Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 1300 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

3.3.1. Kien nghị đối với Chính phủ

Chính phủ có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện trong hoạt động của NHTM. Các giải pháp đó vừa đóng vai trò là các giải pháp tổng thể tạo dựng khuôn khổ vững chắc và lâu dài cho thực thi phòng ngừa hạn chế rủi ro vừa chỉ ra những giải pháp trong những giai đoạn hoạt động của ngân hàng gặp phải rủi ro. Một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ để đảm bảo công tác quản trị RRTD trong ngân hàng như sau:

Thứ nhất, tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng, bao gồm cả NHNN Việt Nam và các NHTM là điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới thì đây chính là giải pháp lâu dài và ngăn chặn nguy cơ nợ xấu tồn đọng.

Cải cách NHNN Việt Nam theo hướng tăng cường chức năng Ngân hàng trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ. NHNN Việt Nam sẽ điều hành chính sách tiền tệ với tính độc lập cao hơn. Chuyển sang sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp theo cơ chế thị trường, tăng cường năng lực của thanh tra ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế đi đôi với tự do hoá khu vực ngân hàng.

Cải cách hệ thống NHTM bằng các biện pháp như tái cấu trúc hệ thống NHTM, bắt buộc sát nhập hoặc mua lại các NHTM yếu kém. Đưa thêm các quy định về vốn vốn hoạt động, quy trình quản lý, quy trình hoạt động...

Chính phủ cần phải gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện. Việc cải cách khu vực ngân hàng khó có thể thành công nếu các khu vực khác của nền kinh tế không được đổi mới một cách đồng thời. Cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiền trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý Nhà nước.

hoạt động ngân hàng. Giảm thiểu tối đa sự bất bình đẳng trong hoạt động giữa các NHTMCP và các NHTM có vốn của nhà nước. Cần có những cơ chế, quy định linh hoạt để tạo điều kiện cho những NHTM quy mô nhỏ có thể cạnh tranh với những NHTM có quy mô lớn. Cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kích thích nhưng vẫn phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong tình hình biến động kinh tế hiện nay, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba, hoàn thiện khung pháp luật về hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, nhất là hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, về xây dựng, đấu thầu, đất đai, ngân sách nhà nước. Bộ Luật Dân sự cần bổ sung quy định cho phép các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nước ngoài được thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam nhằm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai được Quốc hội khoá X thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001 tại kỳ họp thứ 9. Có như vậy, mới tạo được một môi trường pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo hộ cho người sử dụng đất được lựa chọn bên nhận thế chấp tài sản là giá trị quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng, phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế. Đồng thời đưa ra các chế tài xử lý vi phạm cụ thể và nghiêm khắc hơn, để xử phạt các cá nhân và TCTD vi phạm.

Thứ tư, theo dõi chặt chẽ, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là những biến động về tình hình kinh tế, tài chính thế giới, chủ động xây dựng các phương án ứng phó, hạn chế tác động bất lợi của khủng hoảng từ bên ngoài đến hệ thống tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá, chủ động kiểm soát mức tăng dư nợ tín dụng và cơ cấu tín dụng phù hợp để tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công để tiết kiệm chi phí.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để kịp thời ngăn ngừa các sai phạm. Chính phủ cần phải có biện pháp tích cực buộc tất cả các doanh

nghiệp thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê và thực hiện kiểm toán bắt buộc bởi công ty kiểm toán độc lập hàng năm, ngày càng nâng cao tính minh bạch và công khai trong thông tin. Như vậy, tính chính xác của các thông tin mà ngân hàng có được từ khách hàng sẽ đảm bảo hơn. Đồng thời, cần phải có những chế tài xử phạt thật nặng những doanh nghiệp đưa ra thông tin sai lệch.

