Giải pháp thuộc nhóm chỉ tiêu E Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu 1442 đánh giá hiệu quả của công ty cổ phần chứng khoán NH công thương việt nam thông qua mô hình camel luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 115)

❖ Mở rộng thị phần và nâng cao uy tín trên thị truờng

90

động Marketing và xây dựng những nội dung cụ thể để có thể thực hiện tốt hoạt động này. Mục tiêu của hoạt động Marketing phục vụ chung cho mục tiêu chung của công ty trong tuơng lai, cụ thể là nhằm vào khách hàng tiềm năng của công ty, thu hút đuợc càng nhiều khách hàng càng tốt. Khách hàng ở đây không chỉ đơn thuần là các nhà đầu tu cá nhân mà còn là các tổ chức kinh tế có ý định tham gia thị truờng chứng khoán.

- Xây dựng chiến luợc khách hàng toàn diện, hợp lý

Chính sách khách hàng có một vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của một công ty chứng khoán. Với phuơng châm phục vụ “Hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tu là mục tiêu của Vietinbank Securities” thì một giải pháp về khách hàng đúng đắn sẽ là một yếu tố quyết định vị trí của Vietinbank Securities trong môi truờng cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành thị phần với công ty chứng khoán khác. Chính sách khách hàng có thực hiện đuợc hay không phụ thuộc vào kết quả của việc sử dụng nhiều chính sách cụ thể khác nhau, mỗi chính sách đó sẽ đóng vai trò nhất định và có mối quan hệ với nhau. Một chính sách khách hàng hợp lý bao gồm:

+ Chính sách giá cả hấp dẫn: Trong môi truờng cạnh tranh quyết liệt hiện nay, các mức phí của công ty phải đuợc áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp trên cơ sở cân đối chi phí, lợi nhuận, thị phần và các mục tiêu khác mà công ty theo đuổi. Mức phí đua ra phải phù hợp từng đối tuợng khách hàng, từng loại dịch vụ, từng thời điểm cụ thể để vừa duy trì đuợc mối quan hệ lâu dài với khách hàng vừa thu hút thêm khách hàng mới. Để thực hiện điều này, công ty có thể tiến hành phân nhóm khách hàng theo những tiêu chí nhất định. Ví dụ, đối với những khách hàng uy tín, khách hàng truyền thống, khách hàng có những giao dịch với giá trị lớn sẽ đuợc huởng mức phí uu đãi.

+ Chủ động tìm kiếm khách hàng: là một hoạt động không thể thiếu nhằm mở rộng và nâng cao số luợng khách hàng đến với công ty. Chính sách này không những nhằm vào các nhà đầu tu trong nuớc mà còn nhằm vào cả các nhà đầu tu nuớc ngoài, không những nhằm vào các nhà đầu tu cá nhân mà còn nhằm vào các tổ

91

chức. Thực hiện được chính sách này tức là tìm được khách hàng mới, công ty sẽ có nhiều lợi nhuận hơn, có cơ hội tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho khách hàng mới, từ đó có cơ sở thực hiện các nghiệp vụ môi giới, quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao uy tín của công

ty.

+ Bảo đảm phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo: Đây chính là một nghệ thuật giữ khách hàng hiệu quả nhất. Thái độ của nhân viên có thể tạo nên hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng. Vì vậy, phong cách và tác phong làm việc của cán bộ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc thu hút khách hàng. Ngoài ra, các cán bộ nhân viên còn phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận không để mắc sai sót, nhầm lẫn tạo sự an tâm, tin tưởng tuyệt đối từ phía khách hàng.

