Tổ chức lập báo cáo tài chính, báo cáo kếtoán quản trị

Một phần của tài liệu 1418 tổ chức công tác kế toán tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 50)

a. Lập báo cáo tài chính

Khái niệm BCTC:

Báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán và các quy định của pháp luật liên quan để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của tổ chức tín dụng. Hệ

thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Cũng giống như doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cũng có báo cáo tài chính vào mỗi cuối kỳ kế toán.

Báo cáo tài chính là các báo cáo mà kế toán cung cấp thông tin tài sản, nguồn vốn hay nợ phải trả đồng thời phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Báo cáo tài chính của ngân hàng được tiêu chuẩn hóa theo nguyên tắc, chuẩn mực trên phạm vi quốc tế. Các báo cáo tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Thông tin mà BCTC cung cấp bao gồm:

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng và chiếm phần lớn trong báo cáo thường

niên của ngân hàng thương mại. Thông qua báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại, ta có thể thấy rõ vai trò của nó như sau:

- Trình bày một cách tổng quát nhất, phản ánh rõ tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình tài chính của NHTM bằng những con số thực tế mà kế toán tổng

hợp trong

kỳ.

- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin, số liệu cụ thể để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, thực trạng tài chính, kinh tế giúp cho việc kiểm

tra, giám sát

và sử dụng vốn của ngân hàng, đánh giá khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động.

- Giúp ban quản trị ngân hàng, các đối tượng kinh doanh có những thông tin cần thiết phục vụ trong quá trình nhìn nhận, đánh giá và ra quyết định chiến lược.

- Báo cáo tài chính là các số liệu thực tế, những chỉ tiêu thực trạng. Đây sẽ là căn cứ, tiền đề, là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu đánh giá khác trong ngân hàng.

- Báo cáo tài chính của ngân hàng là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát triển về quản lý, điều hành ngân hàng. Đồng thời là cơ sở để

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tại một thời điểm nhất định, nên các con số ghi trên bảng cân đối phản ánh số dư tại một thời điểm chứ không phải doanh số hoạt

động của một thời kỳ. Đây là đặc điểm quan trọng cần chú ý trong phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và ngân hàng nói riêng.

Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng đối xứng của hai vế và luôn bằng nhau, nghĩa là nó luôn bảo đảm cân bằng sau đây:

Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

+ Tài sản của ngân hàng chủ yếu gồm các khoản cho vay và đầu tư vào giấy tờ có giá.

+ Nợ phải trả gồm các khoản huy động vốn và đi vay của ngân hàng.

+ Vốn chủ sở hữu: thông thường đây là khoản vốn góp của các cổ đông và không được hoàn trả trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh. Báo cáo này thể hiện phần lãi lỗ và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Ở phần lãi lỗ, kế toán phản ánh các khoản thu và chi chính của ngân hàng thương mại.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản thu chi trong kỳ liên quan đến các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Báo cáo này trình

bày dòng tiền đã sinh ra bằng cách nào và ngân hàng thương mại sử dụng chúng như thế nào trong kỳ vừa rồi.

NHTM mà còn là công cụ quan trọng để hoạch định ngân sách, kế hoạch tiền mặt trong tương lai của ngân hàng.

Thuyết minh báo cáo tài chính.

Bản báo cáo này trình bày, giải thích thêm những nội dung cụ thể về tình hình tài chính của ngân hàng. Đây là bộ phận gắn liền với báo cáo tài chính để hỗ trợ cho các loại báo cáo còn lại chặt chẽ, rõ ràng hơn.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh đặc biệt. Vì vậy mà báo cáo

tài chính của ngân hàng thương mại cũng có nét đặc trưng riêng phản ánh hình tình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

(Nguyễn Ngọc Quang (2010), Kế toán quản trị Ngân hàng, NXB Đại học Kinh

tế Quốc dân)

b. Báo cáo kế toán quản trị

• Khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề

về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của Ngân hàng; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của NHTM, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá NHTM đó.

Thông tin mà kế toán quản trị cần nắm bắt bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

Bản chất của thông tin trong kế toán quản trị là thông tin quản lý, không phải thông tin tài chính đơn thuần. Trước khi tập hợp thông tin kế toán quản trị phải biết rõ mục đích của thông tin đó.

quyết định chiến lược kinh doanh. Cán bộ kế toán

quản trị ngày nay không còn đơn thuần làm công việc đo, đếm. Các kỹ năng tài chính

của người làm kế toán quản trị có được từ kinh nghiệm và đào tạo đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động của Ngân hàng. Người làm kế toán quản trị ngày nay

Những tiến bộ trong hàng chục năm qua đã làm cho những nhà kế toán quản trị có thể trở thành một phần trong đội ngũ nhà quản lý làm gia tăng giá trị của tổ chức.

