Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống HDBank và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, HDBank cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro định hướng thông lệ quốc tế. Cụ thể:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong năm 2016, nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến đặc điểm riêng biệt của một số nhóm khách hàng. Đồng thời cần có quy định cụ thể về các thông tin nhập hệ thống, tránh việc “cố tình” vào sai thông tin, ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng.
- Hoàn thiện và cải tiến quy trình tín dụng: HDBank nên bổ sung và có quy định về việc thành lập bộ phận quản lý rủi ro tại Chi nhánh, tách biệt chức năng bán hàng và QTRR. Đồng thời bổ sung thêm những hướng dẫn về khảo sát và thẩm định thực tế khách hàng, văn bản hóa những nội dung cần khảo sát và đưa vào quy trình xem như căn cứ để cấp tín dụng.
- Sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hoá cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp; xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.
- Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Chủ động nghiên cứu hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao
- Tăng cường tính chủ động và hiệu quả của bộ phận kiểm tra nội bộ tại các Chi nhánh thông qua tăng cường đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo ngành dọc giữa bộ phận kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh và Phòng kiểm tra nội bộ, Ban kiểm soát Hội đồng quản trị.
KẾT LUẬN
Tín dụng là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, nó góp phần tích cực vào việc luôn chuyển nguồn vốn được nhanh hơn, hiệu quả hơn và qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM cần phải đi đôi với công tác quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.Vì vậy, việc nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động không chỉ đối với NHTM mà còn của khác hàng vay vốn.
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP HDBank - Chi Nhánh Bắc Ninh đã được những kết quả đáng ghi nhận với sự tăng trưởng ổn định đi kèm theo đó là chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại HDBankBắc Ninh với bằng chứng là việc chất lượng tín dụng trong những năm gần đây đều giảm. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu được các cơ sở lý luận của về bản chất các hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng và các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng.
-Luận văn đã đi vào nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của HDBankBắc Ninh đi sâu vào phân tích các kết quả của hoạt động cho vay, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng theo các tiêu chí cụ thể. Hơn nữa, luận văn đã chỉ rõ được thực trạng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank Bắc Ninh. Để từ đó đưa ra được những đánh giá về những thành tựu cũng như những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank.
-Trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại HDBank Bắc Ninh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại đây. Góp phần hỗ trợ đơn vị này hoàn thành được những kế hoạch kinh doanh, trong đó có kế hoạch về phát triển, mở rộng hoạt động cho vay.
-Luận văn cũng đã đưa ra những kiến nghị với Cơ quan Nhà nước, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, để cùng hỗ trợ tạo điều kiện cho NHTM nói chung và HDBankBac Ninh nói riêng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
Quản trị RRTD là một đề tài rộng lớn và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy dù bản thân đã cố gắng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu, song do thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy, cô giáo; các bạn đang làm công tác tín dụng tại các ngân hàng và những người quan tâm đến vấn đề này.Để luận văn được hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quảntrị, phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP HDBank - Chi nhánh Bắc Ninh trong hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.
2. Hennie van Greuning - Sonja Brajovic Bratanovic, Analyzing and Managing Banking Risk, The Word Bank, 2003
3. Ken Brown & Peter Moles, Credit risk management, Heriot University, 2014
4. Nguyễn Đình Thiện, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2010
5. PGS.TS Bùi Tường Trí, Giáo trình quản trị rủi ro tài chính, Đại học Bình Dương, 2007
6. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại Nhà xuất bản Thống kê, 2013
7. Peter Rose, Commercial bank Management, IrwinZMcGraw-Hill, 2011
8. Tony Van Gestel & Bart Beasens, Credit risk management: Basic concept, Oxford University, 2009
9. Trần Thị Bích Thuận, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, 2014
10. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHW VN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của TCTD và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN VN sửa đổi Quyết định 493
11. Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 12. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 13. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 14. Ngân hàng Á Châu, Định hướng và chính sách hoạt động tín dụng, 2016
15. Ngân hàng Á Châu, Sổ tay Scoring, 2016
16. Ngân hàng Á Châu, Báo cáo tài chính từ năm, 2013 - 2016
______xếp loại______ Phân loại rủi ro
Từ 91 đến 100______________ AAA Rủi ro thấp_____________
Từ 81 đến dưới 91___________ ________AA________ Rủi ro thấp_____________ Từ 75 đến dưới 81___________ _________A_________ Rủi ro thấp_____________ Từ 70 đến dưới 75___________ _______BBB_______ Rủi ro trung bình________ Từ 65 đến dưới 70___________ ________BB________ Rủi ro trung bình________
Từ 60 đến dưới 65___________ ______B______Rủi ro cao_____________
Từ 55 đến dưới 60___________ CCC Rủi ro cao_____________
Từ 50 đến dưới 55___________ ________CC________ Rủi ro cao_____________
Từ 40 đến dưới 50___________ ______C______Rủi ro cao_____________
Dưới 40___________________ ______D______Rủi ro cao_____________
Website của NHTMCP HDBank: www.HDbank.com.vn
Website của cộng đồng cao học kinh tế: www. caohockinhte.vn
Website của cộng đồng ngân hàng: www.diendannganhang.com
Website: en.wikipedia.org
Website của Ngân hang nhà nước: www.sbv.gov.vn
Để chấm điểm tín dụng đối với các khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, HDBank Bắc Ninh sẽ tiến hành theo các bước sau:
+ HDBank Bắc Ninh chia doanh nghiệp ra làm 3 nhóm ngành nghề là nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 trong đó mỗi nhóm bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Sau đó sẽ dựa vào tiêu chí là doanh thu thuần của doanh nghiệp để xác định quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được phân thành 3 loại là: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp lớn.
+ Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề, cán bộ tín dụng sẽ chấm điểm tài chính và phi tài chính. Trong đó phần chấm điểm tài chính sẽ dựa vào báo cáo tài chính tròn năm của doanh nghiệp và xem xét các nhóm chỉ tiêu như: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập...Còn chấm điểm phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp.
+ Sau khi tổng hợp, HDBank Bắc Ninh sẽ tổng hợp lên 2 bảng chấm điểm tín dụng (mỗi bảng được hình thành do các tỷ trọng từng chỉ tiêu khác nhau) và mỗi
bảng được dùng vào các mục đích riêng.
(Nguồn: Định hướng tín dụng NHTMCP HDBank)
vay theo hệ thống chấm điểm tín dụng để HDBank phục vụ vào mục đích quản trị rủi ro chứ không nhằm mục đích phân loại khoản vay và trích lập dự phòng.
HDBank Bắc Ninh cũng đã tiến hành chấm điểm và phân loại tín dụng khách hàng cá nhân. Theo đó, HDBank dùng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm cụ thể từng yếu tố liên quan đến khoản vay của khách hàng cá nhân đó là: chấm điểm khách hàng vay, chấm điểm những người liên quan, chấm điểm tài sản đảm bảo. Sau khi có được kết quả chấm điểm của từng yếu tố liên quan đến khoản vay thì sẽ tổng hợp điểm tín dụng của khoản vay bằng cách lấy tổng điểm tín dụng của các yếu tố liên quan theo các trọng số được quy sẵn. Sau khi chấm điểm thì thực hiện xếp loại khoản vay như là doanh nghiệp. Theo đó cũng sẽ có hai loại kết quả chấm điểm tín dụng một là để dùng xét duyệt khoản vay và một là để phân loại nợ.