Kiểm toán nội bộ về công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu 1256 quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.7. Kiểm toán nội bộ về công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp

Chính sách quản trị rủi ro hiện tại của BIDV chua đặt ra yêu cầu về công tác kiểm toán nội bộ đối với công tác QTRRTN. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân có thể làm cho chất luợng công tác QTRRTN những năm gần đây chua có những chuyển biến thực sự tích cực nhu kỳ vọng của Ban lãnh đạo BIDV.

Trong thời gian tới, yêu cầu về kiểm toán nội bộ trong công tác QTRRTN cần đuợc bổ sung vào nội dung của chính sách quản trị rủi ro của BIDV theo đó: hàng năm, Trụ sở chính sẽ tiến hành kiểm toán nội bộ về công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV. Kiểm toán nội bộ phải đánh giá độc lập về rủi ro tác nghiệp theo các nội dung sau:

+ Việc thực hiện, tuân thủ hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp;

+ Hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp theo các mục tiêu đề ra;

+ Tính phù hợp và đầy đủ của hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp;

+ Việc đáp ứng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các quy định nội bộ của BIDV đối với hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp.

Trên cơ sở kết quả kiểm toán nội bộ, đơn vị đầu mối về kiểm toán nội bộ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất luợng, hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, đồng thời giám sát việc xử lý, khắc phục sai phạm

90 được phát hiện.

Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, đơn vị đầu mối về kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo cho Ban lãnh đạo BIDV kết quả kiểm toán nội bộ về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV. Báo cáo này phải là nguồn thông tin chính xác nhất, đáng tin cậy nhất giúp cho Ban lãnh đạo BIDV nắm bắt thông tin tổng thể về tình hình RRTN, chất lượng công tác QTRRTN, mức độ phù hợp và hiệu quả của hệ thống quản lý RRTN để đưa ra những quyết sách về chính sách QTRRTN phù hợp trong từng thời kỳ.

Báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ về quản lý RRTN phải đánh giá được công tác QTRRTN theo nhiều chiều khác nhau, bao gồm nhưng khôgn giới hạn ở một số nội dung cơ bản như sau:

+ Mức độ phù hợp, hiệu quả của các chính sách và quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV trong từng thời kỳ;

+ Mức độ hiệu quả của chức năng quản lý rủi ro tác nghiệp độc lập toàn hệ thống;

+ Mức độ hiệu quả, kịp thời và chính xác của cơ sở dữ liệu, quy trình công nghệ và hạ tầng công nghệ;

+ Mức độ phù hợp của việc mua bảo hiểm để giảm thiểu tác động của rủi ro tác nghiệp và hoạt động thuê ngoài;

+ Tính phù hợp của kế hoạch dự phòng để đảm bảo kế hoạch kinh doanh liên tục của BIDV.

+ Đánh giá mức độ hiệu quả, phù hợp của phương pháp đo lường rủi ro tác nghiệp hiện tại và các đề xuất kiến nghị về việc sử dụng phương pháp đo lường hợp lý hơn (nếu có).

+ Mức độ tuân thủ của hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp với chiến lược quản lý rủi ro của BIDV (nếu có);

91 quy trình nội bộ của BIDV;

+ Khuyến nghị sau kiểm toán nội bộ về QTRRTN và tình hình thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán.

3.2.8. Tăng cường kiểm soát rủi ro đối với hoạt động thuê ngoài

Để đảm bảo chất lượng công tác quản trị RRTN đối với các hoạt động thuê ngoài, công tác rà soát đánh giá các hoạt động thuê ngoài cần phải cụ thể hóa một số nội dung như sau:

a) Công tác rà soát trước khi quyết định thuê ngoài: Trước khi quyết định

thuê ngoài đối với một hoạt động, đơn vị đầu mối hoạt động thuê ngoài cần xem xét, cân nhắc tối thiểu một số yếu tố như sau:

- Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến việc có quyết định thuê hay không thuê ngoài đó là: hoạt động được thuê ngoài không phải là hoạt

động cốt lõi trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, không làm ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh và bảo mật cơ sở dữ liệu của ngân hàng. - Hoạt động được thuê ngoài đòi hỏi mức độ chuyên môn hóa cao mà không phải bất kỳ cán bộ nào của BIDV cũng có thể thực hiện được. Việc lựa chọn thuê ngoài để thực hiện một hay một số nội dung công việc có mức độ chuyên môn hóa cao sẽ vừa đảm bảo chất lượng công việc mới vừa đảm bảo các

cán bộ hiện tại có thể tập trung vào mảng công việc đang đảm nhận, không bị phân tâm khi vào đảm nhận các công việc mới, mức độ chuyên môn hóa cao.

