Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 1260 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 41)

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng cũng như rủi ro tín dụng nói chung, bao gồm 3 nội dung: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro. Rủi ro tín dụng một khi đã xác định thì cần phải được phân tích, đo lường và đưa ra các biện pháp xử lý, đồng thời phải có các biện pháp hạn chế, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro mới xảy ra.

1.2.4.1 Dấu hiệu và nhận biết rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro, và thường có một vài dấu hiệu để nhận biết rủi ro. Ngân hàng cần có biện pháp để nhận ra dấu hiệu của khoản vay có vấn đề và hành động cần thiết ngăn ngừa, hạn chế, xử lý chúng. Khách hàng có dấu hiệu rủi ro có thể như sau: Sự giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau; Mức độ vay thường xuyên gia tăng, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến; Lập kế hoach, xác định mụa tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng giải quyết đối với những thay đổi; Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả; Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế;...

Nhận biết rủi ro tín dụng là việc phát hiện, xác định được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng. Nhận biết rủi ro giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp xử lý hoặc ngăn chặn rủi ro kịp thời. Khách hàng có nhu cầu tín dụng ngân hàng không những đông đảo về số lượng mà còn rất đa đạng và phức tạp. Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầu hoá làm

20

cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn. Vì vậy, một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết hầu hết các rủi ro hiện hữu trong tín dụng. Các nhà quản trị rủi ro sẽ phải xem xét các khoản cho vay của ngân hàng để đưa ra những nhận định về từng khoản cho vay, có thể đó là những khoản cho vay đã xảy ra rủi ro hoặc những khoản cho vay có mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn.

Việc đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết của ngân hàng về khách hàng. Mức độ hiểu biết về khách hàng phụ thuộc vào lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả những thông tin đó. Để đánh giá mức độ rủi ro trong các quyết định cho vay, các ngân hàng cần xác định rủi ro có thể xảy ra thông qua tiến hành xem xét khách hàng và phương án vay vốn trên những khía cạnh như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án xin vay, và khả năng đảm bảo tiền vay.

Đối với các khoản vay đã phát sinh, cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay, nguồn trả nợ, sức khỏe, tình hình sử dụng vốn... của khách hàng để nhận diện rủi ro, phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề (là những khoản vay chưa đến hạn, chưa được xem là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy khách hàng có dấu hiệu không trả được nợ).

1.2.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Ngoài các dấu hiệu để nhận biết, rủi ro cần phải được xây dựng công cụ để đo lường và đánh giá mức độ rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý và biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả. Một số chỉ tiêu thường được áp dụng trong đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân như sau:

> Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Sự khác biệt trong tiêu chí phân loại nợ xấu là

lý do có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nợ xấu theo tính toán của NHNN Việt nam và tỷ lệ nợ xấu theo tính toán của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

- Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng cá nhân:

21

Nhà nước [10], “Nợquá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ

gốc

và/hoặc lãi đã quá hạn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay Dư nợ quá hạn cho vay KHCN khách hàng cá nhân Tổng dư nợ cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn.

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân là số tương đối và tuyệt đối phản ánh mức độ khoản nợ cá nhân quá hạn của ngân hàng. Các chỉ tiêu này càng cao thì khả năng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng càng lớn, phản ánh việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng là chưa tốt.

> Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu - Nợ xấu

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 [10] của ngân hàng Nhà nước, “Nợ xấu” là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam.

Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc, về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp

Tỷ lệ nợ xấu cho vay Dư nợ xấu cho vay KHCN

* = '____-L_______ɪɪ x 100%

khách hàng cá nhân Tong dư nợ cho vay KHCN

Đây là chỉ tiêu quan trọng và được dùng phổ biến nhất trong đánh giá rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng càng lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cho phép của hoạt động tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định hiện nay là 3%.

> Tỷ lệ xóa nợ tín dụng KHCN

Tỷ lệ xóa nợ tín dụng Dư nợ KHCN được xóa

______ = ______;___________________x 100%

KHCN Tong dư nợ KHCN

Khi khách hàng bị chết hoặc mất tích hay đối với những khoản nợ có khả năng mất vốn sẽ được bù đắp bởi quỹ DPRR và chuyển sang theo dõi ngoại bảng, tiếp tục có các biện pháp thu hồi nợ triệt để. Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, ngân hàng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Như vậy nếu 1 ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ có vấn đề không tốt.

> Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ cho vay KHCN Doanh số cho vay KHCN

23

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay. Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro trong cho vay thấp.

> Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Hệ số khả năng Dự phòng RRTD được trích lập , ^ '2'

= ____:________ ____-rd________:___ x 100%

bù đắp RRTD Nợ xấu

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra, mục đích việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích.

Trên đây là một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro hoạt động tín dụng cá nhân, trong đó các chỉ tiêu như nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng, tỷ lệ xóa nợ là các thước đo truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợ xấu, còn tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến là các chỉ tiêu hiện đại mà Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng. Các chỉ tiêu này càng cao thì khả năng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng càng lớn, phản ánh việc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng là chưa tốt.

1.2.4.3 Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

> Xây dựng chính sách tín dụng cá nhân

Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng thương mại, do Hội đồng quản trị ban hành phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và những quy định hiện hành. Do đó, chính sách tín dụng cá nhân là cương lĩnh của một ngân hàng đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, là hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhà quản trị trong phân tích

24

tín dụng, ra quyết định tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng cá nhân nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời.

Ngân hàng tiến hành các hoạt động tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng.

Những nội dung cơ bản của chính sách tín dụng: là toàn bộ các vấn đề cơ bản liên quan đến cấp tín dụng nói chung, bao gồm:

- Đối tượng khách hàng;

- Quy mô và giới hạn tín dụng; - Điều kiện về tài sản bảo đảm; - Lãi suất và các loại phí tín dụng; - Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ;

- Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán;... - Mô hình điểm số tín dụng cá nhân;

Để đưa ra được một mô hình quản trị rủi ro hiện đại và hiệu quả phù hợp với từng ngân hàng, trước hết các ngân hàng cần phải lượng hóa được rủi ro tín dụng. Vì vậy mà ngân hàng sử dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua ô tô, mua nhà, vay kinh doanh... Mô hình này bao gồm một hệ thống các tiêu chí liên quan đến từng đối tượng khách hàng, mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của chúng. Căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểm của ngân hàng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu liên quan tới khách hàng, sau đó cộng tổng số điểm. Khi đã có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn cán bộ tín dụng có thể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay. Mức điểm chuẩn có thể thay đổi theo từng thời kỳ và phụ

25

thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng và khách hàng.

Mỗi ngân hàng có thể lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu và thang điểm riêng cho mình, dựa vào chính sách tín dụng của ngân hàng đó.

Đối với tín dụng cá nhân, bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu tài chính: Thu nhập của người vay, các tài sản thuộc sở hữu của khách hàng như giấy tờ có giá, ô tô, xe máy, bất động sản...

- Chỉ tiêu phi tài chính: tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng cư trú, số người phụ thuộc...

Với mô hình trên thì đã loại bỏ được sự đánh giá chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng. Mô hình này cũng đã xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố tài chính và phi tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có một số hạn chế là: vấn đề thông tin không cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng vay; mô hình này không thể tự điều chỉnh nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.

Ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay nên mô hình điểm số tín dụng cá nhân cũng là một mô hình thiết thực trong quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.

> Xây dựng quy trình tín dụng cá nhân

Quy trình tín dụng cá nhân do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được soạn thảo một cách chi tiết và quán triệt từ trên xuống dưới nhằm mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình tín dụng là các bước, nội dung công việc mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan

26

trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ vốn cho khách hàng.

Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp cho cán bộ tín dụng quản lý khoản vay một cách chặt chẽ, không tùy tiện hay duy ý chí. Do đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan trong quá trình phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát tín dụng.

Quy trình tín dụng thường được chia thành ba giai đoạn: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

Giai đoạn trước khi cho vay

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tín dụng. Thông qua nội dung phân tích, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho khách hàng hay không. Trong giai đoạn này cán bộ tín dụng thực hiện các bước cơ bản sau: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng và ra quyết định tín dụng.

Giai đoạn trong khi cho vay

Giai đoạn này thường gồm hai bước: giải ngân và giám sát tín dụng.

Trong đó bước giám sát tín dụng là vô cùng quan trọng trong quản trị rủi ro. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng có đúng mục đích không, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ. Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Như vậy, nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân

Một phần của tài liệu 1260 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w