- Tổ chức hội nghị khách hàng: Vietinbank Securities có thể định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng. Bởi vì đây là nơi gặp gỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các nhà đầu tư với nhau, giữa các nhà đầu tư với công ty. Và hơn thế nữa, hội nghị khách hàng sẽ có lợi cho cả hai bên là khách hàng và công ty. Về phía khách hàng, họ sẽ được cung cấp những văn bản pháp lý mới nhất liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, tránh được những sai phạm không đáng có khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán; tiến đến họ có thể tham khảo những bài phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong công ty về tình hình thị trường chứng khoán, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết, từ đó sẽ tìm ra những cơ hội đầu tư tốt và có hiệu quả nhất. Về phía công ty, hội nghị khách hàng là dịp để tăng cường mối quan hệ với các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư hiểu kỹ hơn về công ty thông qua các loại hình dịch vụ mà công ty đang cung cấp cho họ. Hội nghị khách hàng sẽ giúp cho công ty tiếp cận, tìm hiểu cặn kẽ hơn nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi từ phía các nhà đầu tư và công chúng. Qua đó, công ty còn cho thấy khách hàng là tâm điểm của mọi hoạt động kinh doanh của mình, là mối quan tâm hàng đầu của mình, để từ đó khách hàng có niềm tin vững chắc vào công ty. ❖ Nâng cao năng lực phân tích thị trường

92

Phân tích thị trường là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty chứng khoán. Khả năng mở rọng và phát triển của công ty phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và chất lượng của các dịch vụ cung cấp. Có thể nói, phân tích thị trường là một mũi nhọn cạnh tranh về dịch vụ giữa các công ty chứng khoán. Trong điều kiện hiện nay, yếu tố để các công ty chứng khoán thu hút khách hàng chính là chất lượng dịch vụ tư vấn đầu tư cung cấp cho khách hàng trong các quyết định đầu tư. Hơn nữa, đối với bản thân công ty, các kết quả phân tích trên thị trường cũng là cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư nhằm mang lại lời ích cao nhất cho công ty. Với những lý do đó, Vietinbank Securities cần phải hết sức quan tâm đến việc phát triển năng lực phân tích thị trường của công ty.

3.3.5. Giải pháp thuộc nhóm chỉ tiêu L - Chất lượng thanh khoản

VietinBank Securities cần duy trì một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức đủ đáp ứng cho các hoạt động của công ty và để giảm thiểu ảnh hưởng của những biến động về luồng tiền. Công ty nên duy trì tài sản có tính thanh khoản cao ở mức vừa đủ để đảm bảo chất lượng thanh khoản đồng thời không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Vietinbank Securities.

93

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trên cơ sở nội dung phân tích và đánh giá các chỉ tiêu trong từng cấu phần của mô hình CAMEl, dựa trên những tồn đọng đã nêu, chuơng III đã đua ra những giải pháp cơ bản mà Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thuơng Việt Nam cần thực hiện trong giai đoạn sắp tới. Trong quá trình triển khai các giải pháp, đòi hỏi ban lãnh đạo luôn có nhận thức đúng đắn hoạt động của công ty và có những dự báo chính xác những diễn biến của thị truờng tài chính và thị truờng chứng khoán để vận dụng các giải pháp một cách tối uu, nhằm đua Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thuơng Việt Nam trở thành một công ty chứng khoán vững mạnh, đủ sức cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác.

94

KẾT LUẬN •

Sau hơn 17 năm hoạt động, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định, xây dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong những năm tới, để hoạt động kinh doanh ngày càng đem lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam cần phấn đấu tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cán bộ, tận dụng những lợi thế và tiềm lực của một ngân hàng mẹ và ưu thế của công ty về cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ hiện đại để sẵn sàng phục vụ khách hàng với những tiện ích thiết thực từ các dịch vụ tiên tiến nhất.

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài về cơ bản đã đạt được kết quả như sau:

Đề tài khái quát cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. Đề tài giới thiệu một số mô hình áp dụng để phân tích hoạt động của công ty chứng khoán, trong đó tìm hiểu kỹ về mô hình CAMEL. Cụ thể, tìm hiểu về lịch sử hình thành, cách thức xếp hạng đánh giá, các thành phần cấu thành và hệ thống chỉ tiêu dùng để áp dụng vào bài phân tích.

