Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 116)

3.3.2.1 Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối Việt nam

NHNN tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. Do TTNH Việt nam còn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, cho nên sự can thiệp của NHNN trên TTNH đóng vai trò quan trọng việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn giúp cho TTNH hoạt động thông suốt hơn. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý hoạt động thị trường, NHNN còn thực hiện chức năng người mua người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế do dự trữ ngoại tệ của NHNN hạn chế, không ổn định, do đó NHNN chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, nên tình trạng căng thẳng về ngoại tệ thường xảy ra. Một thực tế là, các NHTM cổ phần thường trông chờ vào các NHTM Nhà nước, đến lượt mình các NHTM Nhà nước lại trông

chờ vào NHNN tung ngoại tệ ra để can thiệp thị trường. Nhưng không phải mọi sự trông chờ đều trở thành hiện thực, bên cạnh cơ chế tỷ giá cứng nhắc cùng với sự can thiệp của NHNN trên thị trường còn hạn chế, cho nên chưa khuyến khích được các NHTM đẩy nhanh tốc độ luân chuyển ngoại tệ, tạo tâm lý nắm giữ ngoại tệ đối với các NHTM cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Để NHNN thực hiện tốt vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cần có một số giải pháp sau:

- Các chính sách điều tiết thị trường của NHNN cần được minh bạch hơn, có tính cố định cao hơn để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro chính sách đối với các NHTM.

- NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một TTNH phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá..

- Tăng cường dự trữ ngoại tệ vào NHNN, đảm bảo mức dự trữ cần thiết tối thiểu, nhằm tạo đủ nguồn để NHNN can thiệp kịp thời, đủ liều lượng thông qua các biện pháp thị trường, giúp cho hoạt động của TTNH được ổn định và thông suốt.

- Hoạt động can thiệp của NHNN trên TTNH chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của NHNN trên thị trường mở nhằm điều tiết chính sách tiền tệ, tránh phản ứng phụ xảy ra. Cơ chế phối hợp giữa hai thị trường có thể mô tả như sau: Khi NHNN can thiệp trên TTNH bằng cách bán ngoại tệ, nghĩa là đồng thời NHNN đã hút bớt một lượng nội tệ từ lưu thông, để tránh hiện tượng thiếu tiền nội tệ buộc NHNN phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị trường mở là cầm cố Trái phiếu

chính phủ vào để bơm thêm tiền vào lưu thông. Ngược lại, khi NHNN mua ngoại tệ, nghĩa là đồng thời NHNN đã bơm thêm nội tệ vào lưu thông. Để tránh hiện tượng lạm phát NHNN buộc phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị trường mở đó là bán trái phiếu ra để hút bớt tiền từ lưu thông.

Tuy nhiên, do thị trường tiền tệ Việt nam còn kém phát triển đặc biệt là các công cụ phản ứng còn khá thủ công và chậm, do đó hoạt động của thị trường mở chưa đạt được như kỳ vọng của nền kinh tế. Chính vì vậy, để can thiệp của NHNN trên TTNH đạt hiệu quả thì cần có hệ thống giải pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ, đòi hỏi đi đôi với công nghệ hiện đại để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm thêm hoặc hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

3.3.2.2 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Nhân tố tỷ giá đóng vai trò quyết định trong việc phát triển TTNH hoạt động hiệu quả, tỷ giá là giá cả ngoại tệ được hình thành theo quy luật cung cầu trên TTNH. Tỷ giá được hình thành theo hai cấp, đó là tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn tỷ giá bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với phí bán lẻ của Ngân hàng. Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng hoạt động hiệu quả, doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm tới 85%, do đó tỷ giá liên Ngân hàng luôn là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho quan hệ cung cầu ngoại tệ của cả nền kinh tế. Đối với Việt nam, do trình độ thị trường còn sơ khai, ngoài yếu tố tỷ giá còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ lệ vào khoảng 30- 40%, chính vì vậy thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu, do đó tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường này chưa thể là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho cả nền kinh tế. Để có một thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt nam, ngoài yếu tố tỷ giá còn phải đề cập đến một số các nhân tố khác như:

- Thực hiện vai trò của NHTƯ là người mua bán cuối cùng trên TTNH, hiện tại do tỷ giá chưa thực sự làm được chức năng điều tiết cung cầu thì vai trò hướng dẫn điều tiết của NHTƯ cần được thể hiện thông qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên TTNH. Ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ KDNH kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào TTNH.

- Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp, có như vậy thì thị trường hoạt động mới thông suốt. Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy mô can thiệp không thích hợp sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè ngóng đợi, khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá. Điều cần lưu ý rằng, sự can thiệp của NHNN ảnh hưởng lên TTNH lớn hơn nhiều so với quy mô can thiệp của chính nó. Như vậy, chỉ cần một động thái khôn ngoan thích hợp của NHNN cũng đủ để thị trường tiếp tục hoạt động thông suốt và hiệu quả.

- Tiến hành thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp giữa các Ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới.

Hiện nay, có khoảng 100 tổ chức được công nhận là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng số thành viên tham gia tích cực thì rất hạn chế, điều này khiến cho thị trường hoạt động chầm lắng. Hơn nữa, giao dịch trên thị trường thường diễn ra một chiều, nghĩa là một số ngân hàng thì chuyên đi bán, số khác thì chuyên đi mua, điều này khiến cho thị trường mất đi tính đặc thù của nó. Để khắc phục hạn chế này, một mặt cần mở rộng số

lượng thành viên, mặt khác cần tạo ra môi trường và điều kiện để các thành viên tham gia thị trường được tích cực hơn.

Ngoài những vấn đề cơ bản nêu trên, thì việc hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ ... cũng cần được xem xét thực hiện.

3.3.2.3 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

Các nghiệp vụ trên TTNH bao gồm: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. Về cơ sở pháp lý, ở Việt nam các NHTM được phép tiến hành 4 loại nghiệp vụ là giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn. Nhưng trên thực tế hoạt động của TTNH Việt nam mới chỉ tập trung vào loại nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi (được đẩy mạnh trong 3 năm gần đây, từ năm 2008) còn nghiệp vụ quyền chọn chưa có hoặc có thì cũng chỉ là tượng trưng. Việc mở rộng các nghiệp vụ KDNT sẽ tạo ra nhiều công cụ quản trị rủi ro hiệu quả hơn, làm cho TTNH hoạt động theo đúng nghĩa của nó.

về nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi

Để TTNH nói chung và các nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi nói riêng có thể phát triển xa hơn thì cơ chế xác định tỷ giá và lãi suất đóng vai trò quyết định. Có thể thấy rằng mục đích chính sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là phòng chống rủi ro tỷ giá. Bởi vì trong cơ chế thị trường tỷ giá là đại lượng nhạy cảm với nhiều biến số, do đó biến động khôn lường. Nói cá ch khác, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi chỉ có thể phát triển theo đúng nghĩa của nó khi tỷ giá được thay đổi theo quan hệ cung cầu trên TTNH. Rõ ràng với chính sách tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp sẽ không tạo ra môi trường để phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi. Điều này cho thấy, định hướng trong chính sách tỷ giá của NHNN cần phải tăng dần hàm lượng các

biến số thị trường trong việc xác định tỷ giá. Có như vậy tỷ giá mới phản ánh đúng thực chất mối quan hệ cung cầu trên TTNH.

Mặt khác, trong tương lai, khi nền kinh tế phát triển hoàn toàn theo cơ chế thị trường, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi còn được xem là một hoạt động đầu tư trên TTNH. Lúc này, đối tượng tham gia mua bán được mở rộng. Lượng khách hàng giao dịch lớn đòi hỏi tỷ giá phải phản ảnh đúng quy luật cung cầu. Nếu không nó sẽ không thỏa mãn nhu cầu tiền tệ, làm kìm hãm tốc độ phát triển của thị trường hối đoái và làm ảnh hưởng tiến độ hội nhập của nền kinh tế.

Để thúc đẩy nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi trước mắt nên cho phép các ngân hàng thực hiện các hợp đồng với kỳ hạn linh hoạt mà không khống chế.

Mở rộng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ

Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, để phù hợp với trình độ thị trường và nhu cầu thực tiễn, NHNN có thể cho phép và hướng dẫn các NHTM khác tiếp tục tiến hành thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Vì nghiệp vụ quyền chọn rất phức tạp về nội dung nghiệp vụ, vì vậy cần triển khai từng bước từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể như sau:

Trước tiên chỉ thực hiện nghiệp vụ quyền chọn giữa đồng Việt nam và USD. Sau khi thị trường đã quen thì có thể mở rộng nghiệp vụ quyền chọn giữa VND và các ngoại tệ khác.

Chỉ nên áp dụng quyền chọn kiểu Châu Âu, nghĩa là việc thực hiện nghiệp vụ quyền chọn chỉ xảy ra tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Vì hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép tíên hành thực hiện quyền chọn tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, do đó mang

nặng tính đầu cơ nên chưa phù hợp với giai đoạn đầu mới phát triển. Tuy nhiên khi thị trường đã phát triển ở trình độ cao thì cũng nên triển khai nghiệp vụ này.

Về thời hạn hợp đồng, để có thể kiểm soát được và tránh tâm lý đầu cơ, thì thời hạn hợp đồng nên quy định ngắn từ 3 tháng trở xuống. Khi thị trường đã phát triển thì thời hạn hợp đồng do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận.

Ở các thị trường phát triển, hợp đồng quyền chọn nhằm hai mục đích đó là phòng ngừa rủi ro tỷ giá và thực hiện hành vi đầu cơ. Đối với Việt nam do tính thanh khoản của TTNH thấp nên việc mua bán ngay một lượng ngoại tệ nhất định không phải lúc nào cũng thực hiện được. Do đó ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì thông qua hợp đồng quyền chọn phảo đảm bảo cho khách hàng quyền được mua ngoại tệ.

về nghiệp vụ tương lai

Về ý nghĩa giao dịch tương lai thực chất chỉ là một trò chơi cá cược, kích thích sự đầu cơ. Do đó tác dụng của nó đối với nền kinh tế là hạn chế, cho nên chưa mở rộng nghiệp vụ này ở Việt nam.

3.3.2.4 Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ “chợ đen ”

Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ “chợ đen” trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự phát triển của hoạt động buôn lậu ngày càng lớn cả về quy mô lẫn mức độ tinh vi. Một lượng lớn ngoại hối đã bị chảy ra nước ngoài qua con đường nhập lậu hàng hóa ở các biên giới. Ngoài ra, việc người dân được phép cất trữ, sử dụng ngoại tệ một cách tự do cũng làm gia tăng quy mô và tần số giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do.

Việc tồn tại thị trường “chợ đen” làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát ngoại hối của NHNN, gây khó khăn trong việc xác định giá trị bản tệ và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Thu hẹp phạm vi hoạt động của thị trường ngoại tệ “chợ đen” nhằm tăng khả năng kiểm soát tiền tệ là việc cần làm trong việc thống nhất quản lý ngoại hối của Chính phủ. Mọi nguồn thu phải được tập trung về một mối để cân đối mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý và cân bằng cán cân thanh toán. Tuy nhiên, tập trung ngoại tệ vào ngân hàng mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân là việc làm không đơn giản. Chỉ khi bản tệ tạo được niềm tin trong công chúng, khả năng chuyển đổi của đồng tiền được đảm bảo, c ác công cụ quản trị rủi ro tỷ giá hoạt động hiệu quả và nạn buôn lậu, gian trá thương mại được kiểm soát chặt chẽ.

3.3.2.5 Hình thành các công ty môi giới ngoại hối

Các công ty môi giới ngoại hối đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên TTNH. Do TTNH Việt nam đang trong quá trình phát triển, các phương tiện giao dịch chưa hiện đại, thì vai trò của công ty môi giới ngoại tệ càng trở nên quan trọng và thiết thực. Trong thời gian qua, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt nam hoạt động đôi khi bị gián đoạn ngoài các nguyên nhân về cơ chế tỷ giá, vài trò can thiệp của NHNN, tình trạng găm giữ ngoại tệ... thì thiếu vắng các công ty môi giới cũng là một nguyên nhân. Với tư cách là trung gian cho các ngân hàng, các công ty môi giới tạo điều kiện để các NHTM có nhu cầu bán gặp gỡ các NHTM có nhu cầu mua và ngược lại. Về nguyên tắc, các công ty môi giới không được phép kinh doanh cho chính mình, mà chỉ môi giới cho ngân hàng và thu phí dịch vụ môi giới từ cả hai bên đối tác. Vì vậy, các công ty môi giới sẽ duy trì thông tin liên lạc thường xuyên với phòng KDNT của các ngân hàng.

Giao dịch qua công ty môi giới có ưu điểm hơn so với giao dịch trực tiếp ở chỗ:

- Nhu cầu mua bán được truyền đi rộng khắp với tốc độ xử lý nhanh chóng, ngân hàng có nhu cầu mua ngoại tệ không phải xưng danh, do đó đảm bảo được bí mật kinh doanh.

- Giá của nhà môi giới đưa ra bao giờ cũng là giá cạnh tranh nhất của

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w