Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu 1386 thực trạng và giải pháp xử lí nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tràng an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 70)

2.1.2.1. Công tác huy động vốn

Là Chi nhánh được hình thành trong bối cảnh kinh tế vô cùng khó

khăn, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động xương sống, hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất thì việc mở rộng quy mô và chất lượng nguồn vốn huy động đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc đầu tiên là phải thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi nơi. Nguồn vốn

mà Chi nhánh NHNo & PTNT Tràng An hiện nay huy động được chủ yếu là

tiền gửi tiết kiệm của nhân dân, các tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán của các

cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các loại trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền

gửi. Qua các số liệu sau đây chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Tràng An

0 6 8 3

Ngoại tệ (quy VNĐ) 53 4.41 94 13.7

□ VNĐ

□ Ngoại tệ (quy VND)

Tông dư nợ Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh năm238 319 578

2009 là 1.203 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2010, do tác động của cơ chế thắt chặt huy động vốn từ các tổ chức tài chính - tín dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức này, nguồn vốn của Chi nhánh giảm đi đáng kể. Cụ thể, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 518 tỷ đồng tương đương 43%. Bước sang năm 2011 tổng nguồn vốn lên tới 1.076 tỷ đồng, tương đương tăng lên 57 % so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ độ tín nhiệm của Chi nhánh đối với khách hàng đã tăng lên, đồng thời các dịch vụ của Ngân hàng cũng đã được nâng cao.

Để đạt được kết quả nêu trên ngoài sự quan tâm của Ban giám đốc Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp thành công như:

Chú trọng huy động vốn từ dân cư với lãi suất ổn định và đã đưa ra các hình thức tiếp thị, khuyến mại hấp dẫn. Triển khai nghiêm túc các đợt huy động vốn do NHNo Việt Nam chỉ đạo như: Huy động tiết kiệm VNĐ đảm bảo theo vàng, tiết kiệm VND đảm bảo bằng USD, tiền gửi bảo đảm lãi suất linh hoạt,...

Bên cạnh đó, phong cách giao dịch được khách hàng đánh giá cao tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho các khách hàng đến giao dịch.

Một yếu tố không nhỏ góp phần vào thành công chung của Chi nhánh đó là công nghệ thông tin. Chi nhánh đã nhanh chóng triển khai các ứng dụng công nghệ mới trên IPCAS để phục vụ các khách hàng hiện tại và thu hút được nhiều khách hàng mới.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Với phương thức hoạt động là đi vay để cho vay nên các Ngân hàng khi đã huy động được vốn thì phải sử dụng vốn, tức là bỏ vốn vào đầu tư hoặc cho vay để đầu tư. Ngày nay việc đi vay đã khó nhưng việc giải ngân được số vốn đã đi vay đó lại càng khó khăn hơn do sự cạnh tranh khốc liệt của các

NHTM nước ngoài. Tuy nhiên, Chi nhánh Tràng An đã hoạt động rất tốt. Mặc dù số vốn Chi nhánh huy động hàng năm đều tăng nhưng Chi nhánh vẫn không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Tràng An

TD ngắn hạn 222 284 461

TD trung dài hạn 16 35 117

2. Phân theo loại tiền

VND 220 256 433

dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Chi nhánh đã thận trọng trong việc mở rộng tín dụng. Năm 2009 Chi nhánh tập trung mở rộng tín dụng vào các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đối với các khách hàng lớn, Chi nhánh chỉ tập trung vào các lĩnh vực có độ rủi ro thấp, các Doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh. Vì vậy dư nợ tại Chi nhánh luôn tăng lên từng năm.

Cụ thể: tổng dư nợ năm 2009 là 238 tỷ đồng. Sang năm 2010 tổng dư nợ đạt 319 tỷ tăng 81% so với năm 2009, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 62 tỷ đồng (tương đương 28%), dư nợ trung và dài hạn tăng 19 tỷ đồng (tương đương tăng 119%). Đến năm 2011 tổng dư nợ của Chi nhánh đã tăng lên 578 tỷ đồng (tăng 81%) so với năm 2010.

về cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền: Dư nợ ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ do Chi nhánh được nâng cấp lên từ Chi nhánh cấp 2 hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như khách hàng xuất nhập khẩu chưa có, nếu có chỉ là phát sinh mua bán ngoại tệ từ lãi tiền gửi ngoại tệ của dân cư; bởi vậy, dư nợ, doanh số thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ qua các năm chủ yếu khách hàng mới thu hút.

Một kết quả đáng mừng là song song với tốc độ tăng của nguồn vốn thì dư nợ tín dụng cũng tăng lên với tỷ lệ nợ xấu là khá thấp, giảm 72% so với năm 2010 (chỉ còn chiếm 2% trên tổng dư nợ).

