Định hướng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

của Ngân hàng Quân đội

Sau 16 năm thành lập, MB đã gặt hái được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, cũng như trong hoạt động KDNH nói riêng. Hướng đến quy mô tập đoàn, 2011-2015 là giai đoạn MB dốc sức cho sự phát triển bền vững và đặt nền móng để hệ thống các

công ty thành viên đứng vững trong Top đầu các lĩnh vực: tài chính ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm.. .Đối với hoạt động KDNH, MB đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu trong Top 3 trong khối các NHTM cổ phần trong nước, mở rộng thị trường trong nước cũng như quốc tế. Xuất phát từ mục tiêu tổng quát đó, MB đã đặt ra định hướng cụ thể nhằm quản trị rủi ro trong hoạt động KDNH tại MB. Cụ thể:

- Thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác với một đối tác nước ngoài tin cậy nhằm xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động nói chung và hoạt động KDNH nói riêng một cách bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Xuất phát từ định hướng của NHNN về việc nghiên cứu và áp dụng các quy định theo Basel II, quản trị rủi ro hoạt động là yêu cầu bắt buộc và cấp thiết đối với NHNN và mọi NHTM tại Việt Nam. Bởi vậy, với việc triển khai hệ thống này, MB sẽ chuẩn bị điều kiện cần thiết đáp ứng các yêu cầu, quy định của NHNN Việt Nam và từng bước tiệm cận chuẩn mực theo Thông lệ quốc tế trong thời gian tới.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, “rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”. Đây là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của Ngân hàng nhưng lại khó lường nhất và có thể mang lại những tổn thất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại như: thất thoát tài sản, giảm vốn kinh doanh, mất vốn, giảm uy tín..

Với sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm đã từng tư vấn cho các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới về lĩnh vực quản trị rủi ro, toàn bộ hoạt động của MB sẽ được kiểm soát theo tiêu chuẩn quốc

tế, đảm bảo giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị nói chung.

- Hoàn thiện và chuẩn hóa mô hình quản trị rủi ro nhằm phát huy hiệu quả quản trị rủi ro trong KDNH đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động. Từng bước xóa bỏ mô hình quản trị rủi ro phân tán hiện nay tiến tới mô hình quản trị rủi ro tập trung về cơ quan đầu não nhằm tối ưu hóa hiệu quả của hoạt động quản trị.

- Nghiên cứu triển khai các sản phẩm ngoại hối phái sinh cho các khách hàng lớn (dù khó khăn và mới mẻ đối với một thị trường tài chính tiền tệ chưa phát triển ở Việt Nam) nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng trong hoàn cảnh TTNH có nhiều biến động. Bên cạnh các sản phẩm ngoại hối kỳ hạn và sản phẩm hoán đổi ngoại tệ thông dụng, kế hoạch của MB trong thời gian tới là triển khai mạnh sản phẩm quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo, sản phẩm hoán đổi lãi suất... tới các khách hàng.

- Đối với thị trường quốc tế, đây là thị trường mới mẻ không chỉ riêng với MB mà với tất cả các ngân hàng quốc doanh khác. Sự phát triển không ngừng của thị trường đòi hỏi các tổ chức tham gia cần có bộ phận nghiên cứu trạng thái ngoại hối quốc tế nhằm đưa ra các chiến lược và dự đoán sự biến động các loại tỷ giá ngoai tệ mạnh như USD/JPY, EUR/USD... Việc nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời là điều kiện tiên quyết khi KDNH và đem lại hiệu quả cho việc quản lý hoạt động KDNH. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch, thu lợi nhuận qua hoạt động xuất nhập khẩu, các giao dịch hoán đổi, MB sẽ tiếp tục tham gia tích cực hơn vào các giao dịch kỳ hạn, và quyền chọn trên thị trường quốc tế nhằm đa dạng và phát triển các nghiệp vụ KDNH.

- Hiện đại hoá hệ thống KDNH và quản lý vốn có tính tiêu chuẩn cao và thích hợp với các hệ thống bán lẻ, bán buôn... vừa đáp ứng được yêu cầu

quản trị vừa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Kế hoạch của MB trong thời gian tới là xây dựng một hệ thống phần mềm quản trị Front - Middle - Back theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm quản trị hệ thống giao dịch trong điều kiện quy mô giao dịch ngày càng mở rộng.

- Thực hiện đào tạo nhân sự từ cấp cao đến các chuyên viên theo các chương trình quốc tế nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng và sự chuyên nghiệp phục vụ cho hoạt động KDNH.

Trong chiến lược kinh doanh của MB giai đoạn 2011-2015, nội dung nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro KDNH nói riêng được xác định rõ ràng. Lãnh đạo MB đánh giá cao vai trò của nội dung này đặc biệt trong hoàn cảnh MB đang trong lộ trình mở rộng thị phần ra thị trường quốc tế.

3.2Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Quân đội.

Để trở thành một ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động KDNH tiên tiến thì MB phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trên cơ sở kim chỉ nam là “tập trung hoá quản trị rủi ro trong KDNl 1”. Ngân hàng cũng cần tiếp tục phát huy tinh thần coi trọng vị trí của hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w