Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Một phần của tài liệu 1390 triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 94)

(Techcombank)

27

Techcombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kiểm soát tập trung đối với hoạt động tín dụng và hỗ trợ kinh doanh. Techcombank đã tham khảo mô hình đuợc áp dụng tại các Ngân hàng hàng đầu nhu HSBC để xây dựng Trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗ trợ kinh doanh Techcombank với mô hình quản lý nghiệp vụ tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại. Trung tâm Kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh có chức năng quản lý chứng từ, quản lý tín dụng, quản lý kho quỹ, kiểm soát thu hồi nợ và xử lý tập trung một số hoạt động nghiệp vụ khác nhằm kiểm soát và hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày phù hợp với quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ Chi nhánh, đến các khối chức năng và hội đồng tín dụng cấp cao. Mô hình hiện đại này đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát đuợc rủi ro khách hàng, duy trì đuợc tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Techcombank đã tách chức năng thẩm định tín dụng ra khỏi Khối quản trị rủi ro để tăng cuờng khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh và tạo sự rõ ràng, minh bạch trong hoạt động quản trị rủi ro.

Trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại, Techcombank đã triển khai quy trình luân chuyển hồ sơ tín dụng tự động từ chi nhánh đến chuyên gia phê duyệt, giúp xóa bỏ khoản khách địa lỹ giữa nơi phát sinh hồ sơ và chuyên gia phê duyệt tại Hội sở, đồng thời giúp luu trữ và quản lý hồ sơ tốt hơn, theo dõi cam kết chất luợng dịch vụ SLA (Services Level Agreement) một cách chuyên nghiệp, giúp cho thời gain phê duyệt tín dụng đuợc rút ngắn, đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mô hình cảnh báo sớm EWS (Early Warning System) đã đuợc xây dựng hoàn thiện từ năm 2010 và đang đuợc triển khai áp dụng là một công cụ hữu ích giúp Techcombank phát hiện

28

sớm các khoản vay có rủi ro tiềm ẩn từ khi còn là nợ loại 1 để có biện pháp xử lý ngay, góp phần kiểm soát tốt chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm, điều kiện để áp dụng Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung

• Cần có sự chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực về tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ... để có thể đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, vận dụng được tối đa ưu điểm của mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung. Tổ chức truyền thông, đào tạo nghiệp vụ đến từng nhân viên nhằm giúp nhân viên hiểu rõ mô hình, để tránh bỡ ngỡ khi ngân hàng triển khai áp dụng mô hình.

• Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh theo các khối chuyên doanh, đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa các phòng ban khối hỗ trợ với đơn vị kinh doanh. Tập trung hoạt động về hội sở chính theo hướng phân quyền cao cho các đơn vị thành viên đối với các hoạt động ít rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro trên cơ sở vẫn đảm bảo cân đối hoài hòa giữa các mục tiêu, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được.

• Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ phận.

• Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mỗi quan hệ giữa các bộ phận.

• Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên lục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các

29

bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/ hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan.

• Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng và giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương I đã trình bày nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về các mô hình phê duyệt tín dụng, nợ xấu, các nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu tại NHTM. Có nhiều quan điểm, giải pháp khác nhau để kiểm soát nợ xấu, rủi ro tín dụng, SeABank đang triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung như một trong số những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cấp tín dụng của ngân hàng. Từ cơ sở lý thuyết chương I, luận văn sẽ đi vào phân tích tình hình triển khai thực tế mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu tại SeABank.

30

CHƯƠNG 2

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) được thành lập năm 1994 và là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng Đông Nam Á đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được nhiều thành công nhất định. SeABank đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện để phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với mong muốn trở thành một tập đoàn Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại. Việc đổi mới hoàn toàn luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Đông Nam Á.

Năm 1994, Ngân hàng được thành lập dưới tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Hải Phòng tài thành phố Hải Phòng và đến năm 2002 chính thức đổi tên giao dịch như hiện nay (Ngân hàng Đông Nam Á), và năm 2005 chính thức chuyển Hội sở từ Hải Phòng về Hà Nội, mở đầu cho việc phát triển mạnh mẽ về quy mô mạng lưới giao dịch, tài sản, nguồn vốn, và các hoạt động ngân hàng khác.

Tháng 12/2006 SeABank ứng dụng thành công phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos hiện đại bậc nhất thế giới chỉ trong vòng 01 năm triển khai. Đây là cơ sở quan trọng để SeABank có thể ban hành các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại và chuyên nghiệp. Một số mốc thời gian quan trọng mà SeABank đã đạt được trong thời gian vừa qua:

31

hàng đầu Châu Âu trở thành cổ đông chiến luợc nuớc ngoài của SeABank. Hiện tại, Société Générale sở hữu 20% cổ phần của ngân hàng. Cuối năm 2018, ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 4.068 tỷ đồng.