• Kế toán quản trị của Ngân hàng thương mại Phân loại chi phí tại NHTM

Nội dung chính là xác định chi phí chứ không phải là hạch toán thật chính xác

vì các số liệu chỉ phục vụ mục tiêu nội bộ, không có tính pháp lý. Các thông tin chi phí này được phép sử dụng linh hoạt hơn thông thường.

Để phục vụ cho mục đích quản trị chi phí tại các Ngân hàng, chi phí được chia

thành nhiều loại theo nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Sau đây là một số cac cách phân loại chi phí trong kế toán quản trị Chi phí theo đầu vào của sản xuất, kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi trả lãi gửi tiết kiệm, chi trả lãi tiền vay, chi

trả lãi phát hành trái phiếu, chi nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại, các loại lệ phí hoa hồng, chi về kinh doanh các loại vàng bạc đá quý. Ngoài ra ngân hàng còn các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động.

Chi nộp thuế: Sau khi kinh doanh thu lời (lợi nhuận lớn hơn chi phí), các NHTM còn phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cụ thể, họ phải nộp thuế lợi tức, thuế môn bài và các loại thuế khác. Các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng nước ngoài thì phải nộp thuế lợi tức. Các khoản thuế khác do ngân hàng trung ương thực hiện.

Chi phí quản lý: Là các khoản phí đảm bảo các hoạt động của bộ máy ngân hàng. Chi cho nhân viên bao gồm các khoản lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, bảo hiểm xã hội và công tác xã hội, các khoản chi khác. Khoản chi này tuy không lớn nhưng nó rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của từng ngân hàng. Các khoản chi phụ cấp, bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất

sản, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi về công cụ lao động nhỏ. Các khoản chi cho hoạt động quảng cáo cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng chi

phí. Chi phí này đang ngày càng trở nên quan trọng khi các ngân hàng đang cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với tổ chức tín dụng khác.

Để phục vụ tốt cho khách hàng, ngân hàng còn phải chi về giấy tờ, in ấn, vật liệu văn phòng...Các khoản chi phí của NHTM là rất đa dạng và phong phú. Việc xác

định các khoản chi, hạch toán chính xác kịp thời đầy đủ là một nhiệm vụ rất quan trọng của hạch toán kế toán ngân hàng. Đây là cơ sở để giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn đồng thời hỗ trợ việc quản lý chặt chẽ và các khoản chi phí trong kinh doanh, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết.

Lập kế hoạch

Khi xây dựng kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh trong NHTM, cần phải có sự kết hợp, so sánh, đối chứng giữa các đặc tính kinh doanh, tài liệu kế toán chi phí các năm trước liền kề, và yếu tố dự báo tình hình biến động trong tương lai.

Lập dự toán nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của NHTM, thiết lập các kế hoạch ngắn hạn, dự báo thu nhập, xây dựng kế hoạch đầu tư, triển khai kế hoạch đầu tư dòng

tiền, lập kế hoạch nhân sự, lập dự toán tổng thể. Dự toán là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị các cấp so sánh, đối chiếu, tìm ra giải pháp điều chỉnh nhằm dẫn dắt NH đạt được các mục tiêu đã lựa chọn.

Dự toán là một công cụ của các nhà quản lý, đòi hỏi họ phải biết thích ứng dự toán với từng nhu cầu riêng rẽ và với hoàn cảnh cụ thể của từng NH. Vì vậy, dự toán có rất nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, người ta có thể triển khai thực hiện kế hoạch theo loại nghiệp vụ, theo các loại nguồn lực khác nhau, theo hoạt động, theo các trung

tâm trách nhiệm, theo quá trình, ... • Tổ chức thực hiện chi phí

đề cốt lõi, xuyên suốt quá trình quản trị chi phí. Muốn đạt được điều đó, các NHTM cần phải có hệ thống thông tin tin cậy, liên tục, phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình sử dụng chi phí của các bộ phận, từng công đoạn, ... bằng hệ thống báo cáo KTQT. Những thông tin này giúp cho nhà quản trị có cơ sở vững chắc, tin cậy để phân tích, tìm ra mối liên hệ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu chi phí. Từ đó có các quyết định kịp thời, chính xác để điều chỉnh, đưa hoạt động kinh doanh của NHTM đạt được mục tiêu.

