD sẽ chú ý đến xây dựng, chiến lược, chính sách quản trị rủi ro hợp lý; xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro phù hợp, đầu tư cả về nhân lực và tài chính cho hoạt động cũng như các công cụ nhận dạng, đo lường phân tích kiểm soát và tài trợ trong hoạt động quản trị RRTD.

39

Trong ngân hàng thì hoạt động quản trị RRTD trước hết là nhiệm vụ của các ông chủ, của người quản lý NHTM. Cụ thể là của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các trưởng phó phòng. Sau nữa, hiệu quả quản lý điều hành phải được lan truyền đến nhân viên tín dụng và các nhân viên khác trong ngân hàng để công việc kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao. Cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả, trao đổi thông tin thường xuyên lẫn nhau giữa ba bộ phận thực hiện ba chức năng: kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp.

- Hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị RRTD: Nguồn thông tin đầu vào bao gồm thông tin lịch sử, hiện tại và xu thế phát triển của khách hàng (gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính), thông tin về thị trường sản phẩm, môi trường đầu tư, môi trường pháp luật, chính sách của nhà nước, các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho việc xếp loại khách hàng vay...

- Công nghệ: Công nghệ ngân hàng hiện đại cung cấp cho người làm công tác quản trị RRTD những công cụ hữu hiệu từ việc phát hiện sớm các RRTD có thể xảy ra đến việc cập nhật từng giờ các thông tin cần thiết cũng như các công cụ đo lường, dự đoán, mô phỏng, xây dựng các kịch bản RRTD có thể xảy ra.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ: Đội ngũ cán bộ chính là những nhân tố mấu chốt của các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD. Một đội ngũ cán bộ tốt sẽ làm cho các biện pháp quản trị RRTD phát huy được sức mạnh, đẩy lùi được điểm yếu và đem lại kết quả tích cực hơn cho ngân hàng trong hoạt động quản trị RRTD.

1.2.4.2 Các nhân tố khách quan:

- Từ phía khách hàng vay: RRTD từ phía người vay là một trong những loại rủi ro thường đem lại tổn thất lớn nhất cho ngân hàng, khi người

40

vay không thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng. Nguyên nhân là do trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý; sau đó là chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng chây ỳ không trả nợ...

- Các yếu tố thuộc về triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp:

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng vận dụng vào sản xuất kinh doanh, là hệ giá trị và mục tiêu chung nhằm định hướng, giáo dục mọi thành viên trong doanh nghiệp, trong các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có văn hóa. Triết lý chung này sẽ giúp cho các thành viên định hướng phát triển và làm việc phục vụ cho những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

- Từ phía các cơ quan quản lý: Ngân hàng là một ngành chịu nhiều hoạt động kiểm tra, giám sát từ cơ quan chủ quản trực tiếp là Ngân hàng nhà nước. Vì vậy, nếu các văn bản, quy định của Ngân hàng nhà nước phù hợp, kịp thời và mang tính chuẩn mực thì sẽ là một định hướng tốt cho các NHTM trong việc triển khai các biện pháp quản trị RRTD có hiệu quả.

- Môi trường pháp lý, xã hội, kinh tế: Sự thay đổi trong các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách cho vay chỉ định của Nhà nước, quy định về đất đai, nhà ở.do Chính phủ ban hành. Vấn đề chu kỳ kinh tế, lạm phát thất nghiệp.mà các nhà quản trị không thể dự báo được. Ngoài ra, hiệu quả quản trị RRTD cũng bị ảnh hưởng từ việc thực thi chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý ngân hàng, quản lý doanh nghiệp lỏng lẻo, cấp phát tràn lan, công chứng tài sản thế chấp sai pháp luật, cơ quan thi hành án với người thi hành án, trung tâm bán đấu giá tài sản thế chấp tiêu cực.

Một phần của tài liệu 1293 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w