- Năm 2009: Chính thức triển khai theo mô hình ngân hàng bán lẻ và trở thành thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới là MasterCard và Visa Card. Tháng 12/2009, chuyển Hội sở về 25 Trần Hung Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, phát hành thêm thẻ ghi nợ nội địa S24++, family card và tăng vốn điều lệ lên 5.068 tỷ đồng, trở thành một trong tám ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

- Năm 2012: Hội Tin học Việt Nam bình trọn SeABank nằm trong Top 5 các Ngân hàng dẫn đầu Việt Nam về ứng dụng CNTT của bảng xếp hạng ICT Index 2011. Bên cạnh rất nhiều giải thuởng đạt đuợc, SeABank đuợc Chủ tịch nuớc trao tặng SeABank Huân chuơng Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2007 đến năm 2011.

- Năm 2013: SeABank và MobiFone - đối tác chiến luợc trong nuớc của SeABank, ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát huy tối đa thế mạnh, tăng cuờng hiệu quả kinh doanh cũng nhu gia tăng lợi ích cho CBNV và khách hàng của cả hai bên. Global Banking & Finance Review trao giải thuởng “Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2013”.

SeABank đã trải qua chặng đuờng 23 năm phát triển để đạt đuợc thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.446 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 125 nghìn tỷ đồng và một mạng luới hoạt động trên khắp 3 miền đất nuớc với 162 chi nhánh và điểm giao dịch. Hơn nữa, với những hệ số an toàn luôn đạt mức quy định nên trong 4 năm liên tiếp, từ 2010 đến 2015 SeABank đuợc Ngân hàng Nhà nuớc xếp loại A và đuợc đánh giá là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất và bền vững nhất. Hiện tại cơ cấu sở hữu của SeABank nhu sau:

32 TÊN CỔ ĐÔNG TỶ LỆ SocieteGenerale B 19.52% CongtyTNHHMTVDautuPhuMy 11.55% TongCongtyVienthongMobifone I 6.11% Cổ đông khác 62.82% (Nguồn: cafef (4);

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sở hữu của SeABank

Trong năm 2016-2017, SeABank đã có rất nhiều thành tựu đáng chú ý, thể hiện rõ nét chiến luợc trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đẩu, khi cùng lúc nâng cấp thành công hệ thông quản trị ngân hàng T24 của hãng Temenos Thụy Sỹ và ký kết thành công thực hiện triển khai hệ thống LOS- Khởi tạo khoản vay trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu của ngân hàng.

Kết thúc năm tài chính 2017, trong bối cảnh hoạt động của thị truờng tài chính ngân hàng Việt Nam gặp nhiều thách thức nhung Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank vẫn giữ đuợc mức tăng truởng ổn định và thu đuợc gần 304,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận truớc thuế hợp nhất đạt 381 tỷ đồng, tăng 161% so với năm 2016 và đạt gần 227% kế hoạch. Cuối năm 2017, tại cuộc họp Đại hội cổ đông thuờng niên, ngân hàng cũng đã thông qua chủ truơng niêm yết cổ phiếu trên thị truờng chứng khoán trong năm 2017- 2018. Đồng thời thông qua phuơng án tăng vốn điều lệ lên mức tối đa là 8.999 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, ngân hàng Đông Nam Á đã xây dựng cho mình một chiến luợc phát triển hiệu quả là việc hiện đại hoá phần mềm quản trị ngân hàng, mở rộng mạng luới hoạt động, tái cấu trúc, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hoàn hảo nhất. Cam

33

kết không ngừng phát triển, xây dựng hình ảnh, năng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế luôn là tiêu chí hoạt động của ngân hàng Đông Nam Á. Chiến lược phát triển lâu dài là xây dựng và phát triển SeABank trở thành Ngân hàng bán lẻ dẫn đầu và được yêu thích nhất với chiến lược lấy khách hàng là trọng tâm. Một số các giải thưởng, thành tích mà ngân hàng đạt được trong thời gian gần đây:

S 2016: Triển khai thành công dự án xây dựng bộ tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán (PCI DSS) và được tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế ControlCase (Ân Độ) cấp chứng chỉ PCI DSS phiên bản mới nhất 3.2. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng chỉ PCI DSS phiên bản mới nhất 3.2.

S Nằm trong nhóm 15 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam và Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Tạp chí tài chính ngân hàng hàng đầu của khu vực Châu Á - The Asian Banker đánh giá năm 2017

S Ngày 14/4/2018: giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017” do Cục Xúc tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) và Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức và bình chọn

Ngân hàng

Tổng tài sản Dư nợ cho vay (Cho vay KH) Huy động vốn (Tiền gửi của KH) Vốn điều lệ Thu nhập lãi ròng Lợi nhuận sau thuế BID 1,202,283,843 855,535,525 859,985,173 34,187,153 30,955,331 6,945,586 CTG 1,095,060,842 782,358,236 752,935,338 37,234,046 27,072,987 7,458,902 VCB 1,035,293,283 535,321,404 708,519,717 35,977,686 21,937,546 9,110,588 SCB 444,031,748 264,150,725 346,402,517 14,294,801 1,891,423 124,460 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Wesite SeABank.com.vn (5)J Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

Hiện tại, bà Lê Thu Thủy- Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thứ nhất giữ chức vụ Tổng giám đốc SeABank, 2 Phó Tổng giám đốc là ông Lê Quốc Long - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Thường trực và Ông Hoàng

Mạnh Phú giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc. SeABank đã cơ bản hoàn thiện cơ cấu nhân sự ban điều hành với các nhân sự chất lượng cao và dày dạn kinh

nghiệm để triển khai thành công mô hình quản lý mới và hiện thực hóa mục

35

tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ dẫn đầu và đuợc yêu thích nhất".

2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á

Trước hết chúng ta cần có cái nhìn khái quát về các chỉ tiêu tài chính hiện tại của SeABank đặt trong bối cảnh hệ thống NHTM hiện tại ở Việt Nam.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của các NHTM năm 2017

MMB 313,877,828 182,062,458 220,176,022 18,155,054 11,218,952 3,490,415 SHB 286,010,081 195,441,551 194,889,770 11,196,891 4,791,660 1,539,128 ACB 284,316,123 196,668,756 241,392,932 10,273,239 8,457,754 2,118,131 VPB 277,752,314 179,517,453 133,550,812 5,866,105 20,624,677 6,438,332 HDB 189,334,271 103,336,329 120,537,469 9,810,000 6,347,300 1,954,407 SeABank 125,008,960 69,921,052 80,039,516 5,465,826 1,972,419 304,858

Ngân hàng Tổng tài sản Dư nợ cho vay (Cho vay KH) Huy động vốn (Tiền gửi của KH) Vốn điều lệ Thu nhập lãi ròng Lợi nhuận sau thuế TPB 124,118,747 62,747,997 70,298,586 5,842,105 3,172,424 963,609 BAB 91,782,201 54,874,639 63,415,099 5,000,000 1,657,917 602,472 ABS 84,503,069 47,142,603 57,897,880 5,391,496 2,181,839 488,836 OCB 84,300,169 47,778,861 53,205,792 5,000,000 2,401,143 816,766 NVB 71,841,565 31,751,339 45,719,622 3,010,216 1,117,506 21,955 VIETA 64,434,160 33,898,537 34,402,402 3,499,990 1,144,105 98,801 NAMA 54,439,880 35,502,201 39,860,577 3,021,166 1,186,071 239,243 36

(Nguồn: Thu thập báo cáo tài chính hợp nhât năm 2017 đã kiêm toán (6))

■Tổng TS BŨư nợ cho vay BHuy động vốn

Biểu đồ 2.2: Tương quan Tổng tài sản, Dư nợ cho vay, Huy động vốn của một số Ngân hàng trong hệ thống

2014 2015 2016 2017 Huy động vốn 45,030,136 57,018,437 72,130,806 80,039,516

Dư nợ cho vay 31,568,334 42,439,383 58,445,297 69,921,052

37

Biểu đồ 2.3: Tương quan Vốn điều lệ, Thu nhập lãi ròng và Lợi nhuận sau thuế của một số Ngân hàng trong hệ thống

Qua đây có thể thấy được phần nào vị trí của SeABank thuộc top các ngân hàng mới phát triển, còn non trẻ. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn vào sự phát triển, đi lên vượt bậc của SeABank qua các năm. Cách đây 7 năm, năm 2010, SeABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 829 tỷ đồng - con số cao nhất trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng. Nhưng sau đó đã không duy trì được “phong độ” và lao dốc hơn 80% xuống 157 tỷ đồng năm 2011, thậm chí chỉ còn 69 tỷ đồng năm 2012. Những năm sau đó, lợi nhuận trước thuế của SeABank trong khoảng 100-200 tỷ đồng và bắt đầu khởi sắc vào năm 2017 với mức tăng 161% lên 381 tỷ đồng. Theo giải trình của Ban lãnh đạo Ngân hàng, lợi nhuận tăng là do trong năm đã đẩy mạnh doanh số giải ngân cho vay kỳ hạn ngắn, duy trì tăng trưởng ở hoạt động cung cấp dịch vụ, đồng thời tiết

Một phần của tài liệu 1390 triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w