Tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng từ 1,9% năm 2009 lên 2,5% vào cuối năm 2010. Đặc biệt là khoản nợ lên tới 26.000 tỷ đồng của 10 NHTM cho Vinashin vay nếu như đưa vào nợ xấu thì sẽ đẩy NPL lên mức 3,2%. Tổng nợ xấu của toàn hệ thống đến tháng 6-2011 vào khoảng 75.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ, ở mức 3,1%. Bước sang năm 2012, nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng theo con số công bố của Ngân hàng nhà
nước đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Tuy quy mô nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay được đánh giá là vẫn trong tầm kiểm soát nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu dẫn đến sự thay đổi môi trường kinh doanh theo chiều hướng xấu đi, cần phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu dựa trên những kinh nghiệm học được từ các nước trên thế giới. Cụ thể:
Thứ nhất, Chính phủ có nhiệm vụ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp đồng thời nâng cao vai trò điều hành vĩ mô về kinh tế, tài chính, ngân hàng của NHNN nhất là trong việc thiết lập và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Thứ hai, xây dựng một hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp bằng cách phân loại, xếp hạng các món nợ, theo dõi diễn biến của bên đi vay, tiến độ thanh toán nợ, xây dựng các quy trình quản trị hiện đại như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ - tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra - kiểm toán nội bộ... từ đó có giải pháp xử lý nợ xấu của các Ngân hàng nhìn chung đều phải thông qua tổ chức trung gian là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của cả hệ thống Ngân hàng hoặc mỗi Ngân hàng.
Thứ tư, mở rộng các nghiệp vụ mua bán nợ từ đó hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ vận hành linh hoạt và hiệu quả.
Thứ năm, trong khi xử lý nợ xấu, các Ngân hàng phải chấp nhận trước mắt tổn thất một phần vốn khá lớn nhưng cần phải cương quyết xử lý dứt điểm nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Thứ sáu, trong công tác xử lý nợ phải thường xuyên tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các Ban ngành đặc biệt là ý kiến ủng hộ của các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, tòa án, cơ quan thi hành án. để từ đó có biện pháp mạnh mẽ tận thu được khoản nợ được coi là khó thu hoặc tự bản thân Ngân hàng không thể tự thu được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đưa ra những vấn đề chung nhất về Ngân hàng thương mại: - NHTM là một doanh nghiệp; hoạt động nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và làm dịch vụ thanh toán.
- NHTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung cấp vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh; là cầu nối giữa các Doanh nghiệp với thị trường; là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế; góp phần thu hút vốn, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Một trong những hoạt động cơ bản của Ngân hàng là hoạt động tín dụng. - Nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động tín dụng, nó có thể gây cho NHTM rủi ro đọng vốn hoặc rủi ro mất vốn.
Vì vậy các NHTM cần quản lý chặt chẽ và giúp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của mình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI