Nhóm giải pháp liên quan tới Quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu 1390 triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 102)

V Tăng cường quản lý danh mục tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là một công cụ quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Mặc dù SEABANKĐ mới chỉ là điều kiện cần chứ chua đủ để cấp tín dụng nhung SEABANKĐ chính là phuơng án dự phòng và là nguồn thu nợ thứ hai khi mà khách hàng gặp rủi ro.

Hồ sơ cần quản lý một cách chặt chẽ do việc ghi nhận hồ sơ tài sản đảm bảo thực hiện trên các khoản mục ngoại bảng nên nhiều khi không đuợc quan tâm theo dõi Hồ sơ cầ luu theo đúng quy định, đối chiếu chấm số liệu ngoại bảng giữa số liệu sổ sách và tài sản thực tế dẫn đến một số khoản vay mà khách hàng đã thanh toán hết nợ vay nhung việc giải chấp chua đuợc thực hiện, tài sản vẫn còn thể hiện trên sổ sách nhung thực tế trong kho thì hồ sơ tài sản không còn. Ngân hàng cần yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ nghiêm túc kết hợp giữa các phòng nghiệp vụ có liên quan đến quản lý tài sản bảo đảm thuc hiện quy trình một cách chặt chẽ và thống nhất. Ngân hàn cần có các biện pháp để giám sát, đảm bảo thuc thi theo đúng quy định.

Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác dữ liệu, phát triển một phần mềm chuyên dụng để theo dõi việc nhập xuất tài sản bảo đảm một cách khoa học, đảm bảo số liệu nhập vào hệ thống và hồ sơ giáy chính xác, đầy dủ, theo dõi đuợc việc đăng ký giao dịch đảm bảo và việc mua bảo hiểm đầy đủ.

Có thủ tục chính thức về kiểm tra sự tồn tại và xác định giá trị của tài sản thế chấp một cách thuờng xuyên. Hiện nay phần lớn tài sản thế chấp chỉ đuợc xem xét đánh giá ở lần duyệt vay mà giá trị tài sản bảo đảm luôn chịu sự tác

83

động của các biến đông thị trường, khấu hao, hao mòn máy móc thiết bị, phương tiện vận tỉa nên những năm tiếp theo cần phải đánh giá lại tài sản một cách kịp thời.

Kiểm tra thường xuyên và đánh giá lại là việc mà ngân hàng cần phải tiến hành thường xuyên, đảm bảo sự tương thích giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trong giấy tờ trong vay vốn. Công tác đanh giá lại tài sản bảo đảm cần được đặc biệt chú ý trong trường hợp khoản vay có dấu hiện bất ổn.

S Phát triển hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro, để quản trị rủi ro hiệu quả cần có các dữ liệu thông tin phục vụ rủi ro, các công cụ phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro, CNTT phải là công cụ mạnh tạo các báo cáo quản trị, kiểm soát và giám sát rủi ro. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin quản trị rủi ro bao gồm: Các hệ thống cung cấp dữ liệu (Core, CRM, LOS), tổ chức kho dữ liệu (DW) công cụ tập hợp phân tích dữ liệu (Data Analysis), công cụ tạo báo cáo, cảnh báo (Alert)... linh hoạt kịp thời chính xác theo các mô hình quản trị rủi ro chuẩn quốc tế và đặc thù quản trị rủi ro của từng ngân hàng.

Xác định đúng tầm quan trọng ủa công nghệ thông tin và việc hiện đại hóa công nghệ là một trong những điều kiện cơ bản nhất để hướng tới nhằm nâng cao năng lực hoạt động, năng lực pháp lý, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong quá trình hội nhâp. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, HĐQT và Ban điều hành SeABank luôn chú trọng đến việc đầu tư công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ phải đi liên với chiến lược kinh doanh tầm trung và dài hạn. Nếu với kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn hoặc chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt thì với những công nghệ đơn giản, các ngân hàng thực hiện ở các cấp độ ghi chép, xử lý giao dịch đơn giản, không quản trị kinh doanh và kết nối với các ngân hàng khác.

84

Hiện nay cần phải tích hợp hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng với hệ thống các công nghệ hiện tại của ngân hàng nhất là LOS, để độ chính xác sẽ cao hơn khách quan hơn, nhất là rút ngắn thời gian xếp hạng, tạo điều kiện cung cấp thông tin chính xác, hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá tài sản đảm bảo.

