Quản trị rủi ro bằng cách tổ chức hoạt động kinh doanh ngoạ

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 86)

hối

Đối với loại rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng, để giảm bớt rủi ro thì ngân hàng thường phân chia trách nhiệm giữa các phòng. Thông thường, một ngân hàng tích cực trong KDNH thường có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:

- Phòng hỗ trợ (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập, không nhất thiết phải được đặt ngay cạnh phòng kinh doanh; có nhiệm vụ

xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản...

- Phòng quản lý rủi ro (Mid Office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh

không để cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá

mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ đầu cơ.

Ngoài ra để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng nhất thiết cần chú trọng hiện đại hoá các phương tiện thông tin và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động KDNH của Ngân hàng thương mại bao gồm: Khái niệm, vai trò, các chủ thể tham gia và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động KDNH của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó làm rõ hơn các lý luận về rủi ro trong

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1Khái quát hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam

Việt Nam là một thị trường tài chính chưa được tự do hóa, các giao dịch vốn trên thị trường tài chính còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là các giao dịch trên TTNH. Chính vì vậy, không phải tất cả các định chế tài chính của Việt Nam đều được phép KDNH. Việc KDNH của các NHTM chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của NHNN.

Mặc dù vậy, trải qua 20 năm ( từ 1991 đến 2010), đến nay hoạt động KDNH trên thị trường đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp và NHTM trong và ngoài nước. Hiện nay, trên TTNH Việt Nam có khoảng 100 tổ chức tín dụng được phép tham gia hoạt động trên thị trường ngoại tệ ngoại hối liên ngân hàng.

Sau 15 năm (từ 1995 đến 2010), doanh số giao dịch trên TTNH ước tính tăng gấp 13 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm là khoảng 20%. Điều này cho thấy hoạt động KDNH của các NHTM ngày càng phát triển. Tuy nhiên mức độ này vẫn còn thấp so với thế giới. Vào những năm 1970, trên thế giới cứ hai năm doanh số giao dịch lại được nhân lên gấp đôi, nghĩa là tốc độ tăng bình quân đạt tới 41.4%/năm.

Đặc điểm kinh doanh nổi bật của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây, doanh số mua vào thường thấp hơn doanh số bán ra. Điều này nói lên rằng các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản, do đó phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá tăng.

Hoạt động KDNH của các NHTM được thực hiện chủ yếu với khách hàng, hoạt động mua bán trên thị trường liên ngân hàng còn thấp, ước tính chỉ đạt trung bình 20 đến 30% tổng doanh số giao dịch của trị trường ngoại hối Việt Nam, trong khi đó trên TTNH quốc tế tỷ trọng này lên tới 85%. Chính vì doanh số giao dịch trên Interbank quốc tế lớn như vậy, nên khi nói đến TTNH người ta thường nghĩ ngay đấy là thị trường Interbank. Việc tỷ trọng giao dịch trên Interbank Việt Nam thấp phản ánh trình độ phát triển sơ khai của TTNH Việt Nam. Tỷ trọng thấp hàm ý các NHTM hoạt động ngoại hối theo khuynh hướng ”tự cung tự cấp”, nghĩa là ngoại tệ mua được từ khách hàng trước hết dùng để bán lại cho khách hàng của mình, số dư thừa mới đem ra bán lại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Điều này khiến cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng kém phát triển, kìm hãm tốc độ luân chuyển vốn, gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung cũng như khó có thể phát triển hội nhập quốc tế.

2.2Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh ngoại hối và tiềm ẩn rủi ro ngoại hối của các Ngân hàng thương mại

Hoạt động KDNH trên thị trường Việt Nam chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam, tình hình kinh tế vĩ mô, những diễn biến của thị trường ngoại hối, cơ chế chính sách quản lý và điều hành TTNH của NHNN Việt nam.

2.2.1 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu trong quá trình phát triển. Với nước ta mặc dù mới trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, nhưng những kết quả thu được rất đáng trân trọng. Quá trình hội nhập của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng. Đến Đại hội VII, hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định là một trong những chủ trương lớn, chủ đạo của đường lối đổi mới. Trong giai đoạn vừa qua, chũng ta đã tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế. Ta đã bình thường hóa quan hệ với IMF, WB (1992), tham gia ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) và đặc biệt là việc tham gia vào WTO năm 2006 đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam.