Thứ sáu, thành lập các tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín để phân loại các doanh nghiệp theo mức độ an toàn tín dụng, giúp đỡ các ngân hàng trong khâu thẩm định khách hàng vay. Hiện nay tại Việt Nam chưa có một tổ chức nào thực hiện xếp hạng tín dụng có uy tín. Phần lớn các thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đều căn cứ vào hệ thống xếp hạng nội bộ của các NHTM và một số ít doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn được các tổ chức của nước ngoài xếp hạng.

Thứ bảy, phát triển các hoạt động bảo hiểm để chia sẻ rủi ro với ngân hàng như bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm tín dụng...Trong đó, bảo hiểm tiền gửi mặc dù đã

được NHNNVN yêu cầu các NHTM áp dụng từ lâu nhưng quy mô áp dụng còn rất nhỏ, chỉ bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng cho một món tiền gửi. Còn hình thức bảo hiểm tín dụng thì chưa thực sử phổ biến do NHNNVN không bắt buộc, chỉ có một số các NHTM áp dụng đối với những khoản vay tín chấp.

Thứ tám, các ban ngành liên quan cần hỗ trợ ngân hàng trong việc kê biên niêm phong định giá thực tế tài sản thế chấp của các đơn vị vay, làm căn cứ để ngân hàng phát mại tài sản, để giải quyết những khoản nợ khó đòi, đề nghị sự phối hợp của các cơ quan thi hành pháp luật: Toà án, viện kiểm soát... nhằm giải quyết nhanh tình trạng nợ tồn đọng kéo dài. Thủ tục kiện ra tòa đối với các khoản nợ xấu hiện nay mất rất nhiều thời gian do thủ tục rườm già. Thời gian từ khi NHTM nộp hồ sơ kiện ra tòa đến khi phát mại xong tài sản thế chấp thường kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các NHTM khi phải đầu tư nhiều nhân lực, thời gian và chi phí cho những thủ tục này.

3.3.2. Kien nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN Việt Nam là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lý nhà nước, vừa mang tính chất doanh nghiệp nên sự quản lý của nó với

hoạt động của các NHTM là hết sức quan trọng. Vì vậy, NHNN Việt Nam cần phải phát huy vai trò của mình một cách thực sự hiệu quả.

Thứ nhất, NHNN Việt Nam cần nghiên cứu về Hiệp ước Basel III đồng thời áp đụng rộng rãi hiệp ước Basel II đến tất cả các NHTM. Năm 2016, NHNN Việt Nam mới chỉ định 10 NHTM thực hiện thí điểm Basel II và đã cho thấy những tín hiệu tích cực. Do vậy, NHNN Việt Nam cần học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quốc gia khác đã ứng dụng Hiệp ước Basel đặc biệt là Basel III như Mỹ và Hàn Quốc, để từ đó, xác định được mô hình QTRR nói chung và QTRRTD nói riêng phù hợp với điều kiện của các ngân hàng Việt Nam, tiếp cận nhất với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, việc tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng theo các chỉ tiêu mà thế giới đang sử dụng như ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng cũng là một việc cần được dành sự quan tâm hợp lý. Cần xử lý nghiêm minh các TCTD, cá nhân vi phạm cơ chế tín dụng. Việc thanh tra phải được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc.

Thứ ba, về các văn bản pháp lý, NHNN Việt Nam cần phối hợp với Bộ liên quan hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính, phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro nội bộ trong các TCTD. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn, hoán đổi, kì hạn, tương lai..., xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho các nghiệp vụ phái sinh.

Hiện nay, các văn bản pháp lý của chúng ta đã thường xuyên được sửa đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, một số văn bản còn có những hạn chế. Mặt khác, các văn bản pháp luật lại được sửa đổi, bổ sung liên tục, để các văn bản đó gắn với thực tế hơn. Nhưng chính việc sửa đổi quá nhiều này sẽ gây khó khăn

cho người thực hiện. Vì vậy, khi ban hành các văn bản pháp luật thì cần quan tâm đến tính khả thi và tính chặt chẽ của các văn bản đó trong tương lai.