Từ đó ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017, đặc biệt là năm 2017. Qua việc đi sâu phân tích hoạt động của công ty trên các phương diện Mức độ đủ vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản (Asset Quality), Chất lượng quản lý (Management)), Khả năng sinh lời (Earnings), Chất lượng thanh khoản (Liquidity) để thấy được toàn cảnh hoạt động và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam . Đề tài tiến hành thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho việc phân tích hoạt động của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2017, đặc biệt là năm 2017. Để thấy được rõ hơn vị thế của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, đề tài

95

còn so sánh với các công ty chứng khoán tương đương về mức vốn chủ sở hữu và cùng niêm yết HOSE là Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDS) và Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI). Việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động được thực hiện trên nền bối cảnh kinh tế vĩ mô và thực tế ngành chứng khoán năm 2017. Do đó, việc đánh giá trở nên có cơ sở và khách quan hơn.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích SWOT đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, từ đó dự báo về tình hình hoạt động kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình hoạt động cho công ty trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, đề tài còn có một số vấn đề chưa giải quyết được như:

Đề tài mới chỉ tổng hợp sơ lược về hệ thống văn bản pháp lý, quy định về phân tích hoạt động và rủi ro của công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, chứ chưa đi sâu vào đánh giá hoạt động của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Việc áp dụng mô hình CAMEL mặc dù khá phổ biến trên thế giới và phổ biến đối với ngành ngân hàng, tuy nhiên khi áp dụng vào hệ thống công ty chứng khoán Việt Nam cũng cần phải chú ý. Thứ nhất, đề tài chỉ mới đưa vào một số chỉ tiêu cần thiết, chưa tập hợp được các chỉ tiêu của mô hình phù hợp với tình hình hệ thống công ty chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, do hạn chế về nguồn thông tin và mức độ chính xác, đầy đủ của thông tin nên ảnh hưởng đến việc đưa ra nhận xét. Thứ ba, tùy vào đặc điểm từng thời kỳ và của hệ thống công ty chứng khoán mà các yếu tố của mô hình CAMEL có sự quan trọng khác nhau. Điều này phần nào làm cho việc đưa ra đánh giá tổng hợp chưa chính xác. Thứ tư, khi tiến hành đánh giá hoạt động của một công ty chứng khoán thì mỗi mô hình có một điểm mạnh riêng, chú trọng đến một phương diện nhất định. Đề tài chỉ mới sử dụng một mô hình để đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.

96

phát triển đề tài như sau:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu của mô hình CAMEL.

Áp dụng phương pháp thống kê vào đánh giá hoạt động của mô hình CAMEL để tìm được hệ số thích hợp của từng yếu tố khi đánh giá xếp hạng cuối cùng.

Áp dụng nhiều mô hình vào đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. Hiện nay, mô hình CAMEL thiên về các yếu tố tài chính, tập trung vào phân tích, thanh tra để đưa ra dự báo rõ ràng cho công ty chứng khoán và biện pháp phòng ngừa rủi ro; tuy nhiên đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Nên áp dụng kết hợp các mô hình để đánh giá hoạt động và rủi ro của công ty chứng khoán.

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trương Bá Thanh (2001), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nằng, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

2. TS. Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006, 2010), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán.

4. Chính phủ (2003), Nghị định số 144/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

5. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

6. Chính phủ (2016), Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 về Quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chúng khoán.

7. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 về Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. 8. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 165/2012/TT-BTC ngày 09 tháng 10 năm

2012 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không

98

đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

9. Bộ tài chính (2004), Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2004 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán, Hà Nội.

10. Bộ tài chính (2008), Quyết định số 126/2008/QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động Công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ- BTC ngày 24 tháng 04 năm 2007 của Bộ truởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

11. Ủy ban chứng khoán Nhà nuớc (2013), Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09 tháng 10 năm 2013 về Ban hành quy chế huớng dẫn xếp loại công ty chứng khoán.

12. Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thuơng Việt Nam (2015), Báo cáo tài chính đã đuợc kiểm toán năm 2015, Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã đuợc kiểm toán năm 2015.

13. Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thuơng Việt Nam (2016), Báo cáo tài chính đã đuợc kiểm toán năm 2016, Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã đuợc kiểm toán năm 2016.

Một phần của tài liệu 1442 đánh giá hiệu quả của công ty cổ phần chứng khoán NH công thương việt nam thông qua mô hình camel luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w