S Nâng cao trình độ nguồn nhân lực:

SeABank cần phải nâng cao trình độ tất cả các bộ phận nhân việ đặc biệt là

bộ phận Thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng, nhân viên tín dụng. Đây là điều thực sự cần thiết khi ngân hàng xây dựng một quy trình hợp lý hiệu quả thì rủi ro

phát sinh chỉ do yêu tố người thực thi loại trừ trường hợp bất khả kháng. Các chuyên viên tín dụng có ảnh hưởng to lớn, có tính chất quyết định đến sự an toàn

trong hoạt độngtín dụng từ việc chấp hành cơ chế, chính sách, thẩm định và đánh

giá, quyết định cho vay, kiểm tra, kiểm soát , thu nợ. Nhân viên tín dụng là đầu

mối tiếp xúc khách hàng, vì vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của các khoản tín dụng, khi mà đội ngũ nhân viên có trình độ cáo thì thẩm định đánh giá

được các nhu cầu của khách hàng một cách chính xác, phát hiện được những nhu

cầu thiếu tính khả thi, lừa đảo, làm giả hồ sơ.... Để từ chối tín dụng từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đội ngũ cán bộ SeABank hầu hết còn rất trẻ nên hạn chế về kinh nghiệm là điều không thể tránh khỏi. Vì vây, SeABank cần có kế hoạch đào tạo thường xuyên để có thể nắm bắt kịp thời mọi

quy định sửa đổi của Nhà nước và ngân hàng.

Hiện nay, tại SeABank đang tồn tại một thực trạng là khi đưa ra sản phẩm mới hay một văn bản mới đang rát ít tập huấn cho CBNV chủ yếu là do tự tìm hiểu chính vì vậy dẫn đến tình trạng mỗi người hiểu theo cách khác nhau. Bên cạnh kế hoạch đào tạo CBNV phải không ngừng tự học hỏi và trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ của bản thân. VÌ vậy, bên cạnh chiến lược đào tạo nguồn nhân lực SeABank cần phát động các cuộc thi đua dể nhân

85

viên thảo luận và trao đổi kinh nghiệm đồng thời rút ra những yếu điểm cần sửa chữa, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.

Chế độ đãi ngộ hợp lý công bằng biểu duơng kịp thời cả về mặt vật chất inh thần, có thể thục hiện lộ trình tăng tiến có cơ chế uu đãi hơn về luơng. Xử lý nghiêm khi sai phạm ,tránh nể nang sợ đụng chạm.... dể đảm bảo sự công bằng và tạo động lực phấn đấu cho nguời lao động.

S Thúc đẩy hoạt động thông tin với các cơ quan chức năng

Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thuờng xuyên, liên tục và cập nhất kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết đuơc các vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhung không làm mất di khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Các thông tin trọng yêu trong quá trình cho vay cần đuợc bô phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Nhu vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng . Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành lĩnh vực, trong nền kinh tế trong nền kinh tế đan đuợc các ngân hàng bắt đầu thực hiện ddeer xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng nhung chua đuợc đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp về ngành là cần thiết để hoàn thiện hệ thống thông tin và

86

giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.

S Thúc đẩy hoạt động thông tin tín dụng ngân hàng

Thông tin tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, đây là yếu tố đầu tiên mà ngân hàng dựa vào đó để đánh giá mức độ rủi ro. Thông tin càng đầy đủ, chính xác và toàn diện thì khả năng nắm bắt tình hình, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng cao. Vì vậy, trong thời gian tới, SeABank cần thực hiện có hiệu quả hơn nữa hoạt động thông tin tín dụng. Cụ thể như sau:

Về thông tin đầu vào, chuyên viến tín dụn là người trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, khách hàng sẽ tập hợp được các thông tin về khách hàng. Bên cạnh việc khai thác các thông tin tín dụn qua các báo cáo tài chính, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) thì cần phải kết hợp với các nguồn khác như từ các ngân hàng mà khách hàng đã vay vốn, thông tin từ các đối tác của khách hàng hay từ cơ quan quản lý của khách hàng. Để hình thành cơ sở dữ liệu về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng thông qua việc tạo một cơ chế thu thập tổng hơp, lưu trữ và chia sẻ thông tin tín dụng nội bộ ngân hàng.

Đối với việc chiết xuất các thông tin từ nguồn đầu vào, SeABank nên thành

lập phòng thông tin tín dụng có nhiệm vụ quản lý thông tin thường xuyên cập nhật các dữ liệu về thông tin kỹ thuật, thông tin dự báo tương lại về sự phát triển

của ngành hàng, lĩnh vực, những dự án bị từ chối, những khách hàng cần chú ý... trong tàn bộ hệ thống để việc cung cấp tín dụng có hiệu quả hơn.

Cần xây dựng một chương trình phân tích thông tin trên cơ sở các thông tin

đầu vào từ bên trong và bên ngoài ngân hàng, hiện nay mới chỉ xem được quan

hệ vay trả của khách hàng còn các quan hệ khác với ngân hàng thì chưa thể hiện

được. Vì vậy yêu cầu của chương trình này là phải phân tích được cơ sở dữ liệu

theo yêu cầu của người sử dụng, phải đáp ứng được các yêu cầu cần tra cứu như

87

sau: Khi cần ta cứu thông tin khách hàng đã có quan hệ tín dụng với bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng thì có thể biets đuợc đầy đủ về khách hàng đó trong quá khứ, nhu vậy sẽ giúp cho cán bộ khi cấp tín dụng vế sau không bị mất thời gian trong việc thu thập thông tin khách hàng trong quá khứ.

Một phần của tài liệu 1390 triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w