Các tiêu chí đánh giá sự tăng cường huyđộng vốn tiền gửicủa Ngânhàng

Một phần của tài liệu 1404 tăng cường huy động vốn tiền gửi tại NHTM CP công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 29 - 35)

mục đích có thu nhập. Do đó, NHTM đáp ứng các hình thức huy động vốn khác nhau, đi kèm là các loại sản phẩm tiện ích để người dân lựa chọn. Việc huy động VTG của NHTM chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi thỏa mãn được các đòi hỏi của người dân. Chính vì vậy, khi tiếp cận từng địa phương, NHTM cũng cần dựa vào thói quen, tập tục của từng địa phương để có các hình thức huy động hợp lý.

* Đối với các tổ chức, doanh nghiệp

Huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp phần lớn là tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi có kì hạn rất ngắn. Do đó, đối với khách hàng này, NHTM muốn đẩy mạnh hoạt động huy động VTG đòi hỏi phải gia tăng các dịch vụ tiện ích đi cùng các hoạt động thanh toán của doanh nghiệp.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự tăng cường huy động vốn tiền gửi củaNgân Ngân

hàng thương mại

1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

a) Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi

- Quy mô vốn tiền gửi

Quy mô VTG là khối lượng VTG mà NHTM huy động được trong khoảng thời gian nhất định. Từ quy mô VTG có thể biết được tỷ lệ VTG hiện tại trong tổng nguồn vốn của NHTM. Quy mô VTG phản ánh những nỗ lực của NHTM trong việc đảm bảo về mặt số lượng VTG huy động. Tuy nhiên, huy động VTG bao nhiêu thì phù hợp là bài toán kinh doanh của mỗi NHTM. Nếu quy mô VTG quá lớn, NHTM phải trả lãi đầy đủ cho khách hàng trong khi nguồn thu về lãi ít do không có khả năng cho vay hoặc đầu tư. Ngược lại, nếu VTG quá ít sẽ không đủ cho NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh, từ đó các NHTM phải huy động vốn từ các nguồn

khác có chi phí cao hơn mà tính ôn định không được đảm bảo. Vì vậy, các NHTM cần đưa ra các giải pháp huy động VTG hợp lý trong từng thời kỳ để mang lại kết quả huy động VTG tốt nhất cho NHTM.

- Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi huy động

rr,^. -FA ■> wrrr,.-, vốn tiền gửi năm (n) - vốn tiền gửinăm (n-1)

Toc độ tăng trưởng VTG =--- ,' " , . T --- - - -—-

Vốn tiền gửi năm (n-1) (1

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi phản ánh sự thay đôi về quy mô, khối lượng vốn tiền gửi của NHTM qua các thời kỳ. Trong đó, tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi là dương và được xác định rõ mục tiêu của từng năm theo kế hoạch sẵn có tại NHTM. Tốc độ tăng trưởng VTG đạt kết quả càng cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động của NHTM ngày càng ôn định và có hiệu quả, NHTM có thể lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn vào kinh doanh phù hợp nhằm đạt kết quả cao và gia tăng lợi nhuận cho NHTM. Ngược lại, NHTM đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng, thể hiện việc thực hiện kế hoạch huy động VTG chưa hiệu quả.

b) Cơ cấu vốn tiền gửi

Cơ cấu VTG được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ trọng của từng nguồn tiền gửi hoặc nhóm tiền gửi huy động so với tông nguồn VTG dựa trên phân loại nguồn VTG theo từng tiêu thức.

Công thức tính

._________, „ ττrr~ . . . _ Quy mô VTG loại (í)

Tỷ trọng của VTG loại ĩj = — '; " √ /ɔʌ

■ ii TongVTG (2)

Một NHTM có chất lượng huy động VTG tốt sẽ có nguồn vốn ôn định và cơ cấu vốn cân đối, luôn chủ động trong kinh doanh, tránh tình trạng khó khăn về

thanh khoản trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Trong phân tích cơ cấu VTG huy động, các loại cơ cấu thường được sử dụng là:

- Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng VTG huy động bằng các loại tiền khác nhau trên tông VTG của NHTM. Trong đó, tiền gửi là VNĐ thường chiếm tỷ trọng cao trong tông VTG, có tính ôn định cao vì không chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái. Tiền gửi là ngoại tệ bao gồm các đồng ngoại tệ mạnh như: USD, GBP, JPY.

EUR,... Việc huy động VTG bằng ngoại tệ liên quan đến rủi ro về tỷ giá nên các NHTM cần phải căn cứ vào nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng cũng như khả năng đảm bảo vốn thanh toán của NHTM bằng ngoại tệ để quyết định có huy động VTG bằng ngoại tệ hay không hoặc có huy động thì lượng huy động là bao nhiêu để tránh rủi ro, lãng phí,...

- Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng VTG theo đối tượng huy động gồm: tiền gửi dân cư là nguồn VTG thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi của NHTM do lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào; tiền gửi của các tổ chức thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và tồn tại chủ yếu dưới dạng tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Do vậy ngân hàng chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí thấp để sử dụng nguồn VTG này. Mỗi nguồn VTG có những thuận lợi và khó khăn riêng trong quá trình huy động cũng như sử dụng. Việc xác định cơ cấu VTG theo đối tượng giúp NHTM xác định được mức độ tập trung vào từng loại khách hàng. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ đưa ra kế hoạch trong việc huy động VTG cho các kỳ tiếp theo.

- Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng VTG huy động theo các kỳ hạn khác nhau trên tổng nguồn VTG của NHTM. Đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn, chi phí thấp hơn nhưng tính ổn định của nguồn vốn không cao. Việc sử dụng nguồn VTG ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn có thể mang lại lợi nhuận lớn nhưng mức rủi ro rất cao. Do đó,

ngoài việc sử dụng nguồn tiền gửi ngắn hạn để cho vay ngắn hạn và đáp ứng nhu cầu

thanh toán của khách hàng, NHTM chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định nguồn tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Ngược lại, các nguồn VTG trung và dài hạn có tính

ổn định cao nhưng chi phí huy động lớn. Việc huy động quá nhiều tiền gửi trung và dài

hạn sẽ đặt NHTM trước những áp lực chi phí và trả nợ trong tương lai.

c) Chi phí huy động vốn tiền gửi

Chi phí huy động vốn tiền gửi là toàn bộ các khoản chi phí ngân hàng phải bỏ ra để huy động được vốn tiền gửi bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi.

Công thức tính:

Chi phí huy động VTG = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi (3)

Chi phí trả lãi là số tiền mà NHTM phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền mà khách hàng gửi tại tài khoản ngân hàng, với các loại tiền, đối tượng, kỳ hạn khác nhau thì số tiền trả lãi khác nhau. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí huy động VTG của NHTM. Chi phí này được coi là hợp lý khi nó vừa đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng. Chi phí phi lãi bao gồm rất nhiều loại như: chi phí nhân viên, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí cho marketing, chi phí trang thiết bị sử dụng trong quá trình giao dịch,... Việc xác định chi phí huy động VTG là công việc phức tạp và khó khăn, từ việc xác định rõ tổng chi phí có thể có kế hoạch phân bổ các chi phí ở tỷ lệ hợp lý, đồng thời chủ động trong việc tăng cường huy động vốn tiền gửi.

Hoạt động huy động VTG được đánh giá trên phương diện chi phí khi:

- NHTM huy động được nguồn vốn với chi phí thấp để sử dụng, giảm chi phí đầu vào. Điều này được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất chi phí huy động VTG, công thức tính:

TV, .1-: 1-... .1.^.____» _ Chi phí huy động VTG

Tỷ suât chi phí huy động VTG = -÷—~c' ..—

∙7 1 J . & Tổng VTG huy động

(4)

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa chi phí huy động VTG trên tổng nguồn VTG của khách hàng vào NHTM. Để huy động được 100 đồng VTG, ngân hàng sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy hoạt động huy động VTG của NHTM càng có hiệu quả.

- Chi phí huy động VTG tác động đến thu nhập của việc sử dụng vốn huy động, vì vậy các NHTM luôn tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của VTG huy động phản ánh 100 đồng VTG sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, công thức tính:

Khả năng sinh lời của VTG huy động = Tổng VTG huy độngLợi nhuận sau thuế (5)

d) Mối quan hệ tương quan giữa vốn tiền gửi huy động và sử dụng vốn

Vốn huy động tiền gửi phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Hoạt động cơ bản của ngân hàng là đi vay rồi tiến hành cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giữa hai khoản tiền đó. Vì vậy nguồn vốn huy động có mối quan hệ mật thiết với nhu cầu sử dụng vốn. Quy mô huy động vốn sẽ tác động trực tiếp đến doanh số cho vay, tác động đến quyết định đầu tư của ngân hàng. Nếu lượng vốn huy động tiền gửi không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong kỳ sẽ khiến ngân hàng bỏ lỡ những cơ hội đầu tư hoặc ngân hàng sẽ phải đi vay với một mức lãi suất cao để bù đắp vào khoản thiếu hụt đó, như thế sẽ khiến doanh thu ngân hàng giảm sút. Nếu nguồn huy động tiền gửi vượt quá nhu cầu sử dụng vốn thì lại dẫn đến hiện tượng dư thừa vốn tức là xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, huy động mà không cho vay được. Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương ứng với nguồn huy động, chứngtỏ vốn huy động đã được sử dụng hiệu quả và công tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công. Chính vì lẽ đó các ngân hàng không chỉ tìm cách huy động vốn cho ngân hàng mà còn phải tính toán sao cho hợp lý với nhu cầu sử dụng vốn. Một số chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa VTG và sử dụng vốn có thể kể đến như sau:

- Hệ số sử dụng VTG trong kỳ:

.í „ , , , Dư nợ cho vay bình quân

Hệ so sử dụng VTG trong kỳ =---∙'"^ ^--- SΛ∖

' ' & & - VTG huy động (6)

Hệ số này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động tiền gửi của ngân hàng, cho biết với một đồng tiền gửi huy động được ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng. Tỷ

lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng đang gặp vấn đề trong việc cho vay vốn. Thông thường các ngân hàng cố gắng cho vay tối đa nguồn vốn huy động được và cố gắng duy trì tỷ lệ này tiến gần đến 1.

- Hệ số sử dụng VTG ngắn hạn:

Hệ số sử dụng VTG ngắn hạn = Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân

VTG huy động ngắn hạn (7)

- Hế số sử dụng VTG trung, dài hạn:

ττ^ Ấ ■> , , .Λ. , Dư nợ cho vay trung,dai hạn bình quân

Hệ so sử dụng VTG trung dài hạn = —≡÷7—' --- -—— ----

VTG huy động trung và dài hạn

Hai chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn VTG huy động được thì tỷ trọng VTG huy động được để dùng cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn là bao nhiêu. Theo nguyên tắc thì các ngân hàng sẽ lấy vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay ngắn hạn, còn vốn huy động trung, dài hạn để tiến hành cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, trong thực tế các khoản vay thường là trung và dài hạn trong khi khoản huy động được nhiều nhất lại là các khoản tiền ngắn hạn. Trước tình hình đó, các NHTM có thể linh hoạt chuyển đổi kỳ hạn tức là dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay trung và dài hạn. Điều này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, tuy nhiên nếu không tính toán một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý ngân hàng sẽ phải đối mặt với những vấn đề về tính thanh khoản.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định tính

a) Mạng lưới huy động vốn tiền gửi

Để tiếp tục phát triển và thu hút được nhiều khách hàng hơn thì việc mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM hiện nay được cho là cần thiết. Những NHTM có quy mô nhỏ, mạng lưới còn hạn chế sẽ gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh trên thị trường. NHTM có mạng lưới càng rộng thì càng khó có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn. Các ngân hàng ở trung tâm thành phố, khu đông dân cư thường có khả năng huy động VTG cao. Mặt khác, mở rộng mạng lưới huy động VTG ra vùng ven đô, nông thôn, miền núi sẽ tạo mạng lưới rộng khắp, tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch cũng như ngân hàng thu hút VTG.

b) Sự đa dạng các hình thức huy động vốn tiền gửi

- Số lượng các công cụ huy động: Mỗi NHTM áp dụng một hệ thống các công cụ huy động VTG khác nhau, số lượng các công cụ này phản ánh khả năng cạnh

tranh, năng lực của mỗi ngân hàng. Những ngân hàng có hoạt động kinh

doanh đa

dạng, phong phú về gói sản phẩm, trình độ cán bộ nhân viên cao, năng lực

quản lý

hàng. NHTM đạt được cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền, đối tượng khách hàng mong muốn để đáp ứng tối đa các nhu cầu sử dụng vốn.

c) Mức độ hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là việc khách hàng căn cứ vào những hiểu biết của mình đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá một cách chủ quan. Đây là một dạng cảm giác về tâm lý, sau khi nhu cầu của khách hàng thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở những trải nghiệm, đặc biệt được tích lũy qua quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng sẽ có sự so sánh giữa kỳ vọng và hiện thực, từ đó đánh giá mức độ hài lòng hay không hài lòng. Nếu lợi ích thực tế đạt được như kỳ vọng, khách hàng sẽ hài lòng và ngược lại. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng, thì sẽ có hiện tượng hài lòng cao hoặc vượt quá mong đợi. Đối với các NHTM, mức độ hài lòng của khách hàng được đánh giá qua các yếu tố sau:

- Sự tin cậy: đánh giá thông qua khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ đúng giờ, chính xác và uy tín. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc tác nghiệp

và tôn

trọng các cam kết, giữ đúng lời hứa với khách hàng.

- Hiệu quả phục vụ: đánh giá khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý khiếu nại hiệu quả, sẵn sang hỗ trợ khách hàng.

- Sự đảm bảo: đánh giá thông qua sự tin tưởng, khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp trong phục vụ, nhân viên có chuyên môn giỏi, phong thái chuẩn

mực, giao tiếp tốt.

- Tính hữu hình: đánh giá thông qua cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn, phần mềm và hệ thống thông tin liên lạc

của NHTM.

Một phần của tài liệu 1404 tăng cường huy động vốn tiền gửi tại NHTM CP công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 29 - 35)