Bài học kinh nghiệm đốivới Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương

Một phần của tài liệu 1293 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 122)

Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định

Qua thực tế cho thấy trong trong thời gian gần đây nợ xấu của chi nhánh có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay còn yếu kém, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro và không thu hồi được nợ. Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định như sau:

Một là, ngân hàng thực hiện chặt chẽ và tuân thủ nghiêm quy trình cho

vay và thường xuyên kiểm tra giám sát cho vay và sau cho vay để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không kiểm soát được nguồn trả nợ.

Hai là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong

45

chất lượng phân tích đánh giá khoản vay, ngân hàng nên tổ chức bộ phận tín dụng theo hướng: độc lập phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp tín dụng, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp tín dụng từ giai đoạn khởi tạo và phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết nợ. Thành lập một bộ phận độc lập trong chi nhánh, chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, khách hàng. Trên cơ sở phân tích đưa ra những dự báo và chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro.

Ba là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín

dụng. Rất nhiều ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay vì thế hậu quả là rất nghiêm trọng. Sở dĩ điều này xảy ra là do một số ngân hàng cho vay khách hàng chỉ dựa trên tài sản đảm bảo mà bỏ qua yếu tố khác như: năng lực tài chính, uy tín, hiệu quả kinh doanh của dự án, thiện chí trả nợ, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng...

Bốn là, đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng, không

nên quá tập trung cho vay vào một lĩnh vực, một ngành nghề... Ngân hàng cần xây dựng danh mục theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ các khoản cho vay để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng.

Năm là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức

để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

46

Sáu là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công

nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn chủ yếu giới thiệu khái quát về tính cấp thiết chọn đề tài nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên cứu và giới thiệu khái quát về tình hình nghiên cứu của các luận văn trước đó. Ngoài ra trong chương 1 cũng nêu rõ đối tượng và giới hạn phạm vi cần nghiên cứu, từ đó đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp, tổng hợp những vấn đề nghiên cứu phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định trong quá trình hội nhập và phát triển.

47

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

2.1Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định

2.1.1 Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi

nhánh thành phố Nam Định

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hiện nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã thực hiện cổ phần hoá, nằm trong hệ thống NHTM cổ phần bắt nhịp với xu hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng ở nước ta.

• Tên đơn vị: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định

• Địa chỉ: Số 1 phố Máy Tơ, Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

• Điện thoại: 02283849346; Fax:02283868485.

• Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động kinh doanh theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHTMCP Công thương Việt Nam.

- Vietinbank- CN thành phố Nam Định là một chi nhánh trực thuộc Vietinbank Việt Nam. Tiền thân của Chi nhánh là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành phố Nam Định.

- Căn cứ quyết định số 177/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 26/6/2006 của chủ tịch HĐQT NHCT VN về việc chuyển chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi

___ɪ____ Phòng KH cá nhân Phòng KH doanh nghiệp ___ɪ____ ___ɪ____ Phòng giao dịch Tổ điện toán 48

nhánh NH Công thương tỉnh Nam Định thành chi nhánh phụ thuộc NH Công thương Việt Nam kể từ ngày 15/7/2006.

- Chức năng hoạt động của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của NHNN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn do NH TMCP Công thương Việt Nam ban hành.

Với phương châm hoạt động: Sự thành công của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng, sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Vietinbank - CN TP Nam Định đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng; hạn chế rủi ro trong cho vay và đầu tư, luôn nắm vững phương châm chỉ đạo và định hướng phát triển của NH TMCP Công thương Việt Nam, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, thường xuyên tăng cường huy động nguồn vốn, đáp ứng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất nhu cầu của khách hàng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định 49 Giám đ cố Phòng tổ chức hành chính Phòng ki mể soát nội bộ PGĐ phụ trách kế toán, kho quỹ PGĐ phụ trách tín dụng, huy động vốn Phòng k toánế Phòngkho quỹ Phòng Tổng hợp

Ghi chú:

----► Trực tuyến chức năng - - ► Trực tuyến tham m□u

- Ban Giám đốc:Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh.

Chi nhánh có các phòng ban nghiệp vụ gồm:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tất cả các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các hộ gia

đình, các cá nhân... làm nhiệm vụ giám sát tình hình sử dụng vốn vay,

thu hồi

nợ với các đối tượng khách hàng này. Phòng khách hàng doanh nghiệp bao

50

đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác như chuyển tiền trong nước, phát hành thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối... Phòng Khách hàng cá nhân quản lý các PGD loại II.

- Phòng giao dịch: Thực hiện chức năng huy động vốn các tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay cầm cố, thế chấp tài sản đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ, cho vay hộ gia đình, cá nhân và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.

- Phòng kế toán : Thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo và hạch toán kế toán, thu nợ gốc và lãi tiền vay, chuyển tiền trong nước và chuyển tiền ra nước ngoài, thực hiện nhờ thu, thanh toán séc, chi trả

kiều hối,

phát hành thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM.

