2.3.2.1. Hạn chế
Mặc dù HDBank Bắc Ninh đã hết sức tập trung nỗ lực và cố gắng hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro nhưng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Rủi ro tín dụng vẫn tiềm ẩn. Cùng với sự gia tăng số lượng KH, dư nợ của HDBank Bắc Ninh có những bước tăng trong giai đoạn 2013 -2016, nhưng ta có thể nhận thấy rằng tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay năm 2016 cũng tăng đáng kể. Cụ thể trong giai đoạn này dư nợ tín dụng đã tăng 1.47 lần tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên 1.27 lần. Như vậy chủ trương tăng trưởng tín dụng đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng của HDBank Bắc Ninh chưa được bảo đảm.
- Tài sản đảm bảo chưa được định giá chưa thường xuyên và chưa sát với thực tế. Theo chính sách của HDBank, đối với khoản vay ngắn hạn thì tài sản thế chấp là
bất động sản sẽ được thẩm định lại sau 2 năm (theo kết quả phỏng vấn sâu). Còn đối với khoản vay trung - dài hạn thì thời gian tái thẩm định là dài hơn tùy từng trường hợp cụ thể. Chính sách này đã thể hiện rõ sự rủi ro đối với các khu vực có sự biến động mạnh về giá trị bất động sản..Bên cạnh đó, tại những khu vực làng nghề truyền thống, giá trị bất động sản thường bị thị trường đẩy lên quá mức so với giá trị thực tuy nhiên khi HDBank thực hiện định giá các bất động sản này thì thường lấy giá trị rất sát so với giá trị giao dịch thực tế và đôi khi còn vượt quá cả giá trị thực của tài sản. Vì vậy, trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho HDBank Bắc Ninh. Những điều này thể hiện rõ sự hạn chế về chính sách liên quan đến tài sản đảm bảo tại HDBank Bắc Ninh.
- Mô hình phòng của HDBank Bắc Ninh tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên theo kết quả từ phỏng vấn sâu thì nhiệm vụ quản lý rủi ro vẫn chưa được phân tách một cách cụ thể. Hiện nay, theo thông lệ tại HDBank Bắc Ninh thì cả bộ phận kinh doanh lẫn phòng hỗ trợ đều có liên quan trong việc quản lý khoản vay của khách hàng. Do sự chồng chéo này nên rất khó để có thể phát hiện ra các dấu hiện của rủi ro tín dụng và khi rủi ro tín dụng xảy ra thì cũng mất nhiều thời gian để hai bộ phận phối hợp giải quyết.
- Các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng xảy ra ở HDBank Bắc Ninh vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Hiện nay, khi có rủi ro tín dụng xảy ra, HDBank Bắc Ninh chủ yếu sử dụng biện pháp thúc, ép khách hàng trả nợ và cuối cùng là khởi kiện ra tòa. Điều này dẫn đến việc HDBank Bắc Ninh sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý rủi ro tín dụng. Mặc dù bên cạnh phương án xử lý đó, có những phương án sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian như bán nợ cho VAMC hoặc tái cơ cấu khoản nợ cho khách hàng.
- Chưa sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả tài chính của danh mục cho vay, đo lường tổn thất tín dụng và mô hình quản lý rủi ro danh mục cho vay chưa cụ thể và linh hoạt mà mới chỉ dựa vào các chỉ số tín dụng để đánh giá.HDBank Bắc Ninh cũng chưa tập trung vào công tác nhận biết sớm rủi ro và đo lường rủi ro tín dụng.
- Một số khoản vay chưa được đánh giá đúng mức độ rủi ro do khách hàng còn thiếu tính minh bạch, chính xác, đặc biệt là đối với các báo cáo tài chính mà khách
hàng cung cap(theo kết quả của phỏng vấn sâu) dẫn tới tỷ lệ mất vốn tăng từ năm 2014 là 0.10% lên 0.18% năm 2016 . Hiện nay, yêu cầu về tính minh bạch trong hồ sơ của khách hàng tại HDBank Bắc Ninh còn rất lỏng lẻo. Việc thẩm định, đánh giá hoạt động kinh doanh của một khách hàng cá nhân chủ yếu dựa vào nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng hoặc các thông tin đến từ phía khách hàng chứ không yêu cầu phải có giấy tờ, chứng từ, hóa đơn cụ thể. Còn đối với khách hàng doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng thường căn cứ vào báo cáo tài chính nội bộ chứ không dựa vào báo cáo thuế để phân tích. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng cũng như chính các cán bộ tín dụng làm giả mạo hồ sơ của khách hàng.Bên cạnh đó thì việc luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận phòng ban còn chậm trễ, do việc vận chuyển này chủ yếu thực hiện một cách thủ công bởi các cán bộ của HDBank Bắc Ninh, chứ HDBank Bắc Ninh chưa áp dụng một cách rộng rãi kỹ thuật hiện đại nào trong việc quản lý hồ sơ. Từ đó kéo theo công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn. Do đó, các biện pháp kiểm tra kiểm soát sau khi vay được thực hiện không phù hợp với tính chất của khoản vay.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Tất cả những tồn tại đó là do một số nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân thuộc về ngân hàng, khách hàng, và môi trường khách quan.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Mặc dù HDBank đã có những bước đầu tiếp cận với thông lệ quốc tế trong việc đo lường và giám sát rủi ro tín dụng bằng cách đưa ra một số hệ thống đo lường rủi ro tín dụng dựa vào thông lệ quốc tế tuy nhiên mới chỉ đưa ra ở mức tham khảo chưa có những hướng dẫn cụ thể để thực hiện và chưa có các biện pháp chặt chẽ để yêu cầu các đơn vị sử dụng. Do vậy, để tránh phiền hà và phức tạp trong quy trình tín dụng thì các đơn vị kinh doanh thường bỏ qua các bước này.
