Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1260 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 120)

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là cơ quan chủ quản của Chi nhánh Sở Giao dịch, mọi hoạt động của Chi nhánh đều thông qua trung tâm điều hành này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh thì việc giúp đỡ chỉ đạo và những chính sách định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, do vậy ban lãnh đạo ngân hàng cần:

- Nghiên cứu, xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng ở cả Hội sở và Chi nhánh hợp lý, đồng thời hoàn thiện quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận sao cho đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian xử lý nhanh chóng. Sử dụng hệ thống xếp hạng Chi nhánh để xác định năng lực chi nhánh, từ đó xác định thẩm quyền phán quyết tín dụng của các Chi nhánh theo từng thời kỳ.

96

tín dụng, rủi ro tín dụng cho phù hợp với thực trạng của nền kinh tế.

- Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt là nâng cao vai trò hỗ trợ, giám sát của Ban kiểm soát và trung tâm quản lý rủi ro tại Hội sở đối với các Chi nhánh. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức của các cán bộ đặc biệt là các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng tại các phòng Chính sách & sản phẩm bán lẻ, Quản lý bán sản phẩm bán lẻ, Quản lý rủi ro tín dụng, Thông tin tín dụng & phòng chống rứa tiền, Pháp chế, Kiểm toán nội bộ...

- Xây dựng mô hình ước tính tổn thất tín dụng: Hiện nay Chi nhánh Sở Giao dịch cũng như toàn hệ thống Vietcombank vẫn chưa sử dụng chỉ tiêu tổn thất dự tính được (EL) và tổn thất không dự tính được (UL) trong đo lường rủi ro tín dụng. Hiện Vietcombank vẫn đang trong quá trình xây dựng mô hình ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được xác xuất không trả được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào dữ liệu của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Tuy nhiên hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ của ngân hàng còn chưa được hoàn thiện, công nghệ của ngân hàng còn yếu kém. Do đó, để mô hình ước tính tổn thất tín dụng sớm được triển khai vào thực tế, Vietcombank cần đẩy mạnh việc thu thập cơ sở dữ liệu nội bộ, xây dựng chính sách và trang bị hệ thống vận hành.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng: Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ và kỹ thuật hiện đại đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, hợp tác với tổ chức nước ngoài để thay đổi hệ thống phần mềm hạch toán, quản lý (Core-banking) nhưng chưa đem lại kết quả. Với những hạn chế về công nghệ đã phân tích, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình cách mạng hóa công nghệ hơn nữa, nghiên cứu kỹ hơn để lựa chọn đối tác công

97

nghệ uy tín, học tập kinh nghiệm thay đổi công nghệ của các ngân hàng trong khu vực về như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam... Công nghệ mới của ngân hàng phải đáp ứng được: (i) Xây dựng phần mềm thuận tiện cho cán bộ theo dõi nợ đến hạn, nợ quá hạn, tài khoản tiền gửi khách hàng, lịch kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tài sản bảo đảm sau cho vay cải tiến chức năng thu nợ tự động; (ii) Xây dựng phần mềm lưu trữ hồ sơ điện tử (bản scan) thuận tiện cho quá trình tra cứu và giảm chi phí in ấn (trừ các chứng từ phải lưu bản gốc); (iii) Xây dựng phần mềm soạn thảo hồ sơ, cán bộ chỉ cần nhập dữ liệu khách hàng một lần là có thể kết nối dữ liệu với tất cả các hợp đồng, văn bản cần ký kết; (iv) Cập nhật các phần mềm mới để tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, phần mềm thẩm định tín dụng; (v) Mở rộng mạng lưới thông tin để có thể cập nhật thông tin của khách hàng nhanh chóng, chính xác.

- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển phần mềm công nghệ: hỗ trợ quản lý khoản vay, vấn tin khách hàng, hỗ trợ thu nợ, nhắc nợ, lập báp cáo, phê duyệt tín dụng, soạn hồ sơ, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng có chức năng phân tích và cảnh báo.

- Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả: Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về khách hàng vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

98

+ Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng.

+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ Chi nhánh Sở Giao dịch và các Chi nhánh.

+ Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn.

- Cập nhật và bổ sung thường xuyên cẩm nang tín dụng: Cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Năm 2003 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành cẩm nang tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và từ đó đến nay mới cập nhật sửa đổi một lần năm 2012. Trong khi đó, có rất nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng mới... Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do đó cần thực hiện một cẩm nang tín dụng điện tử cập nhật thường xuyên và tức thì các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

99

công bằng, phù hợp với từng vị trí và hiệu quả công việc.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm cân thiết, đa dạng hóa nội dung và hình thức đào tạo để truyền đạt kiến thức được đầy đủ và tránh nhàm chán trong việc tiếp thu. Giao quyền chủ động hơn cho chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo ngắn ngày tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Không ngừng nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời phát triển sản phẩm dịch vụ mới đồng bộ hơn, tạo những nét riêng biệt so với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác, giữ vững vị trí là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đưa ra định hướng tăng cường quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Sở giao dịch nói riêng, đề xuất các giải pháp bao gồm: hoàn thiện tổ chức bộ máy cấp tín dụng và quy trình tín dụng; thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát sau cho vay; tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề; xây dựng hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả; nâng cao tỷ lệ khách hàng mua bảo hiểm; các giải pháp về nhân sự. Ngoài ra tác giả còn có các kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, đối với Ngân hàng Nhà nước và đối với Chính phủ để hỗ trợ và tạo môi trường thực hiện các giải pháp cụ thể tại chi nhánh.

100

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch đã tăng trưởng tín dụng an toàn, đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư và sản xuất của các thành phần kinh tế, đồng thời phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng đã và đang đóng góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của chi nhánh Sở Giao dịch. Chi nhánh Sở Giao dịch đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng nhờ nhận thức đúng vai trò của công tác quản trị rủi ro và có các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch, Luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM

- Phân tích, đánh giá thực trạng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch

- Đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

Mặc dù đã có những nỗ lực cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Học viên mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, hướng dẫn của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn đọc quan tâm để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Xuân Hạng (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

2. Đoàn Hà Trang (2014), Tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Ngô Lan Anh (2016), Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Minh Hưng (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 20/2014, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội .

8. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày

20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàntrong hoạt động của TCTD, Hà Nội.

9. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày

27/9/2010 về việc sửa đổi một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN, Hà Nội.

10.NHNN Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

11.Phạm Thu Thủy - Đỗ Thu Hà (2013), NCKH Đổi mới cách thức đo lường

rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

12.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

13.Vietcombank - Chi nhánh Sở Giao dịch (2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sở Giao Dịch, Báo cáo tài chính Sở Giao dịch, Báo cáo tín dụng Sở Giao dịch, Hà Nội.

14.Vietcombank (2008), Quyết định 30/QĐ-VCB.CSTD hướng dẫn chính sách bảo đảm tín dụng, Hà Nội.

15.Vietcombank (2009), Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD về quản lý và áp dụng các biện pháp xử lý nợ có vấn đề của Vietcombank, Hà Nội.

16.Vietcombank (2010), Quyết định số 247/QĐ-VCB.CSBL Ban hành gói sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng cá nhân, Hà Nội.

17.Vietcombank (2010), Quyết định số 288/QĐ-VCB.CSBL Ban hành gói sản phẩm Cho vay cán bộ công nhân viên và Cán bộ quản lý điều hành, Hà Nội. 18.Vietcombank (2012), Quyết định 1658/VCB.CSSPB Ban hành gói sản

phẩm cho vay Chiết khấu/ cầm cố Giấy tờ có giá, Hà Nội.

19.Vietcombank (2013), Quyết định số 336/QĐ-NHNT.CSSPBL Ban hành quy định về sản phẩm cho vay hỗ trợ mua Nhà ở xã hội/thương mại, Hà Nội.

20.Vietcombank (2013), Quyết định số 785/QĐ-VCB.CSBL ban hành gói sản phẩm Cho vay bất động sản dành cho Khách hàng cá nhân, Hà Nội.

21.Vietcombank (2014), Quyết định 368/QĐ-HĐQT.CSTD của Chủ tịch HĐQT và Quyết định 568/QĐ-VCB.CN của Tổng Giám đốc về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội.

22.Vietcombank (2015), Quyết định số 772/QĐ-VCB.CSBL Ban hành gói sản phẩm Cho vay mua ô tô, Hà Nội.

23.Vietcombank (2016), Quyết định số 02/QĐ-NHNT.QLTD Ban hành quy định về sản phẩm cho vay kinh doanh tài lộc dành cho kh cá nhân và hộ kinh doanh, Hà Nội.

24.Vietcombank (2017), QĐ 686/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 01.07.2016 ban hành về chính sách bảo đảm tín dụng của NHNN, Hà Nội.

25.Vietcombank (2017), Quyết định số 298/QĐ-VCB-CSTD về quy trình cho vay đối với KHCN, Hà Nội.

26.Vietcombank (2017), Quyết định số 1864/QĐ-VCB.CSBL Ban hành gói sản phẩm Cho vay mua, xây sửa nhà đất dành cho Khách hàng cá nhân, Hà Nội.

27.Vietcombank (2017), Quyết định số 963/QĐ-VCB.CSBL Ban hành gói sản phẩm Cho vay mua nhà dự án, Hà Nội.

28.Vietcombannk (2016), Quyết định số 02/QĐ-NHNT.QLTD Ban hành quy định về sản phẩm cho vay kinh doanh tài lộc, Hà Nội.

29.Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2009), Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, NXB Thống Kê, Hà Nội.

30.Vương Thái Lan (2013), Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 1260 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 120)