Việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bằng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng được trích từ lợi nhuận hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chưa thanh toán được để ổn định tình hình tài chính.
60
Thứ tư, có sự phối hợp với Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để thu hồi nợ.
Hiện tại với sự giúp đỡ của Tòa án nhân dân, Chi nhánh Tràng An đã khởi kiện những khách hàng cố tình chây ỳ trong việc trả nợ Ngân hàng, điển hình là khách hàng Nguyễn Huy Hoàng, Kiều Thị Bích Hồng. Đây là những khách hàng trốn tránh trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng. Vì vậy bằng việc khởi kiện những khách hàng này, Ngân hàng mới có khả năng thu hồi được khoản nợ của mình.
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU Ở CHI NHÁNH NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÀNG AN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÀNG AN
Bảng 2.8: Tình hình chung về nợ xấu của Chi nhánh Tràng An qua các năm
Nhìn chung, Diễn biến của nợ xấu tại Chi nhán h Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An đã có những chuyển biến tích cực, giảm mạnh về cả số lượng và tỷ trọng, từ 14% năm 2010 xuống còn 2% năm 2011.
Cụ thể: tổng dư nợ năm 2009 là 238 tỷ đồng. Sang năm 2010 tổng dư nợ đạt 319 tỷ tăng 81% so với năm 2009. Tuy nhiên năm 2010 tại Chi nhánh đã phát sinh 45 tỷ đồng nợ quá hạn (chiếm 14%/Tổng dư nợ). Mặc dù tăng trưởng tín dụng nhưng nợ quá hạn cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2010. Để xảy ra nợ quá hạn cao như vậy là do một số nguyên nhân sau:
- Chi nhánh tăng thêm mạng lưới (mở thêm Phòng giao dịch trực thuộc) nên công tác tín dụng được mở rộng ra các đối tượng khách hàng nhưng cán bộ làm công tác tín dụng tại các phòng giao dịch chưa thật sự quan tâm đến khách hàng. Do đó có nhiều khách hàng khi làm hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh có kết quả kinh doanh rất tốt, đảm bảo được tài chính để trả nợ ngân hàng nhưng chỉ một thời gian sau do khách quan khách hàng làm ăn thua lỗ nhưng các cán bộ tín dụng không nắm bắt được tình hình để xử lý khoản vay đó.
- Do chính sách thắt chặt tín dụng đối với một số lĩnh vực của NHNo &PTNT Việt Nam nên những tháng cuối năm 2010, Chi nhánh không thể sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay, đồng thời các khoản nợ cũ chưa thể thu hồi được cũng làm tăng nợ quá hạn tại chi nhánh.
- Việc phân loại khách hàng cũng chưa được Chi nhánh quan tâm. Hơn nữa cơ chế và tiêu chuẩn đánh giá của NHNo&PTNT Việt Nam còn chưa sát với thực tế, còn quá đơn gián để phân loại mức độ rủi ro của khách hàng.
Đến năm 2011 tổng dư nợ của Chi nhánh đã tăng lên 578 tỷ đồng (tăng 81%) so với năm 2010 nhưng nợ xấu của Chi nhánh Tràng An đã giảm 72% so với năm 2010 (chỉ còn chiếm 2% trên tổng dư nợ). Nguyên nhân chính của vấn đề này là do:
- Với phương châm đầu tư mới phải đi đôi với việc an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng nên Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo: thường xuyên bám sát, chăm sóc, phân loại khách hàng để có chính sách đầu tư, chính sách ưu tiên trong tín dụng phù hợp. Đồng thời để nắm bắt được các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách nhanh nhất, từ đó có các biện pháp phòng ngừa tốt nhất các khoản vay, tránh mất vốn của Chi nhánh.
- Mở rộng tín dụng đối với khách hàng tốt, ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có loại hình kinh doanh đa năng, các khách hàng có quan hệ vay, trả sòng phẳng, các khách hàng có tiền gửi, dịch vụ, thanh toán, Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. Các khách hàng là hộ gia đình kinh doanh có hiệu quả cũng được Chi nhánh chú ý để chăm sóc.
- Công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đã xử lý rủi ro được Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Chi nhánh thực hiện có hiệu quả bằng các biện pháp như: Lập tổ xử lý nợ, phân loại khách hàng và giao khách hàng đến từng nhóm, tổ và từng cán bộ; thường xuyên nắm bắt các thông tin và tìm các biện pháp để xử lý các tình huống một cách có hiệu quả.