- Phòng Tổng hợp: Thực hiện đánh giá và đưa ra cảnh báo về rủi ro tín dụng, lưu giữ hồ sơ tín dụng, theo dõi tình hình trả nợ gốc, nợ lãi vay

của khách

hàng. Thực hiện báo cáo tín dụng hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất

của ngân

hàng.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện công tác quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng và tài sản quý tại chi nhánh. Bảo quản và thực

hiện thu

chi tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.

- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật, các quy định của Ngân hàng

Nhà nước, quy trình, quy chế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

51

2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Là một chi nhánh của Vietinbank Việt Nam, do đó chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh cũng không nằm ngoài chức năng nhiệm vụ của Vietinbank Việt Nam. Đó là thực hiện kinh doanh đa năng theo phương châm: “Hiệu quả, an toàn trong tăng trưởng” nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Trong khuôn khổ quy định của pháp luật, Vietinbank có quyền tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sau :

• Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài

bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

• Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức trong, ngoài nước và cá nhân cho các chương trình phát

triển kinh

tế - văn hoá - xã hội.

• Vay vốn NHNN, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, các tổ chức khác, cá nhân ở nước ngoài.

• Cho vay:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

bằng đồng Việt Nam đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần

CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

52

• Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng, bảolãnh đấu thầu và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh khác

cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính - tín dụng khác.

• Thực hiện các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại.

• Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố bất động sản. Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý (kể cả xuất, nhập khẩu).

• Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Cất giữ, bảo quản, quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho khách

hàng.

• Thực hiện các dịch vụ tu vấn về tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tu phát triển theo yêu cầu của

khách hàng.

• Đầu tu sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp cầm cố đã đuợc chuyển thành tài sản thuộc sở hữu Nhà nuớc do NH Công thuơng quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh.

2.1.3 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -Chi nhánh thành phố Nam Định

Thị truờng tài chính Việt Nam có tốc độ tăng truởng tốt và đang hội nhập với thị truờng tài chính quốc tế. Mặc dù nền kinh tế có nhiều bất ổn nhung đang có dấu hiệu phục hồi. Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của Chính phủ và NHNN, trong 3 năm trở lại đây kinh tế vĩ mô đuợc ổn định, lạm phát ở mức thấp (năm 2015 là 0,63%, năm 2016 là 4,74%, năm 2017 là 3,53%); tỷ giá ngoại tệ và thị truờng vàng ổn định, giá trị đồng Việt Nam đuợc nâng lên trong thời gian dài, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay

53

Với sự nỗ lực phấn đấu vượt khó của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm qua phát triển an toàn và hiệu quả. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015 - 2017 thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Vietinbank CN TP Nam Định 2015- 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tổng thu nhập 347 100 425 100 483 100

- Thu lãi cho vay 205 59,1 247 58,2 275 56,9 - Thu lãi tiền gửi 115 33,1 136 32 177 36,6 - Thu dịch vụ NH 15 4,3 22 5,2 20 4,1

- Thu khác 12 3,5 20 4,6 11 2,4

2. Tổng chi phí 278 100 342 100 382 100

- Trả lãi tiền gửi 189 67,9 237,3 69,4 267 69,8 - Trả lãi tiền vay 45,5 16,4 57,1 16,7 64,5 16,9 - Chi dịch vụ NH 26,7 9,6 10,6 3,1 14,9 3,9 - Chi khác 16,8 6,1 37 10,8 35,6 9,4

(Nguồn: Phòng Tống hợp - Vietinbank Chi nhánh TP Nam Định)

Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh cho thấy, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2015 chênh lệch

54

thu - chi là 69 tỷ đồng, năm 2016 chênh lệch thu - chi là 83 tỷ đồng, năm 2017 chênh lệch thu - chi là 101 tỷ đồng.

2.1.4 Các hoạt động khác

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống truớc đây nhu nhận gửi và cho vay, hiện nay các ngân hàng thuơng mại đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đó là xu huớng phát triển của ngân hàng hiện đại. Nắm đuợc xu thế phát triển chung đó, ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam đã từng buớc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng đuợc đòi hỏi của nền kinh tế thị truờng linh hoạt và năng động.

- Hoạt động thẻ: Ngân hàng Công thuơng Việt Nam tự hào là ngân

hàng đi đầu trong việc không ngừng phát triển các tiện ích dịch vụ ngân hàng

bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ thẻ. Sản phẩm - dịch vụ thẻ của VietinBank phải

đáp ứng tốt các tiêu chí về năng lực cạnh tranh, quản lý chất luợng sản phẩm

hàng hoá - dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi truờng. Sản

phẩm -

dịch vụ thẻ của VietinBank đã tạo đuợc niềm tin của khách hàng và nhận

đuợc nhiều giải thuởng từ sự đánh giá của khách hàng nhu: giải thuởng Dịch

vụ ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam; “Top 3 Ngân hàng dẫn đầu về doanh

số thanh toán thẻ năm 2015” do Tổ chức thẻ Visa trao tặng; “Top 3 Ngân

55

bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn với chất lượng ngày càng cao. Cán bộ giao dịch được đào tạo nâng cao chất lượng phục vụ bằng phong cách chuyên nghiệp và bài bản hơn. Vietinbank Chi nhánh thành phố Nam Định tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán thu hút được nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch, do đó tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng.

- Hoạt động ngân quỹ: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao

Một phần của tài liệu 1293 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w