Các biện pháp xử lý nợ quá hạn, khó đòi

Một phần của tài liệu 1336 rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 98)

Đây là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Đối với những khoản nợ này, hầu như đã không còn khả năng thu hồi như dự kiến, vì vậy Chi nhánh Đông Đô cần có những biện pháp xử lý kiên quyết với những biện pháp cơ bản sau:

> Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp

- Ngân hàng kết hợp với các cơ quan luật pháp tiến hành kê biên, niêm phong tài sản thế chấp của khách hàng tìm nguồn thanh toán khoản nợ vay

hoặc phát mại tài sản thu hồi nợ đủ gốc, lãi và các chi phí phát sinh khác trong

quá trình phát mại tài sản.

- Nếu trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ để thu hồi nợ gốc và lãi buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại. - Đối với các tài sản có thể sử dụng hiệu quả, mạnh dạn thực hiện xiết

nợ theo quy định, bổ sung tài sản của Ngân hàng, đặc biệt là nhà và

quyền sử

dụng đất.

> Đối với các khoản vay không có tài sản thế chấp

- Ngân hàng đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý các tài sản không sử dụng để có tiền trả nợ Ngân hàng.

- Động viên khách hàng khôi phục lại cơ sở sản xuất kinh doanh, tìm phương án nâng cao thu nhập gia đình, tích lũy trả nợ vay ngân hàng. - Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật có biện pháp bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp, nhằm mục đích cuối cùng là thu hồi vốn cho Ngân hàng.

các khoản vay khác và các khách hàng khác.

Một phần của tài liệu 1336 rủi ro tín dụng tại NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên dầu khí toàn cầu chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w