- Hoạt động được thuê ngoài có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại. - Hoạt động được thuê ngoài có thể mang lại một hoặc một số lợi ích cho BIDV như giảm chi phí quản lý; chuyên nghiệp hoá một số khâu của quy trình nghiệp vụ; mở rộng khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hoạt động kinh doanh và các lợi ích hợp pháp khác).

92

kiểm soát rủi ro đối với hoạt động thuê ngoài cần chú trọng trên nhiều phuơng diện, bao gồm nhung không giới hạn ở một số nội dung công việc nhu sau:

- Thực hiện đánh giá các yếu tố rủi ro có liên quan, đề xuất biện pháp quản trị rủi ro tuơng ứng và đánh giá tính khả thi của kế hoạch triển khai hoạt động thuê ngoài. Việc đánh giá đúng các yếu tố rủi ro cũng nhu mức độ của các yếu tố rủi ro là yếu tố quan trọng nhất. Việc đánh giá đúng các yếu tố rủi ro có liên quan chính xác thì việc đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp mới đem lại hiệu quả cao.

- Để hoạt động thuê ngoài thực sự phát huy đuợc tác dụng nhu mong muốn, đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đề ra của hoạt động thuê ngoài thì công tác thẩm định năng lực cũng nhu kinh nghiệm của đối tác thuê ngoài truớc khi ký kết hợp đồng thuê ngoài là rất cần thiết. Công tác đánh giá, thẩm định năng lực của đối tác thuê ngoài phải đuợc thực hiện bởi một tổ công tác/bộ phận bán chuyên trách độc lập hoàn tòan với đơn vị đầu mối đề xuất thuê ngoài để đảm bảo tính khách quan, minh bạch khi ra quyết định lựa chọn. Chỉ thuê ngoài những đối tác đáp ứng đuợc yêu cầu của BIDV.

- Khi đã lựa chọn phuơng án thuê đối tác bên ngoài thực hiện thay 1 phần hay toàn bộ công việc của BIDV không có nghĩa là BIDV phó mặc toàn bộ cho đối tác bên ngoài mà trong truờng hợp này, BIDV càng phải quan tâm sát sao đến mảng công việc đã giao cho đối tác bên ngoài. Vì vậy, BIDV cần xây dựng cơ chế giám sát, quản lý quá trình triển khai hoạt động thuê ngoài của công ty đối tác nhằm đảm bảo yêu cầu về chất luợng của sản phẩm, dịch vụ nhu đã đề ra.

- Để đảm bảo kế hoạch kinh doanh liên tục khi thuê ngoài, bộ phận dầu mối thuê ngoài phải lập kế hoạch dự phòng của BIDV nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh liên tục trong truờng hợp công ty đối tác không thể đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho BIDV theo đúng tiến độ, chất luợng yêu cầu.

93

3.2.9. Một số giải pháp khác.

Ngoài những giải pháp nêu trên thì còn có một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện công tác QTRRTN như:

- Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro: Rủi ro tác nghiệp có đặc tính cố hữu, nó tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy văn hóa quản lý rủi ro là toàn bộ các giá trị, các quan niệm, và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động ngân hàng, chi phối nếp suy nghĩ và h ành vi của mọi thành viên trong ngân hàng trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích quản trị rủi ro.

Những nội dung cần có trong việc xây dựng văn hóa quản lý rủi ro của BIDV bao gồm:

V Ý thức cảnh giác về rủi ro tác nghiệp của cán bộ lãnh đạo cao cấp đến nhân viên, chuyên viên của BIDV. Toàn thể cán bộ, nhân viên BIDV cần: Phải nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tác nghiệp. Chủ động nghiên cứu, học tập và nắm vững các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ về RRTN. Đồng thời phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và/hoặc báo cáo ngay cấp có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi, nguy cơ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của ngân hàng.

V Các nguyên tắc trong nhận diện, chấp nhận và ứng xử đối với RRTN.

V Các nguyên tắc trong trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ ngân hàng trong công tác QTRRTN.

V Tính công khai minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài. Thông tin về RRTN phải minh bạch, chính xác và phải được truyền tải đầy đủ, xuyên suốt, nhất quán trong hệ thống.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức và ban ngành khác trong công tác phát hiện dấu hiệu rủi ro, phòng ngừa và xử lý rủi ro như các cơ quan công an, tòa án, ....

94

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ có thể kết hợp các mối quan hệ trong khu vực và quốc tế, có thể cho phép lãnh đạo một số ngân hàng đuợc tháp tùng các đoàn công tác của chính phủ trong các chuyến học tập kinh nghiệm về quản lý RRTN ở các ngân hàng và tổ chức tài chính nuớc ngoài.