Với những bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, nước ta đã gặt hái được không ít các thành quả trên tất cả các lĩnh vực: xuất khẩu, đầu tư, viện trợ phát triển đều tăng mạnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tranh thủ được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo được không ít nguồn nhân lực, phát huy vai trò của đất nước trên trường quốc tế. Nền kinh tế phát triển sẽ là một tiền đề quan trọng để TTNH Việt nam ngày càng phát triển. Các NHTM Việt Nam có cơ hội để phát triển hoạt động KDNH trong nước, đồng thời dần mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế [8].

2.2.2 Tình hình kinh tế vĩ mô

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích tăng trưởng khá ấn tượng. Năm 2009 tăng trưởng GDP thực 5,3%, năm 2010 là 6,78%, dự báo năm 2011 sẽ khoảng 5-6%. Tuy vậy, thành tích tăng trưởng ấn tượng cũng song hành với một số vấn đề kinh tế vĩ mô.

Dấu hiệu rủi ro đầu tiên xuất hiện vào năm 2007 khi nền kinh tế Việt Nam đón nhận một luồng vốn ngoại tăng vọt chưa từng thấy ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khời đầu cho cuộc bùng nổ tín dụng và bong bóng giá tài sản. Kể từ đó, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn với một loạt cú sốc từ bên ngoài - giá cả hàng hóa thế giới tăng trong năm 2008, khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu trong năm 2009 và khủng hoảng nợ quốc gia năm 2010 ở Châu Âu. Việt Nam rơi vào tình trạng không mong muốn với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương 6,5% năm 2009, 10,5% năm 2010 và khoảng 18% năm 2011.

Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2010, xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình hàng năm 18,7%/năm, trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20.1%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức chỉ bằng 76% GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP vào năm 2008. Thâm hụt thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0,6 tỷ USD năm 1990, và lên đỉnh điểm vào năm 2008 là 17,51 tỷ USD, năm 2009 là 12,2% năm 2009, năm 2010 là 8,2%

Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 93 tỷ USD, tương đương với GDP của năm 2008. Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây và lên tới hơn 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước trên thế giới. Những rủi ro thể hiện ở các chỉ số kinh tế vĩ mô đó có ảnh hưởng trực tiếp đến TTNH mà thể hiện rõ ràng nhất chính là những diễn biến thị trường được đề cập đến trong phần dưới đây [7].

2.2.3 Diễn biến thị trường ngoại hối

Diễn biễn tỷ giá chính thức VND/USD ( tỷ giá chính thức là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày dựa trên tỷ giá giao dịch của ngày hôm trước giữa các NHTM) từ năm 1989 đến nay có xu hướng đi theo một chu kỳ rõ rệt gồm hai giai đoạn: giai đoạn tương ứng với các thời kỳ nền kinh tế có sự biên động mạnh và giai đoạn ứng với các thời kỳ nền kinh tế đi vào phát triển ổn định. Để hiểu rõ bối cảnh lựa chọn chính sách tỷ giá trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay, sau đây xin được phân tích những biến động của tỷ giá ba năm gần đây.

Hình 2.1 Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do VND/USD từ 2008 đến tháng 3/2011

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và các nguồn khác

Giai đoạn 2008 đến đầu năm 2011 đánh dấu sự biến động tron g các phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Tỷ giá có những biến động mạnh trong năm 2008 do lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Từ giữa năm 2008, cùng với sự suy thoái kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều.

Xu hướng chung của năm 2009 và năm 2010 là sự mất giá của VND so với USD. Cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008, cuối năm 2010 tỷ giá tăng 4,61% so với cuối năm 2009 và ngay từ đầu năm 2011, tỷ giá chính thức đã tăng tới 9,3% so với cuối năm 2010 (ngày 11/2/2011 tỷ giá chính thức tăng từ 18932 lên 20693).

Tháng 11/2009, NHNN đã thực hiện phá giá VND 5,4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ dao động xuống còn +/-3%. Cùng

với chính sách tỷ giá, vào thời điểm này NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/năm. Các chính sách này được cho là hợp lý nhưng khá muộn màng. Đồng Việt Nam tiếp tục mất giá trên thị trường tự do thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường này vào thời điểm cuối năm 2009 đứng vững ở mức cao khoảng 19.400 VND cho một USD.Trong năm 2009, do phải giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài, NHNN đã bán ra một lượng lớn USD làm giảm dự trữ ngoại hối từ 23 tỷ USD xuống còn khoảng từ 13 đến 14 tỷ USD.