Thứ tư, NHNN Việt Nam cần phải nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro cho hệ thống NHTM. Hệ thống cảnh báo là phương tiện hữu hiệu để nhận diện nền kinh tế, giúp cho các quốc gia có thể lường trước và có biện pháp đối phó với rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của nó đến nền kinh tế .Nhiều quốc gia trong khu vực đã tự phát triển một hệ thống như vậy, hay với trợ giúp của ADB sau những tổn thất cay đắng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Ngoại trừ Lào và Campuchia, Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN chưa có hệ thống này. Từ năm 2007 Chính phủ đã bắt đầu xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm cho hệ thống NHTM. Tuy vậy, cho đến nay, trung tâm này cũng mới chỉ có những hoạt động dự báo kinh tế mang tính thử nghiệm bởi khó tiếp cận đến các nguồn thông tin chính thức - vốn rất cần cho công tác dự báo kinh tế.Sự bất cập trong việc thu thập thông tin đang là rào cản lớn nhất để xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm.

Thứ năm, về thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN Việt Nam cũng cần tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm thông tin tín dụng CIC để xây dựng được hệ thống hỗ trợ xếp hạng tín nhiệm khách hàng nhằm phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin cho toàn bộ hệ thống ngân hàng một cách cập nhật, chính xác và tin cậy. CIC nên lưu trữ thông tin dựa trên cơ sở chia nhỏ các ngành hàng, có thể kết hợp với các Hiệp hội ngành nghề để đưa ra các hệ số tham khảo chuẩn của mỗi ngành nghề. Bên cạnh đó, trung tâm CIC cần kết hợp chặt chẽ với các NHTM để khai thác triệt để các thông tin về khách hàng. Như vậy, các NHTM mới có thể có đủ thông tin để ra quyết định cho vay và thu nợ chính xác.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng HDBank

Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống HDBank và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, HDBank cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro định hướng thông lệ quốc tế. Cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong năm 2016, nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến đặc điểm riêng biệt của một số nhóm khách hàng. Đồng thời cần có quy định cụ thể về các thông tin nhập hệ thống, tránh việc “cố tình” vào sai thông tin, ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng.

- Hoàn thiện và cải tiến quy trình tín dụng: HDBank nên bổ sung và có quy định về việc thành lập bộ phận quản lý rủi ro tại Chi nhánh, tách biệt chức năng bán hàng và QTRR. Đồng thời bổ sung thêm những hướng dẫn về khảo sát và thẩm định thực tế khách hàng, văn bản hóa những nội dung cần khảo sát và đưa vào quy trình xem như căn cứ để cấp tín dụng.

- Sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hoá cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp; xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.

- Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Chủ động nghiên cứu hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao

- Tăng cường tính chủ động và hiệu quả của bộ phận kiểm tra nội bộ tại các Chi nhánh thông qua tăng cường đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo ngành dọc giữa bộ phận kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh và Phòng kiểm tra nội bộ, Ban kiểm soát Hội đồng quản trị.

KẾT LUẬN

Tín dụng là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, nó góp phần tích cực vào việc luôn chuyển nguồn vốn được nhanh hơn, hiệu quả hơn và qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM cần phải đi đôi với công tác quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.Vì vậy, việc nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động không chỉ đối với NHTM mà còn của khác hàng vay vốn.

Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP HDBank - Chi Nhánh Bắc Ninh đã được những kết quả đáng ghi nhận với sự tăng trưởng ổn định đi kèm theo đó là chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại HDBankBắc Ninh với bằng chứng là việc chất lượng tín dụng trong những năm gần đây đều giảm. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

-Tìm hiểu được các cơ sở lý luận của về bản chất các hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng và các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng.

-Luận văn đã đi vào nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của HDBankBắc Ninh đi sâu vào phân tích các kết quả của hoạt động cho vay, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng theo các tiêu chí cụ thể. Hơn nữa, luận văn đã chỉ rõ được thực trạng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank Bắc Ninh. Để từ đó đưa ra được

Một phần của tài liệu 1300 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w