- Qua các mối quan hệ của mình chính phủ có thể mời lãnh đạo các ngân hàng lớn, có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm, lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro tác nghiệp đến Việt Nam phổ biến kinh nghiệm của họ cho các ngân hàng Việt Nam học tập

- Chính phủ và bộ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức, hoạt động nghiệp vụ, thu chi tài chính của các Ngân hàng thuơng mại; nhu luật các Tổ chức tín dụng quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại, quy định về giao dịch đảm bảo... nhằm tạo ra một hành lan g pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thuơng mại.

- Chính phủ cũng cần tiếp tục nỗ lực, đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt. Mặc dù những năm gần đây, việc hiện đại hóa và nâng cấp hệ thống thanh tóan của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đã được chú trọng rất nhiều, số lượng giao dịch được thanh toán thông qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có tăng nhưng thực trạng giao dịch tiền mặt vẫn còn rất phổ biến. Tại BIDV vẫn thường xuyên phải duy trì số lượng lớn tiền mặt để đáp ứng nhu cầu tiền mặt của khách hàng. Việc phải duy trì số lượng lớn tiền mặt cùng với khối lượng lớn giao dịch đã làm gia tăng đáng kể số lượng lỗi tác nghiệp của ngân hàng. Chính vì vậy, nhanh chóng khắc phục tình trạng nền kinh tế tiền mặt

95

vẫn là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Chính phú cũng cần nghiên cứu đua ra các giải pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thế trong nền kinh tế, có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới.

- Kinh doanh ngân hàng càng phát triển, càng hiện đại thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao, chính vì vậy trong những năm gần đây, tình hình tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng nhiều, hoạt động trên phạm vi rộng với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, theo dây chuyền xuyên quốc gia, xâm phạm nghiêm trọng đến tài sản của khách hàng. Chính phủ cần hợp tác tốt với cảnh sát quốc tế trong việc điều tra tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng, đối với cả tội phạm nguời Việt Nam bỏ trốn ra nuớc ngoài hay nguời nuớc ngoài sang Việt Nam.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sau khi phân tích thực trạng QTRRTN tại BIDV, phân tích các hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của BIDV, nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thuơng mại trên thế giới và tại Việt Nam, tôi xin nêu ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam nhu sau:

- Ngân hàng nhà nuớc sớm ban hành hệ thống văn bản huớng dẫn chung về công tác QTRRTN của các Ngân hàng thuơng mại để có cơ sở cho các ngân hàng thuơng mại trong đó có BIDV áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.

- Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam cần nghiên cứu thiết lập lộ trình cụ thể áp dụng Basel II cho ngành ngân hàng Việt Nam để từng buớc hội nhập trong hoạt động ngân hàng, đồng thời đáp ứng lộ trình hội nhập toàn diện khi Việt Nam cam kết gia nhập các tổ chức thuơng mại thế giới.

96

ro tác nghiệp trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của công tác QTRRTN để các ngân hàng có thái độ đúng mực hơn đối với công tác này vì hiện nay chỉ có một số ít ngân hàng có triển khai công tác QTRRTN, trong khi rủi ro từ các hoạt động tác nghiệp là có thật, đã được các ngân hàng trên thế giới nhận biết, có biện pháp quản lý từ rất lâu.

- Nhanh chóng xúc tiến việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của ngành Ngân hàng để theo dõi dữ liệu về RRTN của các ngân hàng tại Việt Nam, để vừa thực hiện mục đích quản lý các ngân hàng, đồng thời các ngân hàng có thể khai thác thông tin của ngân hàng bạn để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, tránh lặp lại sai sót của ngân hàng bạn.

- Đưa tiêu chuẩn về hiệu quả QTRRTN vào một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của các ngân hàng bên cạnh các chỉ tiêu truyền thống đã sử dụng trước đây như: tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, vốn tự có...đồng thời nghiên cứu áp dụng gắn liền giữa yếu tố chất lượng, hiệu quả của công tác QTRRTN khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp hạn mức, xác định giá (lãi suất) tái cấp vốn, tái chiết khấu khi các ngân hàng thương mại có nhu cầu vay tái cấp vốn, tái chiết khấu.

- Sau khi công tác QTRRTN được triển khai đồng bộ, rộng khắp trong toàn lãnh thổ Việt Nam, từng bước Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề ra mức độ chấp nhận rủi ro đối với ngành ngân hàng Việt Nam, đây cũng là cơ sở để Ngân hàng nhà nước đánh giá trình độ, năng lực của lãnh đạo từng ngân hàng trong việc QTRRTN cũng như là cơ sở để các ngân hàng tự đánh giá mình so với mức độ chấp nhận rủi ro chung, nếu rủi ro tại đơn vị mình cao hơn nhiều so với mức độ chấp nhận chung thì phải có biện pháp kịp thời, hiệu quả để quản lý, làm cho rủi ro giảm dần về mức trung bình.

97

ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo

Một phần của tài liệu 1256 quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w