Muốn tổ chức tốt công tác thực hiện chi phí thì ngân hàng phải tổ chức KTQT

như sau:

Thứ nhất, Tổ chức hệ thống thông tin KTQT: Việc xây dựng quy trình thu thập, xử lý luân chuyển, lưu trữ các thông tin kế toán phải phù hợp với từng điều kiện

cụ thể của từng đơn vị. Tổ chức KTQT chi phí phải thiết kế được hệ thống mẫu biểu để thu thập thông tin quá khứ và thông tin tương lai, phân tích, tổng hợp, lập hệ thống

báo cáo,.. .nhằm cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị. Có thể sử dụng

các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê để thu thập và xử lý, cung cấp thông tin cho

KTQT chi phí.

Thứ hai, Tổ chức hệ thống TK KTQT: KTQT chi phí có thể tổ chức hệ thống TK riêng, quy trình ghi chép phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu của nhà quản trị về cung cấp thông tin. Cũng có thể KTQT chi phí sử dụng hệ thống TK KTTC lập chi tiết TK cấp 2, 3, 4,.

Thứ ba, Tổ chức hệ thống sổ KTQT: KTQT chi phí có thể thiết kế hệ thống sổ

kế toán riêng, cũng có thể dựa vào hệ thống sổ của KTTC và bổ sung một số chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu quản trị.

Thứ tư, Tổ chức hệ thống báo cáo quản trị: Hệ thống báo cáo quản trị chi phí là sản phẩm của công tác KTQT chi phí để phục vụ cho công tác quản trị.

+ Các chỉ tiêu trong báo cáo KTQT phải được thiết kế với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và BCTC nhưng có thể thay thế yêu cầu quản lý của các cấp.

Hệ thống báo cáo quản trị bao gồm:

+ Báo cáo tình hình thực hiện: Báo cáo doanh thu. Báo cáo chi tiết doanh thu hoàn thành; Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động; Báo cáo chi tiết cho vay khách hàng ....;

• Ghi chép, tổng hợp chi phí thực hiện

* Ghi chép, tổng hợp và xử lý thông tin từ tài liệu của kế toán tài chính để sử dụng

cho kế toán quản trị:

- Tổ chức hạch toán ban đầu để phục vụ cho kế toán quản trị:

Tổ chức hạch toán ban đầu là công việc thu thập thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Ngân hàng, đồng thời tổ chức luân chuyển chứng từ để phục vụ công tác kế toán. Việc tổ chức hạch toán ban đầu để phục vụ cho công tác kế toán quản trị thực hiện theo quy định sau:

+ Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Ngân hàng.

+ Cụ thể hóa và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán

đã được quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ Ngân hàng. + Sử dụng các chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành kinh doanh

của Ngân hàng (Bảng kê dư nợ; Quyết định điều động lao động; Quyết định điều động (di chuyển) tài sản; Biên bản điều tra tình hình kinh doanh,...) để kế toán quản trị khối lượng sản phẩm (công việc), thời gian lao động, lập kế hoạch.

+ Được thiết kế và sử dụng các chứng từ nội bộ dùng cho kế toán quản trị mà không có quy định của Nhà nước (Bảng tính phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý Ngân hàng,.); được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tin nhanh, kịp thời qua Email, Fax và các phương tiện thông tin khác.

mô hình kế toán cách biệt, tuy nhiên sử dụng cách này khá tốn kém và thường thích hợp với các Ngân hàng có quy mô lớn. Thứ hai, theo mô hình tổ chức kế toán kết hợp, kế toán tài chính và kế toán quản trị cùng sử dụng chung một hệ thống tài khoản,

tùy theo mức độ của thông tin để Ngân hàng thiết kế hệ thống tài khoản kế toán phù hợp, vừa để đảm bảo phân loại thông tin để lên báo cáo tài chính theo luật định, đồng

thời cung cấp thông tin chi tiết phục vụ cho nhu cầu quản trị. Xây dựng hệ thống tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị được thực hiện như sau:

+ Ngân hàng căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho Ngân hàng để chi tiết hóa theo các cấp (cấp 2,3,4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong Ngân hàng. Sử dụng các tài khoản để tách biệt các chi phí khả biến và bất biến.

Việc chi tiết hóa các cấp tài khoản kế toán dựa trên các yêu cầu sau:

► Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị của từng cấp quản

lý;

► Các tài khoản có mối quan hệ với nhau cần đảm bảo tính thống nhất về ký hiệu, cấp độ,... (Ví dụ: TK 2111, 3011, 5211...);

► Việc chi tiết hóa tài khoản không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của tài khoản.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà Ngân hàng thiết kế chi tiết hóa các tài khoản kế toán cho phù hợp.

- Tổ chức kế toán phục vụ cho kế toán quản trị:

Thiết lập hệ thống sổ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị được thực hiện

Một phần của tài liệu 1418 tổ chức công tác kế toán tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w