- Tăng cường hơn nữa cải cách hành chính, thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là một trong những vấn đề quan trọng bởi nếu những thủ tục này được đơn giản, gọn nhẹ thì các hoạt động của quy trình tín dụng cũng sẽ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí cho người dân.
Ngày 09/12/2015 NHNN vừa ban hành Thông tư số 26 hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở đó. Tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng để mua chính nhà ở đó.
Tuy nhiên việc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại các Quận, huyện, Thành phố lại đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có một văn bản chính thức nào hướng dẫn cụ thể. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các Doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu mua nhà dự án, Chính phủ cần yêu cầu các bộ ban ngành cùng phối hợp với nhanh ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc nhận tài sản thế chấp là nhà ở hinh thành trong tương lai nói trên.
- Nhà nước cần giải quyết càng sớm càng tốt việc kéo quá dài tình trạng nhiều giấy chứng nhận (sổ) cho một bất động sản (sổ đỏ - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hồng - giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất...). Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở các đô thị trong cả nước được thực hiện với tốc độ rất chậm. Điều này dẫn đến các giao dịch mua bán, chuyển nhượng.bất động sản đã và đang không đảm bảo cơ sở pháp lý. Vì vậy Nhà nước cần triển khai một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ cấp sổ đỏ. Việc
đem lại quyền sở hữu cho nguời dân cần đuợc quan tâm nhiều hơn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thúc đẩy mạnh cho vay mua nhà dự án.
- Các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt TP Hà Nội kiểm soát thật chặt chẽ thị truờng bất động sản thông qua kiểm soát phát triển các dự án bất động sản theo quy hoạch và kế hoạch. Đồng thời, cần phải cấu trúc lại các dự án bất động sản, chuyển các dự án cao cấp quá du thừa sang các dự án phát triển nhà ở bình dân, đặc biệt là nhà ở xã hội vì hiện nay rất thiếu
- Đối với những ngành kinh tế mũi nhọn, những dự án trọng điểm, những dự án sử dụng công nghệ mới, sản phẩm mang tính độc đáo có tính cạnh tranh cao... thì Thành phố Hà Nội có thể hỗ trợ một phần lãi suất cho Doanh nghiệp.
- Tạo dựng hệ thống thông tin đồng bộ về thực trạng tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo một hệ thống tài chính chính xác.