Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu 1386 thực trạng và giải pháp xử lí nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tràng an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 53)

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÀNG AN

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam đã phát triển lớn mạnh và trở thành Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có một mạng lưới các Chi nhánh dày đặc với hơn 2.300 Chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, gần 979 Ngân hàng đại lý tại 113 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Hà Nội, NHNo&PTNT Việt Nam đã có hàng trăm Chi nhánh lớn nhỏ, Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An là một trong những đơn vị đó.

Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An trước đây mang tên là Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng (hay gọi là Chi nhánh Láng Thượng) phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Chi nhánh Láng Thượng là Chi nhánh cấp 2 loại 4, có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2008, theo Quyết định số 150/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/2/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng

Thượng được điều chỉnh từ phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Và sau này được đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An là Chi nhánh cấp 1 loại 2, theo Quyết định số 1463/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 03/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.

Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An với các hoạt động chủ yếu: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các thành phần kinh tế.

- Cho vay đồng tài trợ, cho vay ủy thác theo các chương trình đầu tư của chính phủ.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, tài trợ thương mại, bảo lãnh, tái bảo lãnh.

- Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối.

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ ATM, Mobile banking, visa card, master card...

- ...

Đồng thời với việc hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào công tác truyền bá thương hiệu AGRIBANK, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới hiện đại có chất lượng cao như ATM, Mobile banking, Visa card...coi đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển với phương châm: “Agribank - Mangphồn thịnh đến với khách hàng”. Những cố gắng vượt bậc của cán bộ công nhân viên Chi nhánh đã được khách hàng ghi nhận và hợp tác cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Qua nhiều lần thay đổi địa điểm giao dịch đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Tràng An có Trụ sở chính đặt tại số 99, phố Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và ba phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của Chi nhánh. Ba phó Giám đốc trong đó một phó Giám đốc chịu trách nhiệm về kinh doanh, một phó Giám đốc chịu trách nhiệm về kế toán và một phó Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các phòng giao dịch trực thuộc. Ba phó Giám đốc có nhiệm vụ điều hành, phân công công việc theo trách nhiệm của mình. Đồng thời giúp Giám đốc đề ra các hoạt động kinh doanh phù hợp với từng tình hình cụ thể.

Phòng Kế hoạch kinh doanh: Đây là phòng có vai trò rất quan trọng trong việc cho vay tạo thu nhập, cũng như nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc ra các quyết định kinh doanh chiến lược của Ngân hàng:

Phòng kế hoạch kinh doanh chia ra làm 2 bộ phận chính Bộ phận kế hoạch:

- Nghiên cứu và đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn và điều hoà vốn kinh doanh. - Làm đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý thông tin tín dụng.

Bộ phận tín dụng: thực hiện cho vay, thu hồi nợ, thu lãi để đảm bảo nguồn vốn đã đầu tư - đó là nguồn mang lại lợi nhuận chính cho Ngân hàng.

Phòng kế toán và ngân quỹ:

Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng pháp luật. Đồng thời cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các tổ chức kinh kế. Đặc biệt là đưa ra những thông tin, số liệu để tham mưu cho Ban giám đốc có những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời nhằm thực hiện tốt các mục tiêu mà Chi nhánh đề ra.

Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ thu chi tiền mặt cho các hoạt động tại Chi nhánh, đáp ứng nhu cầu chi trả, cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng. Quản lý và sử dụng các thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định chung.

Phòng Kinh doanh Ngoại hối: chia thành 2 bộ phận chính:

Bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện chức năng kinh doanh, mua bán ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, mở L/C, chuyển tiền nước ngoài cho các cá nhân và các Doanh nghiệp.

Bộ phận Marketing và thẻ: Thực hiện các công việc quảng bá thương hiệu, cung cấp các loại thẻ cho khách hàng.

Phòng Hành chính và nhân sự: thực hiện 2 chức năng chính là: Hành chính và tổ chức cán bộ.

Bộ phận Hành chính: Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác văn thư, lưu giữ, quản lí hồ sơ cán bộ theo quy định. Lưu giữ các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNN.

Bộ phận Tổ chức cán bộ thực hiện công tác tổ chức cán bộ trong toàn Chi nhánh.

- Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, thường trực công tác, thi đua, khen thưởng, xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị.

- Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh và tổ chức sắp xếp nhân sự cho phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh từng thời kỳ.

- Tổ chức liên hệ các khóa đào tạo cán bộ, đề cử cán bộ đi học, tập huấn...

- Đảm bảo các chế độ cho cán bộ như: trả lương theo quy định, các khoản thưởng, phạt, các chế độ bảo hiểm.

Ngoài ra, phòng hành chính còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc chỉ định.

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, độ chính xác của báo cáo tài chính và việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và ngành ngân hàng.

- Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước nước đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.

