Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 105)

3.3.1.1 Tăng cường các giải pháp hạn chế Đôla hoá

Theo định nghĩa của ông Tyler Maroney, một chuyên gia người Mỹ:

“Đôla hoá là quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng tiền nội tệ mà thay vào đó sử dụng đồng tiền của nước khác có tính ổn định hơn làm phương tiện thanh toán hợp pháp"” . Tuy khái niệm này được gắn với đôla Mỹ, nhưng việc chuyển đổi ra bất kỳ ngoại tệ có tính ổn định nào khác như Euro, Yên Nhật đều được gọi chung là đôla hoá.

Chính phủ cần chỉ đạo để kiểm soát và loại trừ dần tình trạng đôla hoá, ổn định giá trị đồng Việt nam. Tuy nhiên, phải có chính sách, biện pháp một cách khôn ngoan, trong thực tế, việc hạn chế đôla hoá bằng những biện pháp kiểm soát hành chính, cấm đoán chỗ này, chỗ kia không mang lại hiệu quả cao. Chống “đô la hóa” phải là những biện pháp mang tính kinh tế. Một số biện pháp cụ thể như sau:

- Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế.

- Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối, tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam.

- Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu.

- Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam.

- Những khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản thu từ phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ chỉ được giải ngân cho đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực hiện dự án bằng VND.

Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá thành công là một tiền để cần thiết để Việt Nam có được một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới. và sự tự do hoá giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đô la hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đô la hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ.

3.3.1.2 Hướng thị trường ngoại hối Việt nam hội nhập với thế giới

Bên cạnh việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ KDNT, áp dụng các phương tiện giao dịch hiện đại thì việc định hướng để đưa TTNH Việt nam hội nhập TTNH thế giới là một điều cần thiết.

Khi nói đến TTNH, người ta nghĩ ngay đến tính quốc tế của nó, TTNH hoạt động 24/24 giờ và không đóng trong một phạm vi quốc gia mà lan rộng ra toàn cầu nhằm phục vụ các nhu cầu mua bán chuyển đổi các loại ngoại tệ khác nhau.

Hiện nay, TTNH Việt nam về cơ bản mới chỉ hoạt động đóng khung trong phạm vi quốc gia, nên việc tham gia hoạt động trên TTNH quốc tế của các NHTM Việt nam còn rất hạn chế. Vì vậy để bôi trơn nền kinh tế và đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh tế đối ngoại trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, thì TTNH Việt nam phải từng bước phát triển hội nhập với

thị trường quốc tế, và về lâu dài phải xây dựng Việt nam trở thành trung tâm tài chính quốc tế khu vực.

3.3.1.3 Gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia

Do cung cầu tiền tệ luôn biến động theo thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ, vì vậy muốn thỏa mãn mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của quốc gia, Chính phủ phải duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào. Muốn vậy, NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với Bộ tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng...

Một phần của tài liệu 1254 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w