22
Mô hình CAMEL là mô hình đánh giá tình trạng vững mạnh của các công ty chứng khoán với 5 tiêu chí là: C - Capital Adequacy (Mức độ đủ vốn), A - Asset Quality (Chất luợng tài sản), M - Management (Chất luợng quản lý), E - Earnings (Khả năng sinh lời), L - Liquidity (Chất luợng thanh khoản).
Sơ đồ 1.2: Mô hình CAMEL
Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo định kỳ về hoạt động, các báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính, báo cáo tình hình quản trị công ty, báo cáo công tác quản trị rủi ro của công ty chứng khoán; nghĩa là thông qua thanh tra tại chỗ để đánh giá xếp hạng từng chỉ tiêu theo các mức điểm từ 0 (không) điểm đến 100 (một trăm) điểm và đuợc tổng hợp lại để đua ra xếp hạng cuối cùng cho công ty chứng khoán từ mức xếp loại A (tốt nhất) đến mức xếp loại E (xấu nhất).
Mức xếp loại A: Công ty chứng khoán hoạt động tốt với mức cao hơn mức trung bình chung.
23
Mức xếp loại B: Công ty chứng khoán hoạt động ở mức độ trung bình hoặc trên trung bình không nhiều, vừa đủ đạt mức an toàn.
Mức xếp loại C: Công ty chứng khoán hoạt động duới mức trung bình.
Mức xếp loại D: Công ty chứng khoán hoạt động không đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần phải giám sát để tránh nguy cơ mất năng lực hoạt động.
Mức xếp loại E: Công ty chứng khoán hoạt động rất kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động, cần phải đuợc chú ý giám sát ngay.
Kết quả phân loại không đuợc công bố cho công chúng biết mà chỉ phục vụ riêng cho các cơ quan quản lý, giám sát Công ty chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nuớc nhằm theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán; phân loại nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém, gặp nhiều rủi ro; hỗ trợ công tác quản lý, hoạch định chính sách, công tác thanh tra, kiểm tra các công ty chứng khoán; bảo vệ tính toàn vẹn của thị truờng chứng khoán.