Các kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1390 triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 105)

Nâng cao năng lực và hoạt động hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng cần phải đẩy mạnh quá trình hợp tác và trao đổi thông tin trên phạm vi rộng. Trung tâm thông tin tín dụng là một trong những kênh thông tin hỗ trợ các TCTD chia sẻ thông tin nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm qua, thông tin cung cấp chưa đáp ứng được cả về mặt chất lượng và số lượng ngân hàng dữ liệu CIC chưa đầy đủ, thông tin cung cấp còn chưa được cập nhật kịp thời, hạn chế, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức tín dụng. Đây cũng là nhân tố và thách thức cho hệ thống ngân hàng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Chính vì vậy CIC không những phải mở rộng quy mô mà còn phải nâng cao chất lượng cung cấp thông tin. Để làm được điều này, NHNN cần phải có các biện pháp hành chính khi đôn đôc, kiểm tra việc báo cáo đầy đủ và chính xác thông tin của các TCTD và xử lý những vi phạm chế độ báo cáo để nguồn thông tin được cập nhật kịp thời.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát của NHNN còn phụ thuộc vào định chế được thanh tra. Thanh tra NHNN cần phát huy được hết vai trò, chủ yếu là thanh tra các ngân hàng ở việc kiểm tra tình hình tuân thủ các quy tắc và quy định hơn là đánh giá rủi ro một cách toàn diện. Thanh tra NHNN còn hoạt động một cách thụ động khi phát sinh vụ việc mới tiến hành kiểm tra, kiến nghị, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. DO vậy mà những sai phạm của NHTM không được NHNN cảnh báo, hàng có biện pháp ngăn chặn kịp thời để tránh rủi ro cho các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Chính vì vậy Thanh tra nhà nước cần phải thanh tra về vấn đề ngăn ngừa hơn là việc chỉ đơn thuần kiểm tra tuân thủ các quy tắc. Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra giám sát chuẩn về

89

nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt và được cập nhật thông tin về chính sách, thị trường pháp luật để có thể đưa ra những đánh giá và nhận định kịp thời giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM.

NHNN cần phải phối hợp với các bộ ngành, chính phủ để giải quyết sự chồng chéo và không thống nhất giữa các quy định và việc ban hành các văn bản hướng dẫn gây khó khăn, và vướng mắc cho đội ngũ NHTM, giải quyết tình trạng văn bản đưa ra khong thể thực hiện được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những phân tích cụ thể ở chương 2, trong chương 3 luận văn đã đề xuất những giải pháp để hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trong kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn tại SeAbank. Đây không chỉ là nhóm giải pháp đề xuất nhằm nâng cao ứng dụng mô hình mà còn là những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của SeABank nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Với định hướng và chiến lược phát triển nhanh chóng nhưng bền vững SeABank sẽ ngày càng hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả hơn mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trong kiểm soát nợ xấu.

90

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ nền kinh tế duy trì và phát triển tốt như hiện nay, vấn đề tăng trưởng tín dụng đi kèm với kiểm soát nợ xấu là vấn đề lớn và song hành với hệ thống Ngân hàng nói chung và SeABank nói riêng. Với cuộc cách mạng kinh tế 4.0 đang nổ ra trên toàn cầu thì việc cạnh tranh công nghệ, hiện đại hóa quy chuẩn mô hình, linh hoạt trong cơ chế càng là điều tất yếu. Do đó việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung luôn có ý nghĩa thiết thực với Ngân hàng.

Thông qua nội dung của ba chương đã trình bày, luận văn đã hoàn thành những nội dung sau:

Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về các mô hình phê duyệt tín

dụng, nợ xấu.... Từ đó khẳng định sự cần thiết của việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại.

Thứ hai, Phân tích thực trạng triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Thứ ba, Trên cơ sở phân tích thực tế hoạt động triển khai theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung với khách hàng cá nhân, kết hợp với định hướng hoạt động và phát triển của Ngân hàng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả triển kahi mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://tapchitaichinh.vn. [Online]

2. https://luattaichinh.wordpress.com/ . [Online]

3. Hưng, NGND.PGS.TS Tô Ngọc. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Hà Nội :

NXB Lao động xã hội, 2014.

4. http://s.cafef.vn/ . [Online]

5. Wesite SeABank.com.vn. [Online]

6. Á, Ngân hàng TMCP Đông Nam. Báo cáo thường niên. Hà Nội : SeABank, Các năm 2014-2017.

7. http://finance.vietstock.vn/SeABank/tai-chinh.htm. [Online]

8. Lan, GS.TS Nguyễn Văn Tiến & TS Nguyễn Thị. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội : NXB Thống Kê, 2014.

9. Tề, PGS.TS Lê Văn. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội : NXB Lao động, 2013.

10. https://vi.wikipedia.org/. [Online]

11. https://www.sbv.gov.vn. [Online]

Một phần của tài liệu 1390 triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w