2.1.2.3. Công tác khác

Ngoài việc huy động và cho vay, Chi nhánh Tràng An còn thực hiện các hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế. Đối với dịch vụ thanh toán trong nước đã có sự cải thiện đáng kể thông qua việc nâng cấp chương trình thanh toán giúp cho tốc độ thanh toán nhanh, an toàn. Ngân hàng đã triển khai một hệ thống máy ATM rộng khắp, số lượng thẻ chỉ tính riêng năm 2011 phát hành là 2846 thẻ, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với những dịch vụ tiện lợi, hiện đại. Bên cạnh dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán trong quốc tế là một trong các dịch vụ mũi nhọn của Ngân hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của khách hàng.

Công tác thanh toán: Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp, công tác thanh toán ngày càng phức tạp và đòi hỏi khẩn trương hơn. Chi nhánh đã chú trọng tổ chức tốt công tác thanh toán, nâng cao phong cách giao tiếp, thực hiện triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác và an toàn, việc giao dịch một cửa ngày càng ổn định và thuận lợi hơn nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng.

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Công tác Tiền tệ kho quỹ: Đã được tổ chức tốt, luôn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, thu chi kịp thời đúng quy định. Chấp hành nghiêm túc định mức tồn quỹ đúng quy định. Trong thu chi tiền mặt, chi nhánh Tràng An đã trả lại nhiều món tiền thừa cho khách hàng, trong đó món cao nhất là 50.000.000 VND cho công ty thực phẩm miền Bắc. Quản lý tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá.

Tuy vậy trong những mặt đã đạt được vẫn còn tồn tại những điểm tối như việc tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế chưa theo kịp được các Ngân hàng thương mại khác. Bên cạnh đó, năm 2011, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tuy có giảm so với năm 2010 vẫn ở mức cao, đặt ra yêu cầu phải phân tích rõ tình hình nợ xấu cũng như có hệ thống quản trị nợ xấu hiệu quả nhằm tăng chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tràng An.

2.2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÀNG AN

Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, với tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70% tổng dư nợ. Chi nhánh Tràng An là một bộ phận trong mạng lưới các Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cũng với mục đích cho vay ưu đãi đối với hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Tuy nhiên với đặc thù là Chi nhánh có trụ sở tại Hà Nội nên tín dụng tại Chi nhánh Tràng An tập trung vào các đối tượng khác như Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, đầu tư và kinh doanh thương mại...

2.2.1. Phân loại nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An

Đầu tiên chúng ta xem xét tình hình phân loại các nhóm nợ tại Chi nhánh Tràng An giai đoạn 2009-2011

Bảng 2.3: Phân loại các nhóm nợ tại Chi nhánh Tràng An

8^ % %

Nợ cần chú ý 23.

7 %10,0 44.6 %14,0 197 % 3,4

Nợ dưới tiêu chuẩn 6 7 2,6 % 34. 6 10,8 % 07 0,1 % Nợ nghi ngờ 6 9 % 2,9 7 0 % 0,1 17 % 0,3 Nợ có khả năng mất vốn 2 9 1,2 % 9 9 3,1 % 107 1,9 % Tổng nợ xấu 15. 9 9 44. 13 Tỷ lệ nợ xấu 6,68% 14,08% 2,25%

Tổng nợ xấu 15 9 44.9 3" 1 Cá nhân ĨĨ. 6- 73 % 10 7 24 % 14 ĨĨ %" Công ty cổ phần 0 T 2% 37^ 8% Ĩ ĨĨ I0 ( % Công ty TNHH L 3^ 8% Ĩ8 Ã" 40 % 8 T^ 65 %

Doanh nghiệp nhà nước 0^^ 0% 10" 22 %

0 0%

Doanh nghiệp tư nhân 2

7 17% 25 6% 8" Ẽ 1'% 1-

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Chi nhánh Tràng An năm 2009- 2010-2011)

Năm 2011, cùng với sự gia tăng của nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn cũng được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó là chất lượng của các khoản nợ luôn được đảm bảo. Với tỷ lệ nợ xấu hai năm 2009, 2010 luôn đạt mức cao trên 5%, tuy nhiên năm 2011 tỷ lệ này đã được hạ từ 14.08% trong năm 2010 xuống còn 2.25%, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân ngành 5%, thể hiện nỗ lực lớn của Chi nhánh trong việc thu hồi các khoản nợ xấu.

