QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu ở một số nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của Trung Quốc
Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mô hình quản lý nợ xấu do những đặc điểm riêng với hệ thống ngân hàng có quy mô rất lớn với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế lên đến gần 2.000 tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP. Tổng khối lượng nợ xấu khoảng 480 tỷ USD bằng 36% GDP.
Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là Ngân hàng trung ương), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay,... Đồng thời, theo đó các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4,
5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
- Dự phòng chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng.
- Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,... Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
Để thực hiện xử lý nợ xấu:
Đầu tiên, Chính phủ Trung Quốc bỏ vốn thành lập các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM quốc doanh. Năm 1994, 4 Công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD AMC trực thuộc 4 NHTM quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ tài chính, PBOC. Nhiệm vụ của chúng là “dọn dẹp” các khoản nợ xấu, làm trong sạch bảng cân đối tài sản của các NHTM bằng cách khởi xướng thanh lý tài
sản, hoán đổi nợ sang cổ phần, tổ chức đấu giá các khoản nợ và kể cả tham gia trực tiếp vào quản lý các doanh nghiệp có nợ của họ. Tuy vậy, chỉ có các khoản nợ trước năm 1996 mới thuộc phạm vi quản lý của họ.
Thứ hai, Chính phủ cấp vốn cho các NHTM quốc doanh. Kể từ năm 1998, Chính phủ Trung Quốc đã bơm hơn 260 tỷ USD vào các Ngân hàng nhằm tăng năng lực tài chính, đồng thời có khả năng tự giảm tỷ lệ phần nợ xấu sau khi đã san sẻ cho các AMC. Đến cuối năm 2003 nợ xấu chỉ còn lại 232 tỷ USD.
Thứ ba, bán các khoản nợ xấu cho các nhà đầu tư nước ngoài: Việc bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài được Cục quản lý ngoại hối nhà nước Trung Quốc cho phép vào khoảng thảng 12/2002.
1.3.1.2. Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của Singapore
Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ xấu thông qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập uỷ ban giám sát ngân hàng cũng như mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, Singapore quy định những người ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác dựa trên những đánh giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển,...) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong quá trình phê chuẩn thông thường hay vào bất kỳ thời điểm nào khác.
Các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm nợ: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể được xác định theo nguyên tắc:
- Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách hàng vay (kiểm tra khả năng tồn tại).
- Nguồn tiền mặt của khách hàng vay (bao gồm cả nguồn hỗ trợ của bên thứ ba).
- Chất lượng và giá trị có thể bán được của tài sản ký quỹ và tài sản bảo lãnh cho khoản tín dụng.
- Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp có giá trị pháp lý và có thể thi hành đối với khách hàng vay.
Đồng thời với các nguyên tắc trên, giá trị dự phòng không được nhỏ hơn giá trị tối thiểu theo quy định của Cơ quan Quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) là:
- Nợ dưới chuẩn: 10% giá trị khoản vay. - Nợ nghi ngờ: 50% giá trị khoản vay.
- Nợ có khả năng mất vốn: 100% giá trị khoản vay.
Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các NHTM Singapore được yêu cầu xây dựng "Danh sách theo dõi" để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng. "Danh sách theo dõi" không phải là một danh mục phân loại mà là danh sách những khách hàng đang tồn tại những vấn đề tín dụng tiềm ẩn cần quan tâm. Những khách hàng có tên trong danh sách theo dõi không phải là những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn. Tất cả những khách hàng có tên trong danh sách theo dõi đều là những khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu trường hợp/dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều hướng có ảnh hưởng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để có thể xếp loại khách hàng vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.
Đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc các cán bộ tín dụng phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo dõi để:
- Thực hiện xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ, và khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó.
- Đánh giá khả năng của khách hàng và sẵn sàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong một khoảng thời gian thích hợp.
- Trường hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp để thu hồi các khoản tín dụng.
- Đưa ra chiến lược thu hồi khoản nợ cũng như phân loại vào các nhóm nợ thích hợp.
- Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên hơn đối với các khoản nợ này.
Đối với các khoản nợ xấu đã được trích lập dự phòng đầy đủ, Cơ quan Quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) cho phép các NHTM được xoá nợ xuống còn 1 Đô la Singapore bất kể tình trạng có thể thu hồi được khoản nợ như thế nào. Điều này được thực hiện nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Báo cáo danh mục những khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM bắt buộc phải được nộp tới HĐQT của NHTM và Cơ quan Quản lý tiền tệ của Singapore để quản lý.
Với việc quản lý nợ xấu như trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Singapore không cao và thông thường nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở NHTM thì gần như ngay lập tức khoản nợ đó sẽ được xử lý.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng từ 1,9% năm 2009 lên 2,5% vào cuối năm 2010. Đặc biệt là khoản nợ lên tới 26.000 tỷ đồng của 10 NHTM cho Vinashin vay nếu như đưa vào nợ xấu thì sẽ đẩy NPL lên mức 3,2%. Tổng nợ xấu của toàn hệ thống đến tháng 6-2011 vào khoảng 75.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ, ở mức 3,1%. Bước sang năm 2012, nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng theo con số công bố của Ngân hàng nhà
nước đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Tuy quy mô nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay được đánh giá là vẫn trong tầm kiểm soát nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu dẫn đến sự thay đổi môi trường kinh doanh theo chiều hướng xấu đi, cần phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu dựa trên những kinh nghiệm học được từ các nước trên thế giới. Cụ thể:
Thứ nhất, Chính phủ có nhiệm vụ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp đồng thời nâng cao vai trò điều hành vĩ mô về kinh tế, tài chính, ngân hàng của NHNN nhất là trong việc thiết lập và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Thứ hai, xây dựng một hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp bằng cách phân loại, xếp hạng các món nợ, theo dõi diễn biến của bên đi vay, tiến độ thanh toán nợ, xây dựng các quy trình quản trị hiện đại như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ - tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra - kiểm toán nội bộ... từ đó có giải pháp xử lý nợ xấu của các Ngân hàng nhìn chung đều phải thông qua tổ chức trung gian là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của cả hệ thống Ngân hàng hoặc mỗi Ngân hàng.
Thứ tư, mở rộng các nghiệp vụ mua bán nợ từ đó hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ vận hành linh hoạt và hiệu quả.
Thứ năm, trong khi xử lý nợ xấu, các Ngân hàng phải chấp nhận trước mắt tổn thất một phần vốn khá lớn nhưng cần phải cương quyết xử lý dứt điểm nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Thứ sáu, trong công tác xử lý nợ phải thường xuyên tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các Ban ngành đặc biệt là ý kiến ủng hộ của các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, tòa án, cơ quan thi hành án. để từ đó có biện pháp mạnh mẽ tận thu được khoản nợ được coi là khó thu hoặc tự bản thân Ngân hàng không thể tự thu được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đưa ra những vấn đề chung nhất về Ngân hàng thương mại: - NHTM là một doanh nghiệp; hoạt động nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và làm dịch vụ thanh toán.
- NHTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung cấp vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh; là cầu nối giữa các Doanh nghiệp với thị trường; là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế; góp phần thu hút vốn, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Một trong những hoạt động cơ bản của Ngân hàng là hoạt động tín dụng. - Nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động tín dụng, nó có thể gây cho NHTM rủi ro đọng vốn hoặc rủi ro mất vốn.
Vì vậy các NHTM cần quản lý chặt chẽ và giúp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của mình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TRÀNG AN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNHNGÂN NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÀNG AN
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam đã phát triển lớn mạnh và trở thành Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có một mạng lưới các Chi nhánh dày đặc với hơn 2.300 Chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, gần 979 Ngân hàng đại lý tại 113 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Hà Nội, NHNo&PTNT Việt Nam đã có hàng trăm Chi nhánh lớn nhỏ, Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An là một trong những đơn vị đó.
Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An trước đây mang tên là Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng (hay gọi là Chi nhánh Láng Thượng) phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Chi nhánh Láng Thượng là Chi nhánh cấp 2 loại 4, có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2008, theo Quyết định số 150/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/2/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng
Thượng được điều chỉnh từ phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Và sau này được đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An là Chi nhánh cấp 1 loại 2, theo Quyết định số 1463/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 03/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An với các hoạt động chủ yếu: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các thành phần kinh tế.
- Cho vay đồng tài trợ, cho vay ủy thác theo các chương trình đầu tư của chính phủ.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, bảo lãnh, tái bảo lãnh.
- Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối.
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ ATM, Mobile banking, visa card, master card...
- ...
Đồng thời với việc hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào công tác truyền bá