Năm 2010 cũng là năm tỷ giá có những biến động khá giống so với năm 2009. Tỷ giá tăng mạnh vào thời điểm cuối năm do nhu cầu ngoại tệ để trả nợ vay của các doanh nghiệp, do nhập siêu tăng mạnh, do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, khác với năm 2009, vào thời điểm thị trường căng thẳng, NHNN không thể mạo hiểm việc bán ngoại tệ để can thiệp vào thị trường do NHNN cũng đang phải nâng dự trữ ngoại hối lên theo đúng mức tiêu chuẩn quốc tế là 12 tuần nhập khẩu (ước chừng khoảng 18-19 tỷ USD). Đầu năm 2011, một kịch bản tương tự diễn ra giống với thời điểm cuổi năm 2009, NHNN đã buộc phải chính thức phá giá VND 9,3% và giảm biên độ từ +/-3% về +/-1%, một con số kỷ lục và gây ngạc nhiên với cả thị trường [19].

Bên cạnh những biến động của tỷ giá VNDUSD, sự biến động của các đồng ngoại tệ khác cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động KDNH.

Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2007-2010 đã làm nảy sinh một số vấn đề mới trên phạm vi toàn cầu trong việc điều hành cơ chế tỷ giá của các quốc gia như khả năng can thiệp tỷ giá, đồng tiền dự trữ .

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng lần này cho thấy khả năng dự báo và can thiệp tỷ giá của các quốc gia là cực kỳ khó khăn.

Thứ hai, đồng USD có xu hướng mất dần vị thế độc tôn của đồng tiền dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, thế giới chưa rõ vai trò của các đồng tiền lớn như

Mốc thời gian Cơ chế áp đụng Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế 1989- 1990

Neo tỷ giá với biên độ được

điều chỉnh

- Tỷ giá chính thức được thống nhất - Các ngân hàng thương mại được phép

thiết

lập tỷ giá giao dịch trong biên độ +/- 5%

- Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát 1991-

1993

Neo tỷ giá trong biên độ

- Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ chặt chẽ

hơn; hạn chế mang tiền ra khỏi biên giới

- Thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chính

thức để

Euro, Yên Nhật và các đồng tiền mạnh khác trong vị trí này như thế nào. Đồng EUR mặc dù bao phủ một liên minh kinh tế lớn nhất thế giới và có xu hướng tiếp tục bành trướng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Đồng Yên Nhật cách đây 20-30 năm đã từng được hi vọng trở thành một đối thủ cạnh tranh của đồng USD [23].

Trong điều kiện TTNH trong nước và quốc tế luôn có nhiều biến động tiềm ẩn những rủi ro rất lớn cho các NHTM trong hoạt động KDNH của mình. Để phòng tránh những rủi ro đó đòi hỏi các NHTM nói chung và NHTMCP Quân Đội nói riêng phải nâng cao công tác quản trị rủi ro ngoại hối, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

2.2.4 Cơ chế điều hành tỷ giá

Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong cơ chế tỷ giá kể từ khi đất nước chấm dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989 đến nay.

Hình 2.2 Biên độ xung quanh tỷ giá chính thức, 3/1989 đến 3/2011

Nguồn: Các quyết định của NHNN

Đổi mới mang tính căn bản nhất, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngoại hối đó là chuyển từ chế độ tỷ giá cố định đa tỷ giá sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (theo phân loại của IMF). Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỷ giá. NHNN Việt Nam là cơ quan công bố tỷ giá VND/USD. Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND.

Trên nền tảng chính sách neo tỷ giá, trong những giai đoạn nền kinh tế bị biến động mạnh do cải cách ở bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, NHNN đưa ra những điều chỉnh nhất định về biên độ tỷ giá cũng như tỷ giá trung tâm để thích nghi với những tác động đó.

Ngoài ra NHNN cũng thay đổi các biện pháp can thiệp: từ can thiệp trực tiếp (trước 1991) sang can thiệp gián tiếp qua sàn giao dịch (1991 -1993) và qua tỷ giá liên ngân hàng (1994 tới nay). Tỷ giá trung tâm chính thức được NHNN công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước.

- Tỷ giá chính thức được hình thành dựa trên các tỷ giá đấu thầu tại hai sàn, NHNN can thiệp mạnh vào giao dịch trên hai sàn.

Tỷ giá tại các NHTM dao động thấp hơn 0.5% tỷ giá chính thức công bố

1994- 1996

Cơ chế tỷ giá neo cố định

- TTNH liên ngân hàng được hình thành thay

thế cho hai sàn giaod ịch tỷ giá; NHNN

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w