6. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới.
Ngay sau khi Basel II có hiệu lực, rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo luờng hiện đại AMA (Advanced M easurem ent Approach). Kết quả nghiên cứu do ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luân rằng vốn rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%). Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm m ục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp. Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro tác nghiệp nhu ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro tác nghiệp, Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement). Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt đông của các phòng ban, đơn vị kinh doanh đuợc xác định, đánh giá thuờng xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp đuợc đua ra. Các hoạt động này đuợc tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo luờng rủi ro chính đuợc xác định kỹ luỡng và cụ thể, và đây là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp [18].
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam hiện nay thực hiện công tác quản trị rủi ro dự trên nền tảng mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, đó là sự chủ động nghiên cứu, áp dụng những tiêu chuẩn Basle II và Basle
28
III, thông lệ Quốc tế vào quá trình quản trị rủi ro tác nghiệp.
Thực hành nguyên tắc về quản trị, cơ cấu bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam chú trọng đến công tác quản lý RRTN, mô hình quản lý RRTN đuợc định huớng theo mô hình 3 vòng kiểm soát đề cao vai trò nhận diện, đáng giá, giảm thiểu RRTN: HDQT giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành. vòng 1. Đó là các đơn vị kinh doanh trực tiếp, tiếp xúc với các nhân tố tạo ra rủi ro hàng ngày. Vòng 2 là các đơn vị quản lý RRTN cấp độ toàn ngân hàng. Vòng 3 là bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát.
Thực hành nguyên tắc về nhận diện, đo lường và giám sát RRTN:
Triển khai 3 công cụ cơ bản của RRTN: Cơ sở dữ liệu sự kiện tổn thất (LDC), công cụ tự đánh giá tại các luồng nghiệp vụ trọng yếu (RCSA), khung các chỉ số rủi ro chính (KRI).
Ủy ban sản phẩm cấp Tổng Giám đốc đuợc thành lập với chức năng đánh giá những RRTN tiềm ẩn hoặc rủi ro mới nổi xuyên suốt dòng đời sản phẩm, dịch vụ (truớc, trong và sau khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ).
VietinBank buớc đầu đã xây dựng đuợc hồ sơ RRTN cho phép nhanh chóng cung cấp cho Ban Lãnh đạo cấp cao về các RRHĐ chính yếu của ngân hàng.
Trong thời gian 2015 - 2017, từ những hồ sơ RRTN đã quản lý, VietinBank có thể xây dựng những chiến luợc quản trị RRHĐ trung và dài hạn cùng với việc tính vốn và quản trị vốn cho RRTN.
Giải pháp công nghệ: Ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
cho hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp, Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam là ngân hàng đi đầu trong nghiên cứu phát triển ứng dụng các phần mềm, giải pháp hỗ trợ. Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam đã đầu tu
29
và triển khai giải pháp Hệ thống SAS Oprisk Monitor do công ty SAS cung cấp. Hệ thống SAS Oprisk Monitor được triển khai áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sử dụng công cụ báo cáo về dấu hiệu rủi ro tác nghiệp, báo cáo về sự cố rủi ro tác nghiệp, báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường và báo cáo rủi ro đối với sản phẩm mới nhưng chưa chủ động nghiên cứu, triển khai thêm các công cụ khác như ma trận rủi ro tác nghiệp, vốn dự phòng, vốn yêu cầu cho rủi ro tác nghiệp và kế hoạch kinh doanh liên tục.
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Cùng với Ngân hàng thương mai cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cũng là một trong số ít các ngân hàng đi tiên phong trong việc xây dựng thành công bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp có hiệu quả của Việt Nam.
Cơ cấu bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng: Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam luôn xác định quản trị RRTN là trách nhiệm cơ bản của tất cả các nhân viên và lãnh đạo cơ sở của ngân hàng. Chiến lược QTRRTN của hệ thống được giao cho phòng quản trị rủi ro tác nghiệp trực thuộc Giám đốc khối quản lý rủi ro. Để giúp việc cho ban lãnh đạo thì bên cạnh phòng quản trị rủi ro tác nghiệp còn có 2 bộ phận là: (1) Điều phối viên quản trị rủi ro tác nghiệp tại đơn vị và (2) Nhóm làm việc về rủi ro tác nghiệp (ORWG).
Giải pháp công nghệ: Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công nghệ đối với các ngân hàng hiện đại cũng như đối với công tác QTRRTN, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam không ngừng đầu tư và hoàn thiện hạ tầng hệ thống công nghệ nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu quản trị điều hành của ngân
30
hàng. Đồng thời Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin tiến tiến nhất vào công tác QTRRTN. Riêng năm 2013 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã đầu tư hơn 220 tỷ đồng vào hệ thống công nghệ thông tin của mình.
Công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt
Nam đã xây dựng được chương trình xây dựng dữ liệu tổn thất nhằm đảm bảo các sự kiện tổn thất đều được ghi nhận đầy đủ, chính xác và được báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền; xây dựng cơ sở dữ liệu các sự kiện tổn thất làm cơ sở để xây dựng, phát triển một hệ thống đo lường và cảnh báo đối với các rủi ro tác nghiệp và các sự kiện tổn thất, định hướng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, tập trung vào các sự kiện trọng yếu có mức độ rủi ro cao.