51

2.2.1.1. Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế

Bảng 2.4: Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế

Biểu đồ 2.2: Nợ xấu theo Thành phần kinh tế của Chi nhánh Tràng An

Năm 2009, năm thứ hai chuyển từ cấp II sang cấp I, trước đó Chi nhánh tập trung cho vay vào lĩnh vực cá nhân, tổng dư nợ xấu thành phần kinh tế này là 11.6 tỷ đồng chiếm 73% trên tổng nợ xấu. Nợ xấu của các thành phần kinh tế khác là khá thấp, và bằng 0 như đối với Doanh nghiệp nhà nước. Song bước sang năm 2010, Chi nhánh mở rộng đối tượng cho vay tạo ra một cơ cấu hợp lý nhằm góp phần làm tăng độ phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên

Tổng dư nợ 238 319 578"

Nợ xấu 159" ÃÃ

N

13"

cùng với việc mở rộng tín dụng, bên cạnh đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nợ xấu tại Chi nhánh tăng lên một cách đột ngột. Đóng góp vào phần dư nợ xấu lên tới 44.9 tỷ đồng là khoản vay 10 tỷ đồng của Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân - Công ty con của Vinashin. Dư nợ của Cái Lân sau đó được cơ cấu, chuyển về Nợ nhóm 2, các Tổ chức tín dụng được loại trừ ra khỏi nợ xấu của mình. Vì vậy bước sang năm 2011, nợ xấu của Doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không có trên Bảng cân đối của Chi nhánh mà tập trung vào Công ty TNHH, nợ xấu chiếm 65% tổng dư nợ xấu. Tuy nhiên việc tiết chế tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2.25% như vậy vẫn ở mức có thể chấp nhận được.

Các khoản nợ của cá nhân, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân ở Ngân hàng không chiếm tỷ trọng cao cả về dư nợ lẫn tỷ lệ nợ xấu. Chứng tỏ Ngân hàng không chú trọng lắm đến việc mở rộng các khoản cho vay với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên Ngân hàng cũng nên xem xét để khai thác tiềm năng từ thành phần kinh tế này và cần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để luôn hạn chế rủi ro và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

2.2.1.2. Nợ xấu phân theo nguyên nhân

Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Đối với nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng có thể nhận biết và hạn chế nó chứ không thể loại bỏ nó được. Đối với nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân Ngân hàng thì Ngân hàng chủ động có thể dùng các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro, tuy nhiên việc làm này là rất khó khăn.

Để xem xét nguyên nhân gây ra nợ xấu đối với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tràng An ta theo dõi qua bảng số liệu chi tiết sau.

Bảng 2.5: Nợ xấu phân theo nguyên nhân

2. Do nguyên nhân khách quan 15.7" 44.65 12.55 Tỷ trọng trong tổng nợ xấu 98,7% 99,4% 99,6% Do thiên tai, cơ chế chính sách 3 4" 2

Do khách hàng vay vốn 9 37" 8

- Kinh doanh thua lỗ 6" 30" 5^ - Sử dụng vốn sai mục đích T 4

"

L 5 - Khách hàng vay cố ý lừa đảo 0" 0" 9

- Khách hàng bị phá sản 2 3 15

□ Do nguyên nhân chủ quan □Do nguyên nhân khách quan □Tong nợ xấu

Số tiền Tỷ trọng Số tiền

Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng nợ xấu 159 44.9 1

3"

Qua bảng 2.5, biểu đồ 2.3 và các số liệu trên ta thấy rằng nợ xấu chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Còn về nguyên nhân chủ quan đã được hạn chế đến mức tối đa do quy trình nghiệp vụ được chặt chẽ, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng ngày càng được nâng cao, ràng buộc chặt chẽ giữa nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Năm 2009 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 15.7 tỷ chiếm 98,7% tỷ trọng tổng nợ xấu. Năm 2010 nợ xấu do nguyên nhân khách quan là 44.65 tỷ đồng chiếm 99,4%. Năm 2011 chiếm 99,6% tổng nợ xấu. Nợ xấu do nguyên nhân từ phía khách hàng cũng đang có dấu hiệu giảm dần đặc biệt trong năm 2011 nếu xét về tỷ trọng thì nợ xấu do phía khách hàng đã giảm từ 37 tỷ năm 2010 xuống còn 8 tỷ trong năm 2011. Sở dĩ có kết quả như vậy là do Ngân hàng đã ngày càng nâng cao khâu thẩm định cũng như việc thực hiện các nguyên tắc cho vay và kiểm soát sau khi cho vay qua đó có những chuyển biến đáng kể.

Về phía khách hàng, thông thường khách hàng không trả được nợ là do ba nguyên nhân chính: kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích, và do cố ý lừa đảo. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu do khách hàng làm ăn thua lỗ ở mức cao lên tới 30 tỷ đồng, điều đó cũng phần nào phản ánh được tình hình khó khăn trong kinh doanh của nền kinh tế trong những năm gần đây. Như ta đã biết trong cơ chế thị trường ngày nay, các Doanh nghiệp ngoài việc phải cạnh tranh với nhau rất khốc liệt thì còn có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Do vậy, kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy Ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực am hiểu, cũng vì lý do kinh doanh gặp nhiều khó khăn mà có nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết trong Hợp đồng tín dụng.

Ngoài ra, nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân khách quan là do cơ chế

Một phần của tài liệu 1386 thực trạng và giải pháp xử lí nợ xấu tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tràng an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w