- Các sản phẩm tín dụng mà HDBank chi nhánh Bắc Ninh triển khai chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh trong đó chỉ bao gồm một vài ngành nghề chủ yếu. Còn các sản phẩm cho vay tiêu dùng thì rất hạn chế. Bên cạnh đó, chi nhánh chỉ tập trung vào việc cho vay có tài sản thế chấp mà không phát
triển mảng cho vay tín chấp.
- Thiếu sự đa dạng trong danh mục tín dụng. HDBank Bắc Ninh thường tập trung vào mảng khách hàng cá nhân là chủ yếu. Trong đó, khách hàng mục tiêu là những hộ kinh doanh cá thể có quy lớn tại địa bàn và hạn chế phát triển những khách hàng có quy mô nhỏ (giá trị khoản vay dưới 500 trđ). Thực tế, do thế mạnh của HDBank Bắc Ninh là cho vay kinh doanh nên rất nhiều trường hợp mặc dù mục đích sử dụng vốn thực tế của khách hàng là vay tiêu dùng mua nhà, mua xe... nhưng các cán bộ tín dụng thường xuyên
chuyển mục đích vay từ tiêu dùng sang kinh doanh để cho thuận tiện trong việc xử lý hồ sơ. Cụ thể, các cán bộ tín dụng sẽ chuyển mục đích vay bằng cách: khách hàng vay vốn đã
rút vốn hoạt động kinh doanh ra để tiêu dùng và làm cho thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh.
Và khi đó HDBank Bắc Ninh sẽ tài trợ khoản vốn kinh doanh thiếu hụt này cho khách hàng. Điều này đã làm cho tỷ trọng các khoản vay mục đích tiêu dùng luôn ở mức rất thấp
(khoảng trên 6%) trong tổng dư nợ cho vay tại HDBank Bắc Ninh. Do danh mục cho vay
của HDBank Bắc Ninh không đa dạng nên rất dễ dẫn đến những rủi ro tín dụng.
- Nguồn nhân lực tham gia công tác tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ của HDBank Bắc Ninh tham gia vào công tác tín dụng nhìn chung là có trình độ chuyên môn nghề nghiệp tốt nhưng gặp hạn chế về mặt kinh nghiệm do tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ trong khi đó sự đòi hỏi của hoạt động tín dụng ngày càng cao. Bên cạnh đó, sự phân công cán bộ còn thiếu hợp lý. Hiện nay tại HDBank Bắc Ninh chưacó sự phân công cán bộ dựa trên cơ sở số khách hàng, mức dư nợ, theo địa bàn hoạt động hay theo ngành nghề trong khi đó để đảm bảo yêu cầu tín dụng hiệu quả, cán bộ tín dụng cần phải có kỹ năng phù hợp cũng như hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế. Tức là cần phải có sự chuyên môn hoá hơn trong lĩnh vực khách hàng của mình.Sự thiếu thốn về đội ngũ cán bộ cũng là nguyên nhân, trung bình một cán bộ tín dụng có kinh nghiệm tại HDBank Bắc Ninh
nguồn thông tin về tình hình tín dụng của một khách hàng lần đầu đến quan hệ tín dụng tại HDBank Bắc Ninhchủ yếu dựa vào thông tin do hệ thống CIC cung cấp. Nguồn thông tin này thuờng không được bảo đảm về tính cập nhật gây khó khăn cho công tác thẩm định. Hơn nữa, sự phối hợp với hệ thống các NHTM khác chưa thật hiệu quả. Điều này gây áp lực công việc lên cán bộ tín dụng về thời gian và chi phí. Cán bộ tín dụng sẽ chủ yếu dựa vào những điều “tai nghe, mắt thấy” tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp đó. Nguồn thông tin bên ngoài rất ít và khó tiếp cận.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Trình độ quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập và yếu kém. Thất thoát vốn của ngân hàng chủ yếu là từ các khoản vay của các khách hàng doanh nghiệp, đối tượng khách hàng cá nhân không nhiều.Cũng như tình trạng chung của nền kinh tế Việt Nam, khách hàng là doanh nghiệp của HDBank Bắc Ninh gặp hạn chế về những kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh, về công nghệ, về môi trường... Một số doanh nghiệp đã nhận được sự giúp đỡ, tư vấn của ngân hàng nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, lúng túng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của ngân hàng.
- Khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ. Cùng với tình trạng chung của nền kinh tế, một số đối tượng khách hàng doanh nghiệp của HDBank Bắc Ninh gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, có biểu hiện gian lận như trốn thuế, chưa tôn trọng pháp lệnh kinh tế gây ra tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn ngân hàng và thậm chí còn chây ỳ trong việc trả nợ.Thậm chí, có những trường hợp khách hàng lợi dụng những kẽ hở trong việc phân loại nợ tại HDBank và hệ thống thông tin CIC để chây ỳ trong việc trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ quá 10 ngày.
- Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa đảm bảo yêu cầu về tính chính xác, minh bạch. Đa số báo cáo tài chính của khách hàng được lập thành hai bản, một báo cáo để nộp cho cơ quan thuế và báo cáo nội bộ thể hiện tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Hiện nay, tại HDBank Bắc Ninh chỉ có một số ít KHDN
có quan hệ giao dịch với các công ty nước ngoài thì mới tuân thủ chặt chẽ các quy tắc, quy chuẩn về kế toán và có báo cáo tài chính thể hiện đúng tình hình sản xuất kinh. Còn lại đa số các KHDN khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất thấp thậm chí kết quả thua lỗ trong báo cáo tài chính để nhằm mục đích giảm thiểu khoản thuế doanh nghiệp. Do vậy đây là những báo cáo tài chính có độ tin cậy không cao.
Nguyên nhân từ phía môi trường
- Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập
Pháp luật của Nhà nước ban hành chưa chặt chẽ, chưa thật sự đi vào cuộc sống và đang trong quá trình hoàn thiện. Do vậy tính tuân thủ luật pháp của các cá thể trong nền kinh tế chưa cao gây khó khăn cho ngân hàng.
+ Quy trình kế toán, kiểm toán của Việt Nam còn cách xa so với thông lệ quốc tế. Các cơ quan kiểm toán của Việt nam còn yếu về mặt trình độ. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thường xuyên không tuân thủ những quy định về kế toán trong việc kê khai thuế dẫn đến việc những bản báo cáo thuế không minh bạch, không thể hiện được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Điều này gây nhiều khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định doanh nghiệp.
+ Chế tài xử lý chưa nghiêm và còn nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp có thể lách luật. Tình trạng tham ô tham nhũng của chính quyền cơ sở đã và đang tiếp tay cho các doanh nghiệp lừa đảo, các công ty “ma” gây rối loạn nền kinh tế và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
+ Luật đất đai, Luật dân sự đang trong quá trình hoàn thiện gây ra khó khăn trong việc xác định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp, vấn đề phát mại tài sản, các loại hình giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay để thu hồi nợ. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao TSĐB cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển TSĐB nợ vay để
Toà án xử lý qua con đường tố tụng.. .cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Ví dụ như điểm 7, điều 113 Luật Đất đai (LĐĐ), quy định quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được phép "thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh". Quy định dường như không có gì xảy ra, nhưng thực tế, nhu cầu rất lớn của người dân đó là vay vốn phục vụ tiêu dùng, đời sống mà bất cứ nước nào trên thế giới hoạt động ngân hàng thương mại cũng đều nhắm vào, thì nay mục đích đó có thể được hiểu là bị giới hạn bởi quy định tại điều Luật này. Nhưng dẫn chiếu tới điều 730 Bộ Luật Dân sự quy định "hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở do nhu cầu sản xuất và đời sống được thế chấp quyền sử dụng đất với các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước". Xung đột pháp lý giữa hai quy định này được các TCTD rất quan tâm trên nhiều khía cạnh, gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong việc áp dụng.
- Môi trường kinh tế có những biến động bất lợi
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các nền kinh tế lớn trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc. Những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều biến động cả về chính trị lẫn kinh tế. Do vậy, nên kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng không ít đặc biệt là đối với các lĩnh vực có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với Trung Quốc. HDBank Bắc Ninh nằm trên địa bàn có nhiều làng nghề truyền thống có quan hệ giao thương với thị trường Trung Quốc. Vì vậy, những khó khăn từ thị trường Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của HDBank Bắc Ninh đặc biệt là chất lượng tín dụng.
Về môi trường đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến 2 vấn đề, đó là hạ tầng cơ sở (điện, giao thông) và thủ tục pháp lý. Tuy nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng, nhưng so với các nước châu Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn. Việt Nam cũng cần có những cải thiện tốt hơn đối với vấn đề thuế. Nếu một năm, một doanh nghiệp ở Singapore chỉ phải dành 30 giờ để xử lý các vấn đề về thuế thì con số này ở Việt Nam là 1.000 giờ. Điều này gây cản trở rất lớn cho
những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư ở Việt Nam.
Khi xem xét một vấn đề, ta thường xem xét trên hai khía cạnh mặt tích cực và