Đồng thời báo cáo và đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục lên Giám đốc Chi nhánh.

Phòng giao dịch: Hiện tại Chi nhánh Tràng An có 03 Phòng giao dịch trực thuộc. Mỗi Phòng giao dịch của Chi nhánh Tràng An có 9 nhân viên. Các Phòng giao dịch này thực hiện chức năng thu hút nguồn vốn thông qua kênh: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế... đồng thời thực hiện hoạt động cho vay, bảo lãnh và nhiều hoạt động khác.

Mối quan hệ giữa các phòng ban:

Trong một cơ cấu tổ chức hoạt động hết sức chặt chẽ, hợp lí cùng sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc nên hoạt động của các phòng ban hết sức có hiệu quả. Thể hiện rõ được mối quan hệ tốt giữa các phòng là: thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Sự thống nhất trong mọi hoạt động luôn được cá c cán bộ,

công nhân viên trong Chi nhánh đặt lên hàng đầu. Bởi chính sự thống nhất ấy làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn. Giữa các phòng ban trong Chi nhánh luôn có sự tương hỗ lẫn nhau trong từng nghiệp vụ. Điều này được thể hiện rõ trong từng hoạt động của Chi nhánh.

Ban giám đốc có điều hành tốt mọi hoạt động của Chi nhánh hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ này. Hay nói cách khác, hoạt động của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Một mối quan hệ tốt sẽ hình thành nên dây chuyền phối hợp hoạt động tốt. Nhưng với mặt xấu thì Ban giám đốc cũng mất rất nhiều thời gian vào công tác chỉ đạo. Thực tế hiện nay ở Việt Nam cảnh “ mặc ai nấy làm “ đang diễn ra ở các doanh nghiệp. Nhưng tại Chi nhánh Tràng An đã đảm bảo tốt mối quan hệ ở mức cao nhất. Điều này đã lý giải được tại sao Chi nhánh chỉ mới thành lập, lại hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng Chi nhánh Tràng An đã nhanh chóng tạo ra được uy tín tốt đối với khách hàng, hoạt động ngày càng có hiệu quả.

2.1.1.3. Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An

Ra đời trong môi trường kinh tế có nhiều biến động, phức tạp nên Chi nhánh đã gặp không ít khó khăn. Với mục đích đặt ra từ khi đi vào hoạt động là: Kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao nhưng phải đảm bảo ổn định cho nền kinh tế, duy trì và nâng cao thương hiệu của hệ thống nói chung và của Chi nhánh nói riêng. Do đó Chi nhánh luôn tìm tòi những phương thức hoạt động mới phù hợp cho từng thời kì. Đồng thời Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với các cán bộ nhân viên đang tìm mọi cách để mở rộng và tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.. Bởi đây là điều quyết định đến sự sống còn không chỉ của cả Chi nhánh mà còn cả hệ thống. Để hoàn thành tốt mục tiêu đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên của Chi

Tổng số % Tổng số % Tổng số %

nhánh đã không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ của mình. Trong quá trình phát triển của Chi nhánh, nhiều bộ phận đã không ngừng đổi mới. Trước hết phải nói đến bộ phận tín dụng. Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh Tràng An đã luôn triển khai kịp thời và thực hiện nhất quán các văn bản mới như: Các nghị định, thông tư của chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNo&PTNT Việt Nam. . . Đồng thời, Chi nhánh Tràng An đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ tín dụng. Với những cố gắng không ngừng đó, hàng năm Chi nhánh Tràng An đã thu hút được hàng ngàn tỉ đồng nguồn vốn và dư nợ tăng đáng kể.

Tiếp đến là bộ phận kế toán. Bất kì một doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động thì hoạt động kế toán luôn được sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo. Các kế toán viên tại Chi nhánh Tràng An đã từng bước nâng cao và mở rộng nghiệp vụ của mình. Nếu trước đây tại Chi nhánh kế toán còn phải làm thủ công thì đến nay hệ thống máy tính nối mạng đã phần nào giúp đỡ họ trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của kế toán sẽ giảm đi mà đòi hỏi ở người kế toán phải có sự hiểu biết rộng hơn.

Bên cạnh đó công tác tổ chức nhân sự cũng có sự thay đổi. Khi mới thành lập, Chi nhánh chỉ có 10 người với trình độ đại học và dưới đại học. Đến nay, Chi nhánh có 79 người với trình độ đại học và trên đại học.

Với sự nỗ lực hết mình của cả Ban giám đốc lẫn cán bộ công nhân viên đã làm cho Chi nhánh Tràng An ngày càng phát triển. Những kết quả đạt được trong các năm qua đã khẳng định được điều đó.

2.1.2.Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn Tràng An trong 3 năm 2009 - 2010 -2011

Một phần của tài liệu 1386 thực trạng và giải pháp